(ANTV) - Hạn hán năm 2023 ở vùng Sừng châu Phi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Kenya. Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc, 4,4 triệu người bị ảnh hưởng bởi "tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính và khoảng 1,1 triệu phụ nữ và trẻ em phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính". Các nhà nghiên cứu y tế cộng đồng ở Kenya và các nhà khoa học máy tính từ Đại học California đang phát triển một công cụ AI được cung cấp dữ liệu về mùa màng, thời tiết và sức khỏe trong nhiều thập kỷ để tạo ra một thuật toán có thể cảnh báo cộng đồng về tình trạng thiếu lương thực tiềm ẩn.
Bà Esther Mulu và gia đình đông đúc của bà không còn xa lạ với tình trạng thiếu lương thực do mất mùa. Người phụ nữ 69 tuổi này cùng 7 người con và 25 đứa cháu của bà đều dựa vào trang trại nhỏ của bà ở quận Kitui để kiếm thức ăn. Theo Quỹ nghiên cứu và y tế châu Phi (AMREF), đây là một trong sáu quận có lượng mưa ít hơn các vùng khác ở Kenya.
Mulu cho biết bà không có nguồn thu nhập nào khác và trước đây bà phải dựa vào các khoản quyên góp thực phẩm, nhưng không phải lúc nào cũng có. Mulu lo lắng rằng gia đình bà đang phải đối mặt với hạn hán và giờ đây họ chỉ được ăn một bữa mỗi ngày, thường là cháo.
Bà ESTHER MULU – Nông dân Kenya cho biết: “Hiện giờ chúng tôi đang phải đối mặt với hạn hán và không biết phải tìm kiếm thức ăn ở đâu. Trước đây, chúng tôi từng nhận được viện trợ lương thực nhưng giờ thì không còn nữa. Bây giờ chúng tôi sẽ ăn cháo vào buổi sáng và sẽ có một bữa tối đầy đủ hơn vào tối hôm sau.”
Hiện tại, các nhà nghiên cứu từ Đại học California, với sự hỗ trợ của Microsoft, đang phát triển một công cụ AI nhằm mục đích giúp các cộng đồng chuẩn bị cho tình trạng mất mùa và ngăn ngừa các trường hợp suy dinh dưỡng.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mô hình thời tiết chi tiết và hình ảnh vệ tinh của NASA cho thấy thảm thực vật và hồ sơ sức khỏe lâm sàng trong mười năm qua để tạo ra các mô hình tính toán có thể dự đoán các khu vực mất an ninh lương thực. Theo AMREF, công cụ này đã được thử nghiệm tại Kenya từ tháng 2 năm ngoái và kết quả cho thấy dự đoán của nó chính xác trong vòng 3 -6 tháng mặc dù số liệu về điều này vẫn chưa có.
Ông SAMUEL MBURU – Trưởng ban chuyển đổi số, Quỹ nghiên cứu và y tế châu Phi cho biết: “Chúng tôi đã xem xét dữ liệu lịch sử trong 10 năm qua, từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau và giúp xác định số lượng ca bệnh, cho đến tận cấp quận nhằm phân bổ nguồn lực trước thời hạn, để can thiệp cho trẻ em dưới năm tuổi, giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng mà các em cần, đặc biệt là tại các cơ sở y tế của chúng tôi."
Ban đầu, trọng tâm của mô hình này là nhằm khảo sát sáu quận phía bắc và phía đông dễ bị hạn hán, nhưng hiện tại AMREF cho biết mô hình của họ hiện đã bao phủ toàn bộ đất nước. Trong tương lai, AMREF hy vọng sẽ cung cấp thông tin thu thập được ở cấp cộng đồng mà họ hy vọng sẽ chính xác hơn.
