Thứ Sáu, 29/03/2024 15:00 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Khánh Hòa tiêu hủy hơn 84 nghìn bao thuốc lá không rõ nguồn gốc

(ANTV) - Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức tiêu hủy hơn 84 ngàn bao thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hơn 84 ngàn bao thuốc lá gồm nhiều nhãn hiệu khác nhau như JET, CARAVEN, ESSE, LOTUS, 555. Đây đều là những lô hàng bị lực lượng Cảnh sát kinh tế tịch thu trong các năm 2019 và 2020 do không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hiện đã bị hư hỏng không còn khả năng sử dụng.

Toàn bộ số thuốc lá này sẽ được vận chuyển đến bãi rác Lương Hòa, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang để tiêu hủy theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn về cháy nổ và đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường.

Phú Yên: Hàng nghìn ha sắn bị nhiễm bệnh virut khảm lá

Nhiều diện tích sắn niên vụ 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Phú Yên tiếp tục bị nhiễm bệnh vi rút khảm lá, trong đó nặng nhất là huyện Sông Hinh với diện tích trên 6.000ha. Các huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hoà và những xã miền núi thuộc huyện Tây Hoà diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá vi rút cũng khá lớn.

Các diện tích sắn bị nhiễm virut khảm lá có tỷ lệ nhiễm nhẹ từ 5%-10% cây, nặng từ 40%-50% cây. Nguyên nhân là do người dân sử dụng lại giống sắn trên diện tích đã bị nhiễm bệnh vụ trước để trồng lại, chủ yếu trên giống sắn cao sản như KM419, KM140 . Riêng giống sắn KM94 là giống cũ đã sản xuất hàng chục năm qua, lại có tỷ lệ nhiễm virut không đáng kể. Bên cạnh Sông Hinh, nhiều diện tích sắn ở các địa bàn huyện lân cận cũng đã phát hiện nhiều diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá do virut như: Đồng Xuân 900ha, Tây Hòa 500ha, Sơn Hòa 230ha,... Bệnh khảm lá vi rút trên cây sắn rất nguy hiểm, làm giảm năng suất, trữ lượng bột, làm cây non tàn lụi, không phát triển, mất trắng và đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là nhổ và đốt bỏ cây bị bệnh để hạn chế lây lan.

Từ đầu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, trong khi giá đầu ra sản phẩm chăn nuôi giảm và tiêu thụ chậm, khiến người chăn nuôi vốn đã gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, lại càng khó khăn thêm. 

Với quy mô chăn nuôi 1 nghìn con vịt mới vào đàn và hơn 2 nghìn con vịt thương phẩm chuẩn bị đến kỳ xuất bán, trung bình mỗi ngày gia đình ông Phan Văn Phẩm ở thôn Gia Cốc, xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện phải sử dụng 10 bao cám cho đàn vịt 3 nghìn con. Với mức giá tăng thêm của thức ăn chăn nuôi vịt mỗi bao gần 40 nghìn đồng so với thời điểm tháng 12 năm 2020, mỗi ngày gia đình ông Phẩm phải chi phí thêm khoảng 400 nghìn đồng. Đây đang là nghịch lý đối với người chăn nuôi khi giá vịt thương phẩm vẫn ở mức thấp, việc tiêu thụ chậm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại tăng, gây khó khăn cho người chăn nuôi.

Từ đầu năm đến nay giá các loại thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm như lợn, gà, vịt đã 4 lần tăng liên tiếp, với mức tăng trung bình mỗi lần từ 5 đến 7 nghìn đồng 1 bao 25 kg. Như vậy, mỗi bao thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 20 đến gần 30 nghìn đồng so với thời điểm tháng 12 năm trước, khiến cho tổng chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi tăng thêm từ 10 đến 15%, chăn kể các chi phí khác như mua vắc-xin phòng bệnh, hoá chất vệ sinh, tiêu độc khử trùng, thuê nhân công phòng chống dịch. Đó cũng là lý do khiến cho không ít người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh e ngại khi quyết định đầu tư tái đàn, mở rộng sản xuất. Trước thực trạng này, Trung tâm khuyến nông tỉnh, khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, tính toán kỹ trước khi quyết định tăng đàn, tái đàn chăn nuôi và thực hiện tốt các biện pháp giảm chi phí đầu vào trong quá trình chăn nuôi.

Giá thức ăn tăng, kéo theo chi phí sản xuất đầu vào tăng, trong khi tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong thời điểm này vẫn tiềm ẩn, khiến cho người chăn nuôi càng thêm lo lắng. Để ổn định hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, vấn đề đặt ra ngay tại thời điểm này là các ngành chức năng cần có giải pháp bình ổn thị trường đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi, góp phần hỗ trợ người chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này. Về lâu dài cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, đẩy mạnh liên kết chăn nuôi theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã; liên kết sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị để chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng phù hợp với tiềm năng, lợi thế sẵn có của từng vùng, từng địa phương theo hướng chăn nuôi an toàn, đảm bảo sản phẩm sạch, để tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Tin mới nhất

Bắt đối tượng truy nã trốn sang Campuchia

Bắt đối tượng truy nã trốn sang Campuchia

Truy nã 29/03/2024

(ANTV) - Sau 8 tháng bỏ trốn sang Campuchia, Phòng CSHS Công an tỉnh Ninh Thuận đã bắt giữ đối tượng truy nã Trịnh Công Sơn, sn 2003, trú tại phường Phước Mỹ, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận để tiếp tục điều tra về hành vi Giết người.

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Xu hướng kết hôn tiết kiệm tại Anh

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Tại Anh quốc, mặc dù lạm phát đang chậm lại trong thời gian gần đây nhưng mức giá nhiều mặt hàng vẫn còn cao gây áp lực tài chính với các hộ gia đình. Dự kiến thu nhập sau thuế của một cá nhân sẽ chỉ khôi phục lại mức trước đại dịch vào năm 2025 – 2026.

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

LHQ kêu gọi Liban, Israel ngừng leo thang căng thẳng

Thế giới 29/03/2024

(ANTV) - Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Liban (UNIFIL) vừa qua đã kêu gọi Liban và Israel ngừng leo thang căng thẳng ở khu vực miền Nam Liban, kêu gọi tất cả các bên hạ vũ khí và bắt đầu quá trình hướng tới một giải pháp chính trị và ngoại giao bền vững.

 Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho học sinh vùng cao

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Hà Giang là tỉnh miền núi với nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông. Ở đây, các thầy cô có 2 nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến thức, vừa đảm đương công tác chăm lo đời sống nội trú cho học sinh.

Xem thêm