Thứ Tư, 24/04/2024 15:16 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Hiệp định Paris 1973 - dấu ấn tài năng ngoại giao Lê Đức Thọ

(ANTV) - Ngày 10/10 tới là kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ. Như chúng ta đã biết, cách đây 48 năm, vào ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam - một kỳ tích về ngại giao có được sau gần 5 năm đàm phán giữa đại diện 2 bên tham chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ. Nói về kết quả của Hiệp định Paris năm 1973, phải nói về sự đóng góp hết sức quan trọng của một tài năng ngoại giao, đó là đồng chí Lê Đức Thọ - một lãnh đạo cao cấp được Bác Hồ sáng suốt lựa chọn tham gia với tư cách là Cố vấn đặc biệt đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris.

Đồng chí Lê Đức Thọ trả lời Hàng thông tấn AP của Mỹ rằng: Hiệp định Paris về Việt Nam đã được ký kết 1 năm, đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại của nhân dân Việt Nam chúng tôi đã chiến đấu suốt 18 năm qua hết sức bền bỉ và anh dũng. Đó cũng là thắng lợi của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới và đó cũng là một đánh dấu thất bại rất nặng nề trong lịch sử xâm lược của đề quốc Mỹ từ trước đến nay. Hiệp định đã đã được ký kết và đã ghi rõ là Mỹ phải cam kết các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, nhân quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam.

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger đã chia sẻ trong hồi ký rằng: “Tôi đã có thể làm tốt hơn nếu như người đối diện bên bàn đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam không phải là ông Lê Đức Thọ”; “Ông lúc nào cũng tỏ ra rất bình tĩnh, thái độ bao giờ cũng không có điều gì chê trách được. Ông hoàn toàn biết ông muốn gì và phục vụ lý tưởng của ông một cách tận tụy và khéo léo”.

Đó là chia sẻ của Cựu Ngoại trưởng, Cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger trong hồi ký của mình khi nói về đồng chí Lê Đức Thọ - người đối đầu với Kissinger trong cuộc đàm phán kéo dài gần 5 năm tại Paris với 501 cuộc họp công khai và hơn 40 cuộc tiếp xúc bí mật giữa 2 bên.

Ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: Kissinger là một nhà ngoại giao lão luyện của Mỹ, ông ý là Tiến sỹ Luật học, giảng dạy trường ĐH Harvard, rất giàu kinh nghiệm. Trong khi Lê Đức Thọ là một nhà lãnh đạo, một nhà cách mạng và chưa từng làm ngoại giao bao giờ thế mà đối đầu với đối tác, đối tượng rất sừng sỏ như vậy… thì đồng chí Lê Đức Thọ phải nói là một ngôi sao sáng trong cuộc đàm phán này.

PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo, Học viện Báo chí & Tuyên truyền nói: Ông không chỉ là Cố vấn mà ông thực sự là linh hồn của đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ở ông, với cương vị là Cố vấn đặc biệt, ông đã thể hiện vai trò rất là rõ của mình trong việc thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, của TƯ trong vấn đề kiên định về mặt ngoại giao: Nước Việt Nam phải độc lập thống nhất, Mỹ phải rút quân về nước, công việc của Việt Nam do người Việt Nam tự giải quyết. Đấy là nguyên tắc trong ngoại giao và Lê Đức Thọ đã rất kiên định nguyên tắc này trong suốt quá trình ngoại giao gần 5 năm trời như vậy.

Ông Lưu Văn Lợi, nguyên Thư ký đồng chí Lê Đức Thọ đã từng chia sẻ: Trên bàn đàm phán, có giai đoạn Mỹ đòi ta không được đưa thêm quân miền Bắc vào miền Nam. Mỹ còn đưa ra các bằng chứng để cáo buộc ta về việc này. Kissinger đưa cho Cố vấn Lê Đức Thọ khoảng 30 cái ảnh màu chụp từ vệ tinh bộ đội của ta đang ở trong rừng không đội mũ tai bèo mà đội mũ cối, vai đeo lon, rõ cả sao trên mũ mà Mỹ cho là đang trên đường hành quân vào Nam. Cố vấn Lê Đức Thọ rất nhanh, phản ứng trước tiên bằng tiếng cười to, chắc, khỏe. Rồi đồng chí nói, tình báo của các ông tồi lắm… Tôi nói với các ông chứ rừng Việt Nam chỗ nào chả giống chỗ nào. Các ông ra Bắc chụp quân mà đội mũ cối, sao vàng, đeo lon thế này là bình thường. Nhưng lúc chúng tôi đưa đại pháo và cả xe tăng vào Sài Gòn thì tình báo các ông lại chẳng biết tí gì cả. Cho nên các ông thua là phải. Kissinger ngồi không nói được câu nào!

Ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: Ở trên bàn đàm phán họ đã dùng lời lẽ đe dọa chúng ta, nếu chúng ta không nhân nhượng họ sẽ dùng sức mạnh quân sự ồ ạt hơn nữa, mạnh hơn nữa. Nhưng những điều đó không làm Lê Đức Thọ một phút mảy may nao núng. Phải nói là ông ngồi trên bàn đàm phán với một tư thế rất đàng hoàng, vững vàng. Vì đằng sau ông là ai, là nhân dân Việt Nam, là cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

Cũng trong câu chuyện này, khi trò chuyện với với chúng tôi trước kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ, ông Nguyễn Dy Niên, một nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên Bộ trường Bộ Ngoại giao Việt Nam đã rất xúc động khi chia sẻ.

Ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam chia sẻ: Cứ mỗi lần đến ngày sinh của đồng chí Lê Đức Thọ thì bao nhiêu những kỉ niệm, những điều mà chúng tôi biết được về Lê Đức Thọ trong cuộc đàm phán này, phải nói rằng tôi là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, tôi rất cảm phục con người ông. Trước đây trong kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông tôi miêu tả ông là một nhà ngoại giao khổng lồ. Và hôm nay tôi muốn nói ông là một vì sao sáng trong nền ngoại giao Việt Nam. Phải nói đàm phán Paris là đỉnh cao của ngoại giao Việt Nam, đỉnh cao của đàm phán về Việt Nam với các nước. Chưa bao giờ có cuộc đàm phán gay go, phức tạp và khó khăn đến như vậy nhưng mà Lê Đức Thọ đã làm được.

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ, Ban Tuyên giáo TƯ vừa phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Lê Đức Thọ - Người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam” để rõ phẩm chất cách mạng và tài năng của đồng chí Lê Đức Thọ với các nội dung: Người cộng sản kiên cường, bản lĩnh, thuộc thế hệ đảng viên đầu tiên của Đảng; Người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam; Nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến to lớn đối với công tác tổ chức xây dựng Đảng và công tác ngoại giao; Tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, người học học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về phẩm chất cách mạng và tài năng ngoại giao của đồng chí Lê Đức Thọ có thể chỉ gói gọn trong các đánh giá sau:

PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo, Học viện Báo chí & Tuyên truyền nói: Một, đó là sự kiên định; Thứ 2 đó là lòng trung thành với lợi lích của dân tộc, của đất nước và hết sức khôn khéo, linh hoạt và luôn luôn dành thế chủ động tiến công trong ngoại giao.

Ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: Ông là một con người toàn năng, về chính trị, quân sự, tổ chức, xã hội và ngay cả về ngoại giao là một lĩnh vực hoàn toàn mới mà ông đã làm một cách hết sức xuất sắc. Đến nỗi thế giới phải đánh giá cao và đã tặng giải thưởng Nobel vì Hòa bình cho Lê Đức Thọ và Kissinger nhưng Lê Đức Thọ không nhận vì ông cho rằng đánh đồng giữa người xâm lược và người chống xâm lược. Nhưng mà lúc đó Lê Đức Thọ không nói ra như vậy, mãi sau này ông mới nói ra sau 20 năm rằng lúc ấy Việt Nam chưa có hòa bình, cho nên tôi chưa thể nhận được.

Đồng chí Lê Đức Thọ trong quá trình công tác đã từng đảm trách nhiều chức vụ quan trọng: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Thống nhất TƯ, Trưởng Ban Tổ chức TƯ, Giám đốc Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc TƯ, Ủy viên Quân ủy TƯ, Bí thư TƯ Cục miền Nam… Bằng trí tuệ, bản lĩnh và tài năng của một nhà lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, đồng chí đã có những đóng góp xuất sắc thực hiện thắng lợi chủ trương của TƯ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bàn đàm phán Paris, góp phần to lớn giải phóng miền Nam, thu non sông về một mối./.

Tin mới nhất

Toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

Toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

Chính trị 24/04/2024

(ANTV) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Lễ hội hoa quốc tế ở Iraq

Lễ hội hoa quốc tế ở Iraq

Thế giới 24/04/2024

(ANTV) - Mùa Xuân là khoảng thời gian hoa cỏ đua nhau khoe sắc và cũng là mùa của các lễ hội. Những ngày này, tại thủ đô Baghdad của Iraq đang diễn ra lễ hội Hoa quốc tế Baghdad thường niên lần thứ 13.

Những tin tức nổi bật 24h qua

Những tin tức nổi bật 24h qua

Điểm tin 24/04/2024

(ANTV) - Vụ án tập đoàn phúc sơn: khởi tố thêm 6 bị can; Khởi tố vụ án “vi phạm quy định về an toàn lao động” xảy ra tại công ty cổ phần xi măng và khoáng sản yên bái; 100 năm tù cho nhóm bị cáo phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; Quảng ninh: Bắt đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Đà Nẵng: Triệt phá đường dây đánh bạc với số tiền giao dịch khoảng 50 tỷ đồng - là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.

Cháu đâm cô ruột tử vong

Cháu đâm cô ruột tử vong

Pháp luật 24/04/2024

(ANTV) - Chỉ từ những mâu thuẫn trong gia đình, Trường cầm dao sang nhà đâm cô ruột tử vong rồi đến Công an xã đầu thú. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Minh Trường (sinh năm 1990, trú huyện Châu Thành) về tội “Giết người”.

Cần siết chặt công tác đảm bảo an toàn lao động

Cần siết chặt công tác đảm bảo an toàn lao động

Xã hội 24/04/2024

(ANTV) - Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong quá trình sản xuất và thi công, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Mới nhất là vụ tai nạn lao động xảy ra ngày 22/4 tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái khiến 7 người thiệt mạng, 3 người bị thương;

Chế độ, chính sách với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chế độ, chính sách với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chính trị 24/04/2024

(ANTV) - Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở do Bộ Công an chủ trì xây dựng, soạn thảo đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Từ khi Luật được ban hành, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, công an các đơn vị, địa phương đã nỗ lực với tinh thần khẩn trương, quyết liệt để tham mưu lãnh đạo Bộ, chính quyền địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai Luật.

Xem thêm