Ông SAMUEL MBURU – Trưởng ban chuyển đổi số, Quỹ nghiên cứu và y tế châu Phi chia sẻ: “Chúng tôi hiện có khả năng thu thập rất nhiều dữ liệu và sử dụng chúng cũng như mang lại giá trị. Nếu chúng tôi có thể huy động nhiều nguồn lực hơn, chúng tôi có thể chỉ ra nhu cầu trước thời hạn. Chúng tôi đã nhận được sự tài trợ hào phóng từ Microsoft nhưng rõ ràng là chi phí sẽ ảnh hưởng đến việc tận dụng trí tuệ nhân tạo, chẳng hạn như những gì chúng tôi đang thực hiện."
Mô hình AI này được kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng mất an ninh lương thực tại Kenya trong tương lai. Tuy nhiên, trước mắt, công cụ sẽ giúp chính quyền và người dân nắm được thông tin để chuẩn bị cơ sở và huy động nguồn lực trước. Điều đó có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, đặc biệt là những trường hợp trẻ em bị suy dinh dưỡng.
(ANTV) - Bộ Y tế chỉ đạo xử nghiêm việc lợi dụng dịch cúm tăng giá thuốc; Đề xuất bổ sung sân bay Gia Bình vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không; 20 địa phương chọn ngoại ngữ là môn thi thứ ba... là những chính sách mới sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
(ANTV) - Hà Nội: Truy tố ổ nhóm đòi nợ khủng bố núp bóng doanh nghiệp; Triệt xóa đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền bằng hình thức đầu tư chứng khoán; Quảng Trị: Bắt đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 4 tỷ đồng; Khởi tố, bắt tạm giam nữ phó chủ tịch xã ở Bắc Kạn; Lâm Đồng: Bắt nhóm đối tượng vận chuyển khoảng 1 kg ma túy liên tỉnh -là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz cảnh báo, nước này sẽ nối lại chiến tranh ở Gaza nếu Hamas không thực thiện thỏa thuận ngừng bắn và phóng thích các con tin vào ngày 15/2.
(ANTV) - Đảng Tự do dân tuý cực hữu của Áo đã chấm dứt nỗ lực thành lập chính phủ liên minh với Đảng Nhân dân Áo (OVP). Thông báo này được đưa ra sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng và đánh dấu lần thứ hai các cuộc đàm phán liên minh thất bại kể từ cuộc bầu cử tháng 9/2024.
(ANTV) - Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) đã ban hành cảnh báo dịch tễ học do nguy cơ bùng phát bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng ở châu Mỹ cùng với việc một loại huyết thanh xuất hiện trở lại liên quan đến các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng.
(ANTV) - Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và áp lực từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ngày càng gia tăng áp lực lên các thành viên châu Âu và Canada để tăng cường chi tiêu quốc phòng. Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte đã đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ, thúc giục các quốc gia đạt mục tiêu chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng "trước mùa Hè" năm nay.
(ANTV) - Kể từ ngày 14/2, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với những Quy định mới về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực. Thời gian qua, đây là quy định đang thu hút nhiều sự chú ý, theo dõi của hàng triệu phụ huynh, và học sinh cả nước. Bởi thực tế trong vài năm trở lại đây, nhu cầu dạy thêm, học thêm hiện rất lớn. Song đây là hoạt động phức tạp, cả ở trong và ngoài nhà trường. Vì vậy việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 29 nhằm thắt chặt quản lý trong công tác này, được đông đảo ý kiến cư dân mạng (CDM) kỳ vọng về sự tác động tích cực mà Thông tư sẽ mang lại cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
(ANTV) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay hầu hết người dân trên thế giới đang hít thở không khí không an toàn. Theo báo cáo của WHO, khoảng 99% dân số toàn cầu tiếp xúc với không khí không đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của tổ chức này, tại một số thời điểm.
(ANTV) - Hành vi đi ngược chiều một trong những hành vi nguy hiểm gây mất an toàn giao thông. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi hành vi này lại xảy ra trên các tuyến cao tốc. Tuy nhiên thời gian vừa qua môt số lái xe đã ngang nhiên đi ngược chiều trên cao tốc. Lực lượng CSGT đã xử lý như thế nào đối với những vi phạm này? Làm sao để ngăn chặn hành vi vi phạm khi đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính lái xe và người tham gia giao thông?