Theo đó, giá dầu, khí đốt và than đá đã tăng lên mức kỷ lục. Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu của Nga cao hơn nhiều so với các năm trước, dù khối lượng xuất khẩu năm nay giảm.
Liên minh châu Âu (EU) là khách hàng nhập khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu nhiên liệu Nga, với giá trị hơn 85 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc 34,9 tỷ USD và Thổ Nhĩ Kỳ 10,7 tỷ USD.
EU đã ngừng mua than của Nga, nhưng khối này chỉ đang từng bước cấm nhập khẩu dầu Nga và chưa áp dụng bất kỳ giới hạn nào đối với hoạt động nhập khẩu khí đốt tự nhiên.
Trong bối cảnh căng thẳng với nhà cung cấp năng lượng Nga liên quan đến chiến dịch ở Ukraine, nhiều nước Châu Âu đang lên kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt nhằm tiết kiệm năng lượng cho mùa đông đang tới gần.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi cắt giảm mạnh 10% mức sử dụng năng lượng ở nước này trong những tuần và tháng tới, bằng cách giảm hệ thống sưởi và điều hòa không khí. Thủ tướng Pháp vào tuần trước đã cảnh báo về việc phải cắt điện luân phiên 2 giờ mỗi ngày trong mùa đông tới ở nước này nếu không tìm ra biện pháp giải quyết.
Cùng ngày, Italia đã công bố các quy định mới nhằm tiết kiệm năng lượng trong mùa Đông, như một phần của kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt trên toàn Liên minh châu Âu (EU). Quy định mới cho hay, nhiệt độ trong các tòa nhà công nghiệp được quy định ở 17 độ C và ở những nơi khác là 19 độ C, thấp hơn 1 độ C so với hướng dẫn hiện hành. Ngoài ra, thời gian bật hệ thống sưởi cũng đang được rút ngắn. Chính phủ sẽ giám sát mức độ sử dụng năng lượng trong các tòa nhà công cộng và khu dân cư để đánh giá hiệu quả của các biện pháp.
Trong khi đó, EU đang đề xuất áp thuế quốc gia đối với phần siêu lợi nhuận mà các công ty năng lượng hưởng lợi do giá điện tăng cao. Giá điện bán buôn tăng mạnh do được gắn với giá khí đốt tự nhiên và xu hướng này diễn ra bất kể điện được sản xuất bằng khí đốt hay không./.