
(ANTV) - Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Singapore cũng từng phải đau đầu vì lượng rác thải khổng lồ. Tuy nhiên, với những chính sách, giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý rác thải mà “quốc đảo sư tử” đã giải quyết được bài toán khó này, trở thành “thương hiệu quốc gia sạch sẽ hàng đầu thế giới”. Trong lĩnh vực thời trang, các doanh nghiệp, tổ chức tại Singapore cũng có những sáng kiến tái chế quần áo cũ hiệu quả, giảm lượng rác thải dệt may ra môi trường.
Chỉ trong chưa đầy nửa tiếng, những nhân viên của công ty tái chế LifeLine Clothing đã chất đầy 12 bao tải lớn với quần áo, giày dép, đồ bông và phụ kiện chỉ từ một chiếc thùng màu vàng đặt trước Ủy ban Nhà ở khu Hougang. Mỗi ngày, một đội nhân viên có thể thu gom từ 18 đến 20 chiếc thùng như thế này, tức khoảng 2 tấn hàng dệt may mà người dân vứt bỏ.
Kể từ tháng 7 năm ngoái, những thùng rác màu vàng đựng đồ dệt may tái chế đã mọc lên khắp Singapore, tính đến cuối năm ngoái là khoảng 200 thùng. Đây là sáng kiến của công ty tái chế LifeLine Clothing hợp tác cùng tổ chức Cloop chuyên tái chế và trao đổi quần áo cũ.
Bà Jasmine Tuan, nhà đồng sáng lập Tổ chức Cloop tái chế và trao đổi quần áo cũ cho biết: Đây chính là những chiếc thùng rác tái chế còn thiếu ở Singapore. Những năm qua chúng ta đã có thùng rác thường, thùng màu xanh phân loại rác thải nhưng chỉ có 4 loại là giấy, đồ nhựa, thủy tinh và kim loại. Thế nhưng quần áo, đồ dệt may thì không được thu gom riêng. Tất nhiên, quần áo còn tốt có thể quyên góp cho các tổ chức từ thiện, nhưng họ thường xuyên bị quá tải. Còn quần áo sờn rách nữa, chúng sẽ đi đâu?
Đồ dệt may cũ sẽ được thu gom, đóng gói chuyển tới cơ sở tái chế do LifeLine Clothing điều hành ở Port Klang, Malaysia. Tại đây, tất cả được phân loại thủ công thành hơn 500 loại, phục vụ cho 3 mục đích chính - tái sử dụng, tái chế (downcycling) và nâng cấp (upcycling).
Ước tính, khoảng 55% số hàng dệt may, chủ yếu là quần áo còn tốt, giày dép, túi xách, gấu bông có thể tân trang và bán lại ở các chợ đồ cũ. 20% được tái chế thành sợi để sản xuất các sản phẩm mới như thảm, găng tay hoặc trở thành vải lau, vật liệu gia cố trong công nghiệp.
Ông Dale Warren, Tổng Giám đốc điều hành LifeLine Clothing cho biết: Những vật liệu cuối cùng còn lại không thể tái sử dụng hay tái chế sẽ được tập hợp chuyển tới các nhà máy để đốt lấy năng lượng và phần bã tận dụng trong sản xuất xi-măng. Nhờ đó, không có gì phải đưa tới các bãi chôn lấp.
Giáo sư Hu Xiao, Giám đốc Trung tâm Hóa học và Vật liệu môi trường – Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cho biết thêm: Không giống như giấy hay thủy tinh, hàng dệt may vốn không được thiết kế để tái chế. Hiện nay về cơ bản có thể tái chế chúng thành sợi viscose, nhựa PET, keo dán hay kết hợp với các vật liệu khác để sản xuất gạch ốp lát, thậm chí sản phẩm điện tử. Tuy nhiên những quy trình này không hề đơn giản.
Trong năm 2021, thị trường Singapore đã tạo ra 189.000 tấn rác thải dệt may. Chỉ 4% trong số này, tương đương 7.000 tấn, được tái chế và hầu hết sau đó được xuất khẩu. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều quốc gia đã cấm nhập khẩu rác thải.
Trong bối cảnh đó, hệ thống thùng rác màu vàng ở Singapore được kỳ vọng có thể góp phần thúc đẩy đáng kể tỷ lệ tái chế hàng dệt may tại nước này. LifeLine Clothing tin tưởng trong năm nay, các thùng rác vàng có thể thu gom tới 40 tấn hàng dệt không còn sử dụng mỗi tuần, tức khoảng 2.080 tấn mỗi năm.
Theo ông Dale Warren, Tổng Giám đốc điều hành LifeLine Clothing: Chúng tôi cố gắng sử dụng lại các chất liệu, đưa trở lại dây chuyền dệt may, nhưng việc tái chế cũng có giới hạn. Thời trang vốn là 1 trong những ngành gây hại nhất đến môi trường. Quan trọng nhất là chúng ta cần giảm tiêu thụ đồ dệt may, thiết kế lại hay tái sử dụng chúng nhiều nhất và lâu nhất có thể.
Người dân Singapore khi gom quần áo và đồ dùng dệt may đã cũ, hỏng đến các thùng rác tái chế cũng sẽ nhận được điểm trên ứng dụng SusGain, có thể hoàn tiền tại nhiều cửa hàng và cửa hàng trực tuyến.
Sáng kiến thùng rác vàng đang nhận được nhiều đánh giá tích cực của người dân và Chính phủ Singapore, do đó các nhà sáng lập đang nỗ lực để nhân rộng chúng trên khắp “đảo quốc sư tử”./.
(ANTV) - Rà soát bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm chức năng; Bộ Y tế đề xuất tăng thời gian nghỉ thai sản; Nghiêm cấm mua bán ngoại tệ trái phép... là những chính sách mới sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
(ANTV) - Để thể chế hóa quan điểm của Đảng, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đã đặt ra việc sửa đổi Bộ luật Hình sự là yêu cầu cấp thiết, khách quan.
(ANTV) - Trước tình trạng chồng lấn, xung đột quy hoạch, quy hoạch “treo”…nhiều đại biểu đề xuất cần một "nhạc trưởng" có nhiều kinh nghiệm, có tầm nhìn để kết nối, tích hợp các quy hoạch.
(ANTV) - Ngày 28/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia tổ chức Tọa đàm “Xử lý và phân tích dữ liệu - động lực cho chuyển đổi số quốc gia”. Với mong muốn kết nối và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành công nghiệp dữ liệu của Việt Nam, nâng cao nhận thức và kiến thức chuyên sâu về phân tích xử lý dữ liệu cho các hội viên, doanh nghiệp và cộng đồng, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ dữ liệu hiện đại trong phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
(ANTV) - Ngày 28/5, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra Tuyên bố Chủ tịch về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 sau hai ngày họp dưới sự chủ trì của Malaysia. Hội nghị Cấp cao do Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim, chủ trì và được triệu tập theo Hiến chương ASEAN.
(ANTV) - 02 cơ sở kinh doanh thuốc tây hoạt động không phép và có gần 5.000 sản phẩm với 100 loại thuốc tây đều không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, xử lý.
(ANTV) - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.
(ANTV) - Một cảnh báo chấn động vừa được công bố bởi Tổ chức Giám sát Internet của Anh: Chỉ trong vòng một tháng, hơn 20.000 hình ảnh xâm hại trẻ em được tạo ra bằng công nghệ AI đã xuất hiện trên một diễn đàn dark web (được hiểu là diễn đàn không thể truy cập bằng những cách thông thường mà phải sử dụng các phần mềm chuyên biệt).
(ANTV) - Liên tiếp những vụ sản xuất hàng giả: từ sữa, thực phẩm, mỹ phẩm bị phanh phui mới đây khiến người tiêu dùng hoang mang trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.
(ANTV) - Từ sáng ngày 28/5, Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (bảo vật Quốc gia Ấn Độ) được cung rước từ chùa Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh về chùa Chuông, Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Hoạt động cung rước tôn trí Xá Lợi Đức Phật tại Chùa Chuông là sự kiện tôn giáo có tính chất, quy mô lớn từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh, tập trung đông đại biểu, nhân dân, tín đồ phật tử trong và ngoài tỉnh tham dự, chiêm bái trong 02 ngày 28 - 29/5/2025.