Thứ Tư, 02/07/2025 11:52 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Điểm tin

Tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

(ANTV) - Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu triển khai, thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động, kiểm soát những khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro, trong đó có bất động sản. Theo các chuyên gia, yêu cầu này được xem là biện pháp hữu hiệu, ngăn chặn tình trạng đầu cơ nhà đất. 

Chặn đầu cơ bất động sản

Theo đánh giá, dự nợ tín dụng bất động sản hiện nay vẫn đang ở ngưỡng an toàn, tính đến hết năm 2021 dư nợ toàn thị trường khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng dư nợ.

Các chuyên gia cho rằng, gói hỗ trợ kinh tế hơn 300.000 tỷ đồng có tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung, thị trường bất động sản nói riêng nhưng nếu không cẩn thận, một phần của gói hỗ trợ sẽ lại chảy sang bất động sản, chứng khoán, giống như nhiều nước trên thế giới.

Thực tế, năm 2021 trong khi nền kinh tế rất khó khăn, thị trường chứng khoán, bất động sản lại sốt nóng một cách bất thường. Chính vì vậy, kiểm soát tín dụng, nắn dòng vốn chảy vào sản xuất, kinh doanh, thay vì các kênh đầu cơ là rất cấp thiết.

Chấm dứt tư duy trồng lúa bằng mọi giá

Trao đổi với báo Lao động, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, để nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh xứng với tiềm năng lợi thế trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, cần có cuộc đại phẫu toàn diện.

Theo ông Xuân, tư duy trồng lúa bằng mọi giá đã ám nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bất chấp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từ vùng ven biển cho đến vùng thiếu nước sinh hoạt, các địa phương vẫn đua nhau trồng lúa. Chính điều này đã tạo ra “vòng kim cô” khiến cho nông dân gặp khó khăn. Đã thế, các cơ quan quản lý nhà nước lại thiếu cách làm hiệu quả về kết nối thị trường tiêu thụ nên dù trồng nhiều lúa, xuất khẩu nhiều gạo, nhưng nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo và đang nghèo hơn.

Do vậy, chúng ta nên chấm dứt tư duy trồng lúa bằng mọi giá, tiến tới nuôi trồng thông minh sát với đặc thù địa lý, thổ nhưỡng. Có thể xem đây là khâu đột phá trong tiến trình thay đổi căn cơ nông nghiệp.

Ngành gỗ "khát" nguyên liệu

Trong 3 tháng đầu năm 2022, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng 30-52%, cùng với thời gian vận chuyển kéo dài, dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ lâm vào tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu.

Theo đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tình trạng thiếu gỗ nguyên liệu, nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vậy, ngành gỗ cần chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, tiến tới thay thế nguồn gỗ nhập khẩu hiện đang ở con số 5-6 triệu m3 mỗi năm như hiện nay. Về lâu dài, nhà nước cần đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu tạo ra được các loại giống cây gỗ lớn chất lượng cao để cung cấp cho các doanh nghiệp trồng và nhân rộng diện tích. Bên cạnh đó đưa ra quy trình trồng gỗ lớn hiệu quả cao.

Đánh cược với tương lai

Mặc dù Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được công bố từ nhiều năm trước để các cơ sở giáo dục có thời gian chuẩn bị, nhưng đến nay hầu hết các trường gần như không đáp ứng được yêu cầu của Chương trình lẫn mong muốn của học sinh.

Điểm mới của Chương trình là các trường tự xây dựng tổ hợp môn học và tổ hợp chuyên đề học tập. Theo đó, nếu xây dựng “kịch khung” sẽ có trên 100 tổ hợp môn học. Tuy nhiên, vì lý do thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất hoặc những lý do khác, nhiều trường cũng chỉ triển khai xây dựng một số rất ít tổ hợp môn, trong đó chủ yếu là các môn truyền thống. Vì vậy, phổ tổ hợp môn học trong thực tế bị thu hẹp rất nhiều so với Chương trình và không ít học sinh không được lựa chọn các tổ hợp môn theo mong muốn. Theo các chuyên gia, điều này đang cho thấy đang có rất nhiều điều bất ổn, khập khiễng, thiếu đồng bộ và lúng túng từ việc xây dựng đến thực thi chính sách.

F0 giảm từng ngày, bao giờ công bố hết dịch?

Số người F0 mới đang giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay. Tình hình lạc quan liệu ngành y tế đã nghĩ đến công bố hết dịch, hay cải tiến quy định phòng chống dịch, hướng tới việc xem COVID-19 như bệnh đặc hữu?

