Thứ Sáu, 19/04/2024 19:19 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Chính trị

Việt Nam kiên định lập trường bảo đảm hòa bình ở Biển Đông

(ANTV) - Chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, Trung Quốc liên tiếp có những hành động vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Từ tuyên bố thiết lập các khu vực hành chính trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; đâm chìm tàu cá của ngư dân đang hoạt động hợp pháp; hay mới đây nhất là ngang nhiên tuyên bố vùng cấm đánh bắt cá ở khu vực, ngăn cản quyền lợi chính đáng của quốc gia ven biển… 

Ở thời điểm cả thế giới đang tập trung các nỗ lực ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), những động thái này của Bắc Kinh chắc chắn là nước cờ sai lầm, có thể dẫn đến phản ứng ngày càng mạnh mẽ hơn của các nước trong khu vực và quốc tế.

Gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiêu khích tại Biển Đông, như việc thành lập 2 cơ quan hành chính trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý trái phép quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh còn ngang nhiên công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông, trong đó có cả những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tàu hải cảnh Trung Quốc, hôm 2/4, cũng đã đánh chìm 1 tàu cá Việt Nam đang hoạt động hợp pháp tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Mới đây, nước này tiếp tục đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông từ ngày 1/5 đến 16/8.

Theo giới phân tích, những động thái mới của Trung Quốc thực tế là 1 phần trong chiến lược quen thuộc của nước này nhằm nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền phi lý ở khu vực, bất chấp đã bị cộng đồng quốc tế nhiều lần bác bỏ.

Với những hành động đơn phương “lấn biển”, thay đổi nguyên trạng các đảo, tăng cường hiện diện quân sự… Trung Quốc đã cho thấy nước này sẽ không từ bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý, phi pháp trên Biển Đông, kể cả khi có hay không có đại dịch COVID-19.

Thế nhưng, trong bối cảnh thế giới đang phải gồng mình, tập trung nguồn lực ứng phó với dịch bệnh, cách hành xử "bắt nạt", thiếu trách nhiệm của Bắc Kinh đã và đang vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng thế giới, từ chính phủ các nước đến các chuyên gia và học giả quốc tế.

Là quốc gia có lợi ích lâu dài trong tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, ngày 5/5, đã cáo buộc Trung Quốc hành xử thiếu trách nhiệm, trong lúc cả thế giới đang tập trung nỗ lực chống dịch Covid-19. Lầu Năm Góc nhấn mạnh, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải theo đúng luật pháp quốc tế ở khu vực.

Hồi tháng trước, các tàu chiến của Mỹ và Australia cũng đã có cuộc diễn tập được cho là gần khu vực tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc, hoạt động gần 1 tàu khoan thăm dò của công ty dầu khí Malaysia Petronas.

Trước đó, trong cuộc họp trực tuyến với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hôm 23/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng chỉ trích các hành động của Bắc Kinh là gây sức ép với các nước láng giềng, làm bất ổn và đe dọa đến an ninh năng lượng khu vực, đồng thời kêu gọi các nước hãy hành động.

Malaysia và Indonesia vừa qua cũng bày tỏ lo ngại về những diễn biến trên biển Đông, nhấn mạnh tất cả các bên liên quan cần tăng cường nỗ lực xây dựng, duy trì và nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau, giải quyết hòa bình mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trước hàng loạt tuyên bố chính trị và biện pháp hành chính sai trái trên Biển Đông của Trung Quốc những ngày qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã liên tục đưa ra các tuyên bố khẳng định chủ quyền của nước ta đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, dựa trên luật pháp quốc tế.

Việt Nam cũng đã gửi lên Liên Hợp Quốc hàng loạt công hàm chỉ rõ sự phi pháp, phản đối yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc.

Điều này cho thấy sự quyết liệt và công khai của Việt Nam trên trường quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Theo các chuyên gia, để những nỗ lực và kiên trì trong đấu tranh ngoại giao đạt được thành công, Việt Nam cần tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN và các nước lớn chia sẻ lợi ích tự do hàng hải ở khu vực. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam cũng đang có lợi thế để thúc đẩy sự đoàn kết nội khối, tạo thuận lợi sớm hoàn thành đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), với những quy định ràng buộc về mặt pháp lý với mỗi bên tham gia.

Tin mới nhất

Khởi tố Lê Tùng Vân trong vụ Tịnh thất Bồng Lai tội loạn luân

Khởi tố Lê Tùng Vân trong vụ Tịnh thất Bồng Lai tội loạn luân

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Sáng nay 19-4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Tùng Vân (92 tuổi, trú ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) về tội loạn luân. Bị can Lê Tùng Vân được tại ngoại vì lý do sức khỏe.

Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ

Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Qua gần 6 tháng lập án và theo dõi, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã đấu tranh thành công, triệt phá đường dây buôn bán vận chuyển thuốc nổ trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, Nghệ An.

Rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về những hệ lụy từ lao động xuất cảnh trái phép, nhưng vẫn có nhiều người dân tin theo lời quảng cáo trên các mạng xã hội để tìm mọi cách xuất cảnh trái phép ra nước ngoài làm thuê với mong muốn tìm được công việc có thu nhập cao hoặc thực hiện mục đích khác. Tuy nhiên, đa phần trong số họ lại có kết cục giống nhau là đều bị lừa đảo, phải lao động bất hợp pháp cho các chủ nước ngoài. Ghi nhận tại tỉnh Yên Bái.

Những "đứa con đẻ" của tổ chức khủng bố Việt Tân

Những "đứa con đẻ" của tổ chức khủng bố Việt Tân

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Kể từ khi thành lập, Việt Tân được coi là 1 tổ chức khét tiếng có nhiều hoạt động phá hoại chống Đảng, Nhà nước với phương thức hoạt động hết sức manh động, liều lĩnh; chủ trương tiến hành bạo động có vũ trang đánh bom, ám sát... Việt Tân đã được Bộ Công an đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Trồng cây bụi giúp cải thiện đời sống người dân Nepal

Trồng cây bụi giúp cải thiện đời sống người dân Nepal

Thế giới 19/04/2024

(ANTV) - Nguồn cung mitsumata, loại giấy truyền thống dùng để in tiền yen của Nhật Bản, đang cạn kiệt. Bột giấy làm ra nó được khai thác từ các loại cây thuộc họ Thymelaeaceae, mọc ở vùng cao, với lượng nắng vừa phải và ráo nước. Nhưng dân số nông thôn giảm và biến đổi khí hậu đang khiến nông dân Nhật Bản phải từ bỏ những mảnh đất trồng cây này.

Tin tức ANTT nổi bật 24h qua

Tin tức ANTT nổi bật 24h qua

Điểm tin 19/04/2024

(ANTV) - Đà Nẵng: Triệt phá đường dây mua bán ma tuý số lượng lớn; Bắt đối tượng thứ ba trong vụ cướp tiệm vàng ở Bình Dương; Bắt 2 đối tượng lừa đảo bằng hình thức lừa chuyển khoản để lấy tiền mặt; Triệt phá đường dây sản xuất viên uống chống đột quỵ giả, trị giá 50 tỷ đồng; Đồng Nai: Khởi tố đối tượng trộm cắp tài sản...là một số tin tức ANTT nổi bật 24h qua.

Nghĩa tình trong hạn mặn

Nghĩa tình trong hạn mặn

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Những ngày qua, nắng hạn diễn đã xảy ra trên diện rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông cửu long. Lúc này nước ngọt trở thành thứ quý giá nhất đối với người dân nơi đây. Trước thực trạng trên, Công an các tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã ra quân, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn.

Xem thêm