Thứ Sáu, 27/12/2024 11:53 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021

(ANTV) - Chiều 6/9 tại Hà Nội,  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021 để thông tin về tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2021. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương , phóng viên các cơ quan báo chí. Buổi họp báo được tổ chức trong điều kiện bảo đảm giãn cách theo quy định phòng chống dịch COVID-19.

Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến công tác tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh phía nam của lực lượng CAND. Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, trước tình trạng cấp bách thì các lực lượng tại chỗ ở các tỉnh phía Nam đã cố gắng hết mức nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu chống dịch, do vậy Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã phải điều động một lực lượng nhất định vào hỗ trợ.

Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh, lực lượng Công an sẽ nỗ lực hết sức làm tất cả mọi việc để ngăn chặn dich bệnh, đồng thời làm tốt công tác đảm bảo ANTT cho người dân đặc biệt là có các phương án giải quyết tốt các vấn đề tiềm ẩn về ANTT sau khi dịch bệnh được đẩy lùi.

Cũng tại buổi họp báo liên quan đến câu hỏi của báo chí về việc thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết còn một số tồn tại mà Hội đồng cấp phép kiến nghị doanh nghiệp đáp ứng, giải quyết với mong muốn sớm có vaccine trong nước.

Tại buổi họp báo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn đã thông báo một số nội dung của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021. Trong đó nhấn mạnh, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành cần phải tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống dịch; trong đó, giãn cách xã hội là quyết định, thần tốc xét nghiệm trên diện rộng là then chốt; điều trị giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu; bảo đảm an sinh xã hội là trọng yếu; vaccine, thuốc điều trị là chiến lược; bảo đảm an dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng. Phương châm đặt ra là "bảo vệ vững chắc vùng xanh", "xanh hóa vùng vàng", “thu hẹp vùng đỏ”.

Ngày 6/9 tại Hà Nội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tổ chức Phiên họp thường trực Ủy ban mở rộng để thẩm tra các báo cáo công tác năm 2021 của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Trong phiên làm việc này, Trung tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và thông tin thêm về công tác phòng chống tội phạm của lực lượng CAND.  

Tại phiên làm việc, nhiều ý kiến đồng tình với báo cáo của Chính phủ, đặc biệt xung quanh công tác phòng chống tham nhũng, nhiều ý kiến nhận định, công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, có mặt cao hơn năm trước; gắn phòng chống tham nhũng với công tác tổ chức, cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự; khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, "không ngừng", "không nghỉ", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ" trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng cho rằng, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn có những hạn chế nhất định. Cùng với đó, một số loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ "lợi ích nhóm", "sân sau", tập trung vào một số lĩnh vực như đấu thầu, đấu giá, cổ phần hoá, tín dụng, ngân hàng, y tế, giáo dục…Đáng lưu ý là đã phát sinh một số tội phạm tham nhũng liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với một số hành vi phổ biến như: mua bán, đấu thầu trang thiết bị phòng bệnh, lợi dụng công tác phòng, chống dịch bệnh để trục lợi… Do đó, đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ để dự báo đúng tình hình tham nhũng và đề ra giải pháp phòng, chống hiệu quả, sát với tình hình thực tế.

Thay mặt Cơ quan chủ trì soạn thảo Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021, Trung tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu; đồng thời sẽ giải trình đầy đủ, hoàn thiện báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp sắp tới.

Chiều 6/9, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức họp phiên mở rộng thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về công tác khiếu nại, tố cáo năm 2021. Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và thông tin thêm về một số biện pháp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.  

Báo cáo của Chính phủ cho biết, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do đại dịch COVID - 19 gây ra nhưng các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, tình hình khiếu nại, tố cáo năm 2021 giảm rõ so với năm 2020. Báo cáo của Chính phủ cũng nhận định,  dự báo năm 2022, tình hình khiếu nại, tố cáo tiếp tục diễn biến phức tạp, có khả năng tăng cao sau khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh COVID -19, nhất là ở những địa phương có sai phạm, sơ hở, yếu kém trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực và không thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tại phiên họp, nhóm nghiên cứu của Ủy ban pháp luật tán thành với nhận định này của Chính phủ và đề nghị Chính phủ đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp có tính đột phá để tăng cường trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong công tác này; đồng thời chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện.

Trong phiên họp này,  Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cũng đã tham gia thông tin thêm về một số biện pháp trong quá trình tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, trong đó, việc nghiên cứu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tích hợp các dữ liệu chuyên ngành sẽ giải quyết được sự trùng lặp khi mỗi một chủ thể gửi rất nhiều đơn cùng một nội dung, gửi nhiều nơi cùng lúc. Việc tích hợp vào sẽ giúp xác thực, làm rõ hơn về việc có cần phải nhận hay trả lời đơn hay không; phân tích các nhóm nội dung đơn. Thời gian tới, Bộ Công an sẽ có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra Chính phủ thực hiện tốt hơn các phần việc được phân công.

Tin mới nhất

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Xã hội 27/12/2024

(ANTV) - Việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong kỷ nguyên mới là bản chất, mục đích của chế độ xã hội chủ nghĩa, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi đến thắng lợi. Trong đó, quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta luôn xác định lấy “dân là gốc”, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Từ đó, quyền con người được phát huy và bảo đảm bởi các thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Hội nghị Công an toàn quốc: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Hội nghị Công an toàn quốc: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Chính trị 27/12/2024

(ANTV) - Thực hiện chương trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80, chiều ngày 26/12, Bộ Công an tổ chức 06 Tổ thảo luận nhằm đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác công an năm 2024. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an: Trung tướng Lê Văn Tuyến, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm chủ trì các chương trình thảo luận.

Bắt vụ sản xuất hơn 20,3 tấn giá đỗ ngâm chất cấm

Bắt vụ sản xuất hơn 20,3 tấn giá đỗ ngâm chất cấm

Pháp luật 26/12/2024

(ANTV) - Sau một thời gian kiên trì theo dõi, Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện một nhóm đối tượng thuộc “Hội giá đỗ Miền Nam” và “Hội làm giá đỗ” có những dấu hiệu vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nên đã đồng loạt kiểm tra 6 cơ sở sản xuất giá đỗ của các đối tượng Lâm Văn Đạo, Vũ Duy Tư, Nguyễn Văn Quynh và Nguyễn Văn Hảo đều trú tại TP Buôn Ma Thuột.

Xem thêm