Trao đổi với báo Tuổi trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng, các yêu cầu phòng chống bệnh truyền nhiễm nhóm A (như COVID-19) hiện nay kết cấu trong luật được thiết kế năm 2007, quy định trong Điều lệ y tế quốc tế, Việt Nam áp dụng cùng nhiều quốc gia trên thế giới. Thời điểm thiết kế chưa có vụ dịch truyền nhiễm nào kéo dài như COVID-19, đến thời điểm này có những điểm “vướng”.

Do vậy, dựa vào tình hình mới Bộ Y tế sẽ có ban hành những quy định phù hợp, tuy nhiên sẽ không bàn luận về vấn đề COVID-19 thuộc nhóm A hay B mà sẽ thay đổi theo tình hình mới. Hướng mà các chuyên gia và Bộ Y tế đang bàn thảo là giảm nhẹ các biện pháp phòng chống theo hướng phù hợp với tình hình dịch.

Tin mới nhất

Các nước tăng tốc đàm phán với Mỹ về thuế quan

Các nước tăng tốc đàm phán với Mỹ về thuế quan

Thế giới 02/07/2025

(ANTV) - Các Chính phủ đang tăng tốc đàm phán với Mỹ nhằm tránh phải chịu các mức thuế đối ứng cao dự kiến có hiệu lực vào ngày 9/7 tới. Tuy nhiên, nhiều cuộc đàm phán quan trọng vẫn gặp khó khăn, trong khi các cảnh báo tăng thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục phủ bóng lên các thảo luận.

 Triển khai Luật Dữ liệu và các văn bản liên quan

Triển khai Luật Dữ liệu và các văn bản liên quan

Xã hội 02/07/2025

(ANTV) - Chiều 01/7 tại Hà Nội, Trung tâm Dữ liệu quốc gia, Bộ Công an đã tổ chức Lễ phát động triển khai Luật Dữ liệu và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh toàn diện các vấn đề xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu.

Tạo nền tảng để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tạo nền tảng để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Chính trị 02/07/2025

(ANTV) - Tinh gọn tổ chức bộ máy, không phải chỉ là phép cộng cơ học, mà đó là sự tính toán với tầm nhìn dài lâu. Trong thời gian qua, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã thể hiện sự sáng suốt, quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỷ nguyên mới, đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị.

Lan tỏa khí thế mới, quyết tâm mới trong phát triển TP.HCM

Lan tỏa khí thế mới, quyết tâm mới trong phát triển TP.HCM

Chính trị 02/07/2025

(ANTV) - TP. HCM hôm nay chính thức được hợp nhất từ ba cực của tứ giác phát triển Đông Nam Bộ gồm TP HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam. TP HCM mới trở thành siêu đô thị đầu tiên của nước ta, với nhiều tiềm năng và thách thức.

Công an Thủ đô bắt nhịp vận hành mô hình mới

Công an Thủ đô bắt nhịp vận hành mô hình mới

Xã hội 02/07/2025

(ANTV) - Với tinh thần khẩn trương, vừa chạy vừa xếp hàng, Công an các địa phương đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhân lực, vật lực khi triển khai sáp nhập Công an cấp xã mới. Và cho đến thời điểm hiện nay, 34 Công an tỉnh, thành phố trên cả nước đã hoàn thành việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ cho công an cấp xã mới.

Hành trình kiến tạo: Từ tinh gọn bộ máy đến vững chắc an ninh

Hành trình kiến tạo: Từ tinh gọn bộ máy đến vững chắc an ninh

Chính trị 02/07/2025

(ANTV) - Quyết định sắp xếp lại giang sơn là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược. Đáp lại lời hiệu triệu của toàn dân tộc, lực lượng công an cũng sắp xếp lại tổ chức bộ máy lực lượng công an theo hướng tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, gần dân và sát dân hơn.

Ngày đầu làm thủ tục hành chính: Thuận lợi, thông suốt

Ngày đầu làm thủ tục hành chính: Thuận lợi, thông suốt

Xã hội 02/07/2025

(ANTV) - Trong không khí lịch sử của cả nước ngày 1/7/2025, ngày các địa phương chính thức hoạt động theo mô hình 2 cấp, rất nhiều người dân đã chọn thời điểm này để đến các điểm phục vụ hành chính công, trụ sở các đơn vị công an để làm thủ tục hành chính. Kết quả người dân nhận được đó là thủ tục nhanh chóng, thuận tiện và họ được hòa mình vào thời điểm được coi là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính.

Xem thêm