Thứ Năm, 25/04/2024 08:54 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng vừa cấp bách, vừa lâu dài

(ANTV) - Sáng 8/12, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng”. 

Chủ trì Hội thảo có Đại tướng, GS.TS. Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Phan Đình Trạc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thiếu tướng, TS. Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; PGS.TS. Phạm Minh Tuấn, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Dự buổi Hội thảo có các đồng chí trong Đảng uỷ Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, nguyên lãnh đạo Bộ Công an cùng các nhà khoa học, tướng lĩnh, sỹ quan từ các đơn vị cơ sở đào tạo trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu Hà Nội đến 63 điểm cầu của Công an tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia - dân tộc là chủ trương chiến lược, nhất quán của Đảng và Nhà nước trong mọi thời kỳ.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhìn nhận, không gian mạng giờ đã thành “không gian chiến lược mới”, “vùng lãnh thổ đặc biệt” gắn chặt với chủ quyền đất liền, biển, đảo, trên không và vũ trụ. Do đó, chủ quyền trên không gian mạng là một bộ phận quan trọng của chủ quyền quốc gia và bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia - dân tộc.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá, thời gian qua, cùng với cả hệ thống chính trị, lực lượng Công an nhân dân luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, giữ vai trò trọng yếu trong bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Trình bày đề dẫn hội thảo, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Minh Tuấn cho rằng, vấn đề chủ quyền quốc gia trên không gian mạng ở Việt Nam những năm gần là vấn đề khá mới và đặt ra nhiều thách thức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý đất nước. Đây cũng là đề tài của nhiều công trình nghiên cứu, chủ đề của các Hội thảo khoa học ở các cấp độ khác nhau, trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt là của ngành Công an. Hội thảo làm rõ hơn những khía cạnh của vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, góp phần xây dựng không gian mạng an toàn ở Việt Nam; là cơ sở quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước và bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tại Hội thảo các đại biểu đã tập trung tham luận làm rõ hơn nội hàm của khái niệm "chủ quyền quốc gia trên không gian mạng", mối liên hệ biện chứng giữa "không gian mạng" và "chủ quyền quốc gia"; vấn đề an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng; dự báo nguy cơ gia tăng bất đồng, tranh chấp, thậm chí là xung đột giữa các quốc gia trong áp dụng chủ quyền không gian mạng.

Bên cạnh đó, đánh giá từ nhiều góc độ thực trạng hoạt động của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng ở nước ta trong những năm qua. Những kết quả, kinh nghiệm cũng như hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bật cập trong hoạt động này. Những yêu cầu mới đặt ra về quản lý, bảo vệ lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc trên không gian mạng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các văn kiện khác của Đảng. Yêu cầu, định hướng và các giải pháp tổng thể và các giải pháp cụ thể nhằm bảo bảo vệ vững chắc và hiệu quả chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Nghiên cứu các ý kiến tham luận, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, an ninh trên không gian mạng là lĩnh vực hoàn toàn mới, phức tạp và nhạy cảm. Để công tác này đạt hiệu quả cao, sau Hội thảo này, Bộ Công an cần có tổng kết, xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức với công tác bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Từ đó, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân để triển khai, áp dụng kế hoạch vào thực tiễn. Đặc biệt, Trưởng ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh, đội ngũ nhân lực chuyên trách, nòng cốt về lĩnh vực này phải giỏi về chuyên môn, chuyên nghiệp và có bản lĩnh vững vàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao đứng thứ hai trong các loại tội phạm nguy hiểm nhất, sau tội phạm khủng bố và 90% tội phạm truyền thống đã chuyển sang môi trường mạng hoặc có sử dụng các thiết bị công nghệ cao. Do đó, vấn đề phát triển và làm chủ không gian mạng đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các chủ trương đều khẳng định an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài.

Thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị lực lượng Công an cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng nhấn mạnh đến việc hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Bộ Công an với các bộ, ban, ngành, địa phương trong bảo đảm an ninh mạng. Tổ chức phổ biến, tập huấn để nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ an ninh mạng cho các tổ chức, cá nhân, cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách quản lý và vận hành hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Nhân dịp này, Ban tổ chức đã giới thiệu với các đại biểu tham gia Hội thảo những nội dung chủ đạo về cuốn sách “Chủ quyền không gian mạng: Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia” của Đại tướng, GS.TS. Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an soạn thảo, được Nhà Xuất bản CAND phát hành tháng 11/2021.

Tin mới nhất

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án bảo đảm an toàn Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là một trong những sự kiện chính trị rất quan trọng. Là đơn vị chủ công trong công tác PCCC và CNCH, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng các kế hoạch, thường xuyên luyện tập các phương án. Sẵn sàng lên đường xử lý các tình huống từ sớm, từ xa với mục tiêu cao nhất là bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm.

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Đã vớt được 3 thi thể thuyền viên bị chìm tàu

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Sáng nay (24/4), Cảng vụ Quảng Ngãi cho biết, đã vớt được thi thể 3 thuyền viên đi trên tàu kéo LA-06695 bị chìm cách đảo Lý Sơn 3-4 hải lý. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm những người mất tích còn lại.

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những bài học giá trị từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chính trị 24/04/2024

(ANTV) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trải qua 9 năm kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ từ 1945 - 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genève (21/7/1954), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời phải công nhận độc lập của Lào, Campuchia, và rút quân ra khỏi 3 nước Đông Dương. Những bài học quý mà chiến thắng Điện Biên Phủ để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Cũng trong sáng 24/4, Trường Đại học PCCC, Bộ Công an Việt Nam tiếp nhận và chuyển giao công nghệ máy bơm chữa cháy hiện đại do công ty Shibaura Nhật Bản trao tặng. Đây là một trong những hoạt động cụ thể hóa chương trình hợp tác trong lĩnh vực PCCC và CNCH giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

 Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin giới tính trên Căn cước

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Luật Căn cước 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo quy định của luật thì người chuyển giới được phép đổi thẻ căn cước mới từ ngày 01/7/2024. Quy định này nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng những người chuyển đổi giới.

Triệt xóa đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao

Triệt xóa đường dây đánh bạc sử dụng công nghệ cao

Pháp luật 24/04/2024

(ANTV) - 25 đối tượng cùng nhiều tang vật có liên quan đến hoạt động đánh bạc dưới hình thức số lô, số đề vừa bị lực lượng Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An bắt giữ. Theo cơ quan công an, đường dây này sử dụng công nghệ cao, hoạt động chủ yếu trên ứng dụng Telegram.

TikTok đối mặt với án phạt mới tại EU

TikTok đối mặt với án phạt mới tại EU

Thế giới 24/04/2024

(ANTV) - Ủy ban châu Âu (EC) mới đây thông báo, nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok của ByteDance, Trung Quốc sẽ có 24 giờ để cung cấp báo cáo đánh giá rủi ro của ứng dụng TikTok Lite, nếu không sẽ phải đối mặt với án phạt. Bên cạnh đó, EC cũng ra thời hạn chót đến ngày 3/5 để TikTok cung cấp thêm thông tin được yêu cầu.

Xem thêm