Chủ Nhật, 15/06/2025 19:21 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO 41

(ANTV) - Trong khuôn khổ Khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris, Pháp, Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2021-2025 với số phiếu 163/178, tương đương với 92%, xếp thứ 6/27 quốc gia trúng cử. 

Đây là lần thứ 5 Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO, khẳng định vai trò, uy tín của Việt Nam tại UNESCO nói riêng và trên trường quốc tế nói chung, qua đó góp phần thực hiện thành công Nghị quyết lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Theo ông Mai Phan Dũng, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ trưởng vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, thuộc Bộ Ngoại giao, đồng thời là trưởng phái đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41, việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng chấp hành thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế, là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Việt Nam trong quan hệ với UNESCO. Đây là kết quả của đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của Việt Nam, đồng thời là kết quả của quá trình triển khai bài bản và đồng bộ kế hoạch ứng cử trong những năm vừa qua.

Việc trở thành thành viên Hội đồng chấp hành là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện “trách nhiệm kép” trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, tận dụng các ý tưởng, sáng kiến của UNESCO phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước một cách bền vững, đồng bộ và toàn diện. Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp thực chất vào các vấn đề quốc tế mà UNESCO đang quan tâm thúc đẩy.

Việt Nam đã từng là thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 1978-1983, 2001-2005, 2009-2013 và nhiệm kỳ 2015-2019. Trong nhiệm kỳ 2021-2025 này, Việt Nam sẽ đóng góp một cách chủ động, tích cực hơn trong các chương trình, định hướng lớn của UNESCO trên 5 lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thông tin truyền thông.

Hội đồng Chấp hành gồm 58 thành viên, là cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO, chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và ngân sách của Tổ chức, bỏ phiếu chọn ứng cử viên Tổng Giám đốc UNESCO để Đại hội đồng UNESCO thông qua.

Tọa đàm “Chuyển đổi số và các hình thức hoạt động trực tuyến các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội”

Chiều 19/11 tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Chuyển đổi số và các hình thức hoạt động trực tuyến các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội”. Buổi tọa đàm có sự tham dự của các đại biểu Quốc hội, đại diện một số cơ quan của Quốc hội, các chuyên gia công nghệ thông tin.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận về một số kết quả thực tế trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, đặc biệt là tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa 15 vừa qua.

Nhiều ý kiến khẳng định, việc áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào các hoạt động của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đã và đang được triển khai một cách có hiệu quả, như việc họp trực tuyến, biểu quyết trực tuyến, hệ thống dữ liệu điện tử, các phần mềm để đại biểu Quốc hội sử dụng, đã mang lại nhiều lợi ích, tạo sự thuận lợi, tiết kiệm, hiệu quả.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, lãnh đạo các tập đoàn công nghệ thông tin lớn của Việt Nam cũng đã đưa ra những ý kiến về một số vấn đề cần tháo gỡ, những thách thức và các bài học kinh nghiệm; từ đó đề xuất các giải pháp về mặt pháp lý, phương thức thực hiện và giải pháp công nghệ, những bước đi chuyển đổi số trong hoạt động của Quốc hội, góp phần xây dựng Quốc hội điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Trung Quốc tăng cường các biện pháp ứng phó với bão Wutip

Trung Quốc tăng cường các biện pháp ứng phó với bão Wutip

Thế giới 15/06/2025

(ANTV) - Các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã họp ngày 14/6 để đưa ra biện pháp phòng ngừa và ứng phó với bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1), cơn bão đầu tiên trong năm nay, với dự báo sẽ gây ra mưa lớn và gió mạnh tại khu vực phía Nam nước này.

Điện Kremlin thông báo nội dung điện đàm thượng đỉnh Nga - Mỹ

Điện Kremlin thông báo nội dung điện đàm thượng đỉnh Nga - Mỹ

Thế giới 15/06/2025

(ANTV) - Theo thông báo từ Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ vào ngày 14/6. Kênh RT dẫn lời Trợ lý Tổng thống Nga, ông Yuri Ushakov, cho biết cuộc điện đàm giữa nguyên thủ hai nước là “có ý nghĩa, thẳng thắn, và quan trọng nhất là rất hữu ích”.

Cảnh báo mạo danh Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ

Cảnh báo mạo danh Mặt trận Tổ quốc để huy động ủng hộ

Pháp luật 15/06/2025

(ANTV) - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát đi thông tin cảnh báo về việc mạo danh, lợi dụng danh nghĩa của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động sự ủng hộ từ các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước trên các nền tảng mạng xã hội.

Mùa mưa, bão năm 2025 có điều gì bất thường?

Mùa mưa, bão năm 2025 có điều gì bất thường?

Xã hội 15/06/2025

(ANTV) - Những ngày vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến cơn bão Wutip, hay còn gọi là bão số 1 với quỹ đạo khác thường, chưa từng có tiền lệ, gây mưa lũ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng tại khu vực miền Trung. Thực tế này cho thấy ngày càng có những bất thường trong hướng di chuyển của các cơn bão dưới tác động của biến đổi khí hậu.

 Tiềm ẩn rủi ro khi trí tuệ nhân tạo (AI) không được kiểm soát

Tiềm ẩn rủi ro khi trí tuệ nhân tạo (AI) không được kiểm soát

Xã hội 15/06/2025

(ANTV) - Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo - AI phục vụ trong công việc đang ngày càng phổ biến, hầu như lĩnh vực nào AI cũng hỗ trợ được. Tuy nhiên, nếu sử dụng các AI thiếu kiểm soát, còn gọi là Shadow AI, có thể bị đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân. Đặc biệt là các công cụ AI đang phát triển trong các tổ chức, doanh nghiệp. Không được giám sát, không có cơ chế kiểm duyệt, Shadow AI đang âm thầm tạo ra những lỗ hổng nguy hiểm về an ninh mạng và nhiều rủi ro cho người dùng.

Xem thêm