Thứ Sáu, 29/03/2024 14:54 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Bệnh viện không thể tăng thu nhập để “giữ chân” bác sĩ

(ANTV) -  Bệnh viện không thể tăng thu nhập để “giữ chân” bác sĩ; Trả lương cao vẫn khó tuyển lao động; Gọi thí sinh nhập học sớm: Vẫn tồn tại tình trạng nộp tiền để "giữ chỗ"; Vay mua nhà ngày càng khó; “Chọn mặt” để tránh bẫy lừa khi xuất khẩu... Là những tin tức nổi bật trên các báo số ra ngày 30/6.

Bệnh viện không thể tăng thu nhập để “giữ chân” bác sĩ

Gần 900 nhân viên y tế tại Hà Nội xin nghỉ việc trong 18 tháng qua khiến ngành y tế thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh.

Chia sẻ với báo Lao động, đại diện một số bệnh viện cho biết “không thể tăng thêm thu nhập để giữ chân bác sĩ”.

Các nhân viên y tế nghỉ việc, chuyển công tác chủ yếu là ở khối bệnh viện vì các bác sĩ làm chuyên môn, có tay nghề thì ra ngoài dễ hành nghề hơn; trong khi đó khối dự phòng thì khó hơn. Nguyên nhân của thực trạng này là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến nguồn thu của các bệnh viên 2 năm qua bị hạn chế nhiều.

Trong khi đó, ngân sách nhà nước chưa chuyển tiền điều trị Covid 19 cho các bệnh viện, nên các đơn vị phải tạm ứng nguồn thu để đáp ứng cho điều trị bệnh nhân, khó khăn lại càng khó khăn hơn, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

Trả lương cao vẫn khó tuyển lao động

Sau đại dịch Covid-19, mặc dù các doanh nghiệp đã đưa ra mức lương hấp dẫn, nhiều chế độ, chính sách nhưng vẫn khó tuyển tuyển dụng được người lao động với số lượng lớn.

Theo Báo Kinh tế và đô thị: Một số công ty may mặc lớn trên địa bàn Hà Nội sẵn sàng trả lương tới 12-15 triệu đồng nhưng vẫn khó khăn tuyển người. Nguyên nhân là do thanh niên đang có xu hướng chuyển sang làm kinh doanh hoặc làm cho các doanh nghiệp điện tử. Nhân lực có kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng thì lại càng khó tuyển hơn. Mức lương cho những vị trí này từ 15-30 triệu đồng.

Để giải bài toán lao động cho các doanh nghiệp hiện nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tổ chức những phiên giao dịch việc làm chuyên đề phù hợp với từng giai đoạn thị trường lao động, để hỗ trợ tối đa cho nhóm doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề bị ảnh hưởng nặng trong giai đoạn Covid-19 vừa rồi.

Gọi thí sinh nhập học sớm: Vẫn tồn tại tình trạng nộp tiền để 'giữ chỗ'

Trên báo Đại Đoàn kết đăng tải, mặc dù đã có “lệnh cấm” các trường yêu cầu thí sinh phải nhập học sớm hoặc phải nộp tiền để “giữ chỗ”, tuy nhiên, mùa tuyển sinh năm nay hiện tượng này vẫn xảy ra.

Từ đầu tháng 5, nhiều thí sinh nhận được email thông báo trúng tuyển từ một số trường đại học, kèm theo đó là mức ưu đãi học phí, học bổng khi thí sinh đăng ký nhập học sớm. Mặt trái của việc này là tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong công tác tuyển sinh, đồng thời có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn.

Trước tình trạng này, các chuyên gia cho rằng: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng hệ thống chính sách tuyển sinh, chính sách đầu tư cũng như chất lượng rõ ràng, ổn định. Đi đôi với đó là kỷ cương, kỷ luật nghiêm minh với trường có sai phạm.

Vay mua nhà ngày càng khó

Người có nhu cầu vay mua nhà để ở có thể bị giảm cơ hội tiếp cận vốn nếu dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản tiếp tục bị kiểm soát chặt hơn nữa.

Theo báo Người Lao động, trong bối cảnh hạn mức (room) tín dụng ở các ngân hàng thương mại đang cạn kiệt, không chỉ khách vay mua bất động sản để đầu cơ, lướt sóng gặp khó mà người vay mua nhà để ở cũng có thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi tín dụng vào bất động sản bị kiểm soát chặt thì doanh nghiệp bất động sản cũng khó vay vốn để triển khai tiếp dự án, hoặc phải vay với lãi suất cao hơn khiến chi phí đầu vào tăng, giá bán sản phẩm tăng theo.

Các chuyên gia kinh tế kiến nghị việc kiểm soát tín dụng bất động sản thông qua room cần được nghiên cứu thay thế bằng các quy định mang tính thị trường hơn.

“Chọn mặt” để tránh bẫy lừa khi xuất khẩu

Sau chưa đầy 3 tháng, nhờ sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ và cơ quan liên quan, toàn bộ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italia đã được trả lại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vụ việc này đã để lại bài học lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về lựa chọn bạn hàng và môi giới trong giao thương quốc tế.

Theo báo Đầu tư: Một trong những lỗ hổng lớn dẫn tới rủi ro bị lừa của các doanh nghiệp Việt trong giao thương mại quốc tế, đó là điều kiện còn lỏng lẻo trong hợp đồng, trong đó có việc không yêu cầu đặt cọc. Theo các chuyên gia, trong giao dịch thương mại quốc tế, người bán và người mua thậm chí không biết nhau, do đó cần có một tổ chức thứ ba có đủ uy tín làm trung gian và trong trường hợp này, các tổ chức trung gian đó không ai khác chính là ngân hàng. Bên cạnh đó, yêu cầu hàng đầu với nhà xuất khẩu là phải xác minh, đánh giá độ tín nhiệm của doanh nghiệp mua hàng.

Bộ Công thương cũng lưu ý, các doanh nghiệp nên trao đổi với đơn vị tư vấn để hiểu rõ, nắm vững nội dung các điều khoản của hợp đồng, các nghĩa vụ của mỗi bên, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm, quy định về xử lý tranh chấp, bồi thường.

Tin mới nhất

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

 Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hà Giang là tỉnh miền núi với nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ở đây, các thầy cô có 2 nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa đảm đương công tác chăm lo đời sống nội trú cho học sinh.

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Cần chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Theo thống kê năm 2023, có 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ riêng tháng 1 năm nay, Việt Nam ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý đối với 950 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống, giảm 33% so với tháng trước đó và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm