Quản lý cần đi đôi với giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn
(ANTV) - Sáng 23/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
(ANTV) - Từ sau sự kiện Hàn Quốc xây dựng thành công mạng lưới giao thông thông minh quốc gia (ITS) năm 2011, bộ mặt giao thông Hàn Quốc đã thay đổi hoàn toàn. Hiện nay được xếp vào hàng những quốc gia có hệ thống giao thông tiên tiến và hiện đại nhất thế giới, đặc biệt là về sự ứng dụng các thành tựu công nghệ cao và ban hành các luật giao thông hướng tới con người.
Tham khảo mô hình của Hàn Quốc, có thể thấy rõ tính tất yếu của việc mở rộng các tuyến đường khi lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng. Cùng với đó là sự cần thiết phải ban hành và sửa đổi luật pháp về trật tự, an toàn giao thông và luật cơ sở hạ tầng giao thông phù hợp với tình hình thực tế.
Năm 2018, thanh niên Yoon Chang Ho tử vong sau khi va chạm với phương tiện của người say rượu. Từ vụ việc này, Hàn Quốc đã sửa đổi Luật Giao thông đường bộ, còn được gọi là “Luật Yoon Chang-ho thứ hai”. Cụ thể là luật được sửa đổi theo hướng tăng cường hình phạt, đối với trường hợp gây tai nạn do uống rượu bia, và quy định mức xử phạt với nồng độ cồn trong máu là 0,03 % thay vì 0,05% như trước. Đây được xem là biện pháp mạnh để giảm nạn lái xe sau khi uống rượu bia và bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông, và đã mang lại những kết quả thực tế.
Ông Choi Jae Hoon, Bí thư thứ hai kiêm lãnh sự, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: Nếu tất cả những người tham gia giao thông tuân thủ 100% Luật thì sẽ không có tai nạn nào xảy ra. Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Nên Cảnh sát cần có những hoạt động để hiện thực hóa các nội dung được quy định trong Luật. Chỉ khi cảnh sát thực hiện một cách có hệ thống các nhiệm vụ bảo vệ đặc biệt người yếu thế trong tham gia giao thông như người đi bộ, trẻ em, người cao tuổi; tuần tra đường phố; phòng ngừa các vi phạm và tai nạn; ứng phó nhanh chóng với tai nạn; trấn áp các vi phạm quy định pháp luật; tiến hành điều tra, thì trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ được đảm bảo, duy trì. Tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của việc cảnh sát thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên đường bộ chính là tính mạng quý giá của tất cả những người tham gia giao thông.
Hiện nay, Hàn Quốc đã có hệ thống pháp luật về giao thông khá hoàn thiện, tương đồng với một số nước phát triển. Với sự tách bạch rõ ràng giữa Luật Giao thông đường bộ quy định về quy tắc giao thông, xử lý sự cố trên đường, điều kiện của người, phương tiện tham gia giao thông rất chuyên biệt và Luật An toàn giao thông quy định chung về chính sách, kế hoạch để cải thiện chất lượng người và phương tiện tham gia giao thông, phúc lợi xã hội dành cho các loại hình giao thông.
Ông Choi Jae Hoon, cho biết thêm, Hàn Quốc có một số Luật về giao thông, trong bộ máy Nhà nước Cơ quan cảnh sát quốc gia và Bộ đất đai - cơ sở hạ tầng - giao thông hiện đang phụ trách các công tác liên quan đến giao thông. Trước hết, là “Luật giao thông đường bộ” để phòng ngừa, loại bỏ nguy hiểm và chướng ngại vật giao thông xảy ra trên đường bộ, từ đó đảm bảo giao thông an toàn, thuận lợi. Đây là Luật gắn với trách nhiệm của Cơ quan cảnh sát quốc gia. Luật giao thông đường bộ, có quy định những điều người tham gia giao thông cần tuân thủ, nội dung về hình phạt khi vi phạm, nội dung liên quan đến bằng lái xe. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng có Luật đặc biệt xử lý tai nạn giao thông, gắn với trách nhiệm của Cơ quan cảnh sát quốc gia và Bộ Tư pháp, đây là Luật thúc đẩy việc nhanh chóng hồi phục sau tổn thương do tai nạn giao thông, và quy định các trường hợp ngoại lệ về hình phạt đối với người gây tai nạn. Tiếp theo, có thể kể đến “Luật an toàn giao thông” quy định nghĩa vụ, hệ thống triển khai, chính sách của quốc gia hoặc tổ chức tự trị địa phương về an toàn giao thông. Đây là luật gắn với trách nhiệm của Bộ đất đai - cơ sở hạ tầng - giao thông, là luật trên phương diện phúc lợi.
Tại Hàn Quốc, Cơ quan Cảnh sát quản lý toàn bộ quá trình đào tạo, sát hạch và theo dõi quá trình lái xe của mỗi người. Tất cả đều được số hóa, đảm bảo phát huy đầy đủ các yêu cầu về quản lý chặt chẽ đối với người lái xe, công khai, minh bạch. Đồng thời cũng gắn trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người dân tham gia giao thông.
"Hàn Quốc có 17 Giám đốc sở Cảnh sát địa phương nắm giữ quyền hạn cấp và quản lý bằng lái xe. Giám đốc Sở Cảnh sát địa phương và Tổng công ty giao thông đường bộ có quyền hạn trong việc sát hạch bằng lái xe theo quy định pháp luật. Việc đào tạo an toàn giao thông để được cấp bằng lái xe được thực hiện ở cơ sở đào tạo thuộc Tổng công ty giao thông đường bộ và Học viện lái xe ô tô nơi đã được cấp phép. Do đó, ở Hàn Quốc, đơn vị tư nhân là cơ sở đào tạo chuyên môn về lái xe, đơn vị công lập như Tổng cổng ty giao thông đường bộ, cơ quan chính phủ là Cơ quan cảnh sát quốc gia đều có liên quan. Cuối cùng, Cục Giao thông thuộc Cơ quan cảnh sát quốc gia là đơn vị phụ trách, quản lý công việc hành chính liên quan đến bằng lái xe." - Ông Choi Jae Hoon, Bí thư thứ hai kiêm lãnh sự, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết.
Qua kết quả khảo sát của Cục An toàn giao thông Hàn Quốc nhận định quản lý vận tải là chiến lược tốt nhất để cải thiện mức độ an toàn giao thông đường bộ, việc kiểm soát, giám sát của cảnh sát hiệu quả hơn việc gửi tín hiệu cảnh báo từ các điểm nguy hiểm hay hình thức xử phạt. Ở những nước đang phát triển, có mức độ đô thị hóa cao, tỷ lệ phương tiện đăng ký cao thì tỷ lệ tử vong cũng cao. Để đảm bảo an toàn giao thông một cách bền vững cần có cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tốt, có phương tiện và các thiết bị an toàn, các luật liên quan đến giao thông cụ thể và chặt chẽ, đồng thời tổ chức các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục về văn hóa tham gia giao thông.
Ông Choi Young Doo, người Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ: "Khi ở Hàn Quốc chúng tôi thường được phổ biến về pháp luật và văn hóa giao thông, nên trước khi sang Việt Nam tôi cũng đã tìm hiểu về luật pháp của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề cư trú và giao thông. Tuy nhiên tôi vẫn thấy hơi khó hiểu một chút, như việc làm bằng lái xe chẳng hạn, nên tôi thường phải liên hệ với đại sứ quán để họ giải thích rõ hơn về các quy định này. Ở Hàn Quốc thì khá rõ ràng, Cảnh sát phụ trách về đảm bảo an toàn giao thông bằng cách phòng chống, trấn áp việc vi phạm luật pháp. Còn Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông thì phụ trách các nội dung liên quan tới cơ sở hạ tầng giao thông.
Các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, Việt Nam được dự đoán ngày càng sẽ có những thay đổi về điều kiện giao thông tương tự như Hàn Quốc, do các tuyến đường được mở rộng và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng lên nhanh chóng. Việc ban hành và sửa đổi luật pháp về trật tự, an toàn giao thông và luật cơ sở hạ tầng giao thông phù hợp với tình hình mới, sẽ là bước tiến đầu tiên dẫn dắt sự phát triển của xã hội và đảm bảo an toàn cho người dân.
(ANTV) - Sáng 23/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
(ANTV) - Phối hợp, liên kết để xúc tiến phát triển du lịch là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm, đặc biệt là giữa những địa phương có sự khác biệt về văn hóa, cảnh quan- tức là có dư địa để trao đổi nguồn khách. Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu diễn tại Thành phố Đà Nẵng từ ngày 22-24/11 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỹ vĩ” xuất phát từ mục đích đó.
(ANTV) - Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai một số sản phẩm, công cụ phục vụ quản lý thuế, trong đó có ứng dụng hoàn thuế thuế thu nhập cá nhân tự động. Hiện Tổng cục Thuế đang xây dựng chức năng "Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân gợi ý" trên các ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử.
(ANTV) - Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương cho biết đang chuẩn bị 2 phương án điều hành giá xăng dầu trong dự thảo nghị định thay thế các quy định hiện hành về kinh doanh xăng dầu để trình Chính phủ.
(ANTV) - Với hàng loạt vi phạm về xây dựng, môi trường và PCCC, 8 cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) bị phạt nặng với số tiền gần 4,1 tỷ đồng.
(ANTV) - TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 thuộc 5 địa phương đứng đầu về chính phủ điện tử, kinh tế số chiếm 25% GRDP. Đến năm 2030, hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Mục tiêu trên được công bố tại lễ khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM năm 2024 với chủ đề “Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của TP.HCM” .
(ANTV) - Lực lượng quản lý thị trường TP.HCM thực hiện đợt cao điểm tăng cường kiểm tra, truy bắt các cơ sở kinh doanh hàng giả, nhái thương hiệu thông qua các kênh Tik Tok, Facebook.
(ANTV) - Để giải quyết tình trạng tồn đọng suốt nhiều năm, và cải thiện đời sống người dân, chỉnh trang mỹ quan đô thị TP. HCM sẽ thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh rạch, trong đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TPHCM sẽ làm trưởng ban.
(ANTV) - Nhằm tăng cường các biện pháp quản lý giá, bảo đảm cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TP.HCM dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công thương vừa ban hành công văn gửi UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức; doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối hiện đại.
(ANTV) - Chiều 23/11, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức thu gom và xử lý vụ người dân phát hiện, giao nộp viên nén nghi ma túy.