Quản lý cần đi đôi với giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn
(ANTV) - Sáng 23/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
(ANTV) - Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, không lĩnh vực nào nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng, ngành công nghiệp ô tô cũng vậy. Nhiều hãng sản xuất xe đang có những đơn đặt hàng linh kiện bị hủy do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy trong đại dịch. Điều này khiến các hãng sản xuất xe không đạt chỉ tiêu, dẫn đến cầu vượt cung trong bối cảnh thế giới đang hồi phục mạnh mẽ thời kỳ hậu COVID-19. Khó khăn còn chưa được tháo gỡ, thì tình hình trở nên tồi tệ hơn khi xung đột Nga - Ukraine kéo dài.
Giá linh kiện tăng mạnh là do các nhà sản xuất từ Mỹ, châu Âu và Australia đã ngừng xuất khẩu linh kiện tới Nga do ảnh hưởng của các lệnh cấm vận của phương Tây. Để tiết kiệm chi phí, một số khách đã tính đến việc thay thế các phụ tùng không chính hãng hoặc loại đã được tân trang lại. Tuy nhiên cơ quan chức năng Nga đã ra lệnh cấm sử dụng các loại phụ kiện không đảm bảo nguồn gốc và kém chất lượng để hạn chế rủi ro tăng số vụ tai nạn giao thông.
Ông Jan Heitseer - Phó chủ tịch Hiệp hội xe hơi quốc gia, Nga cho biết thêm: Bạn sẽ không biết linh kiện được tân trang lại có hoạt động tốt hay không. Ví dụ, một bộ tản nhiệt có vẻ ngoài rất ổn, nhưng bên trong đã bị hỏng. Chỉ có thợ chuyên nghiệp mới biết được.
Ông Igor Yurgens - Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Toàn Nga cho rằng: Trong tình cảnh này, chúng tôi trông chờ nhiều vào các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác nữa. Chính phủ đang đàm phán để tăng cường nhập khẩu từ các nước nói trên.
Thực tế, ngành công nghiệp ôtô thế giới vốn đã chịu nhiều tác động tiêu cực từ thiếu hụt nguyên vật liệu kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát cách đây hai năm. Giờ đây, cuộc xung đột Nga-Ukraine- đang gây ra một trở ngại khác cho các nhà sản xuất ô tô. Giữa bối cảnh nhu cầu mua xe tăng cao, nguyên liệu khan hiếm và xung đột gây ra những gián đoạn nguồn cung mới.
Bà Stephanie Brinley – Nhà phân tích ô tô tại IHS Markit cho biết: Còn quá sớm để xem xét mức độ thiệt hại của nghành ô tô toàn cầu do khủng hoảng chính trị ở Ukraine gây nên. Nhưng với sự đứt gãy nguồn cung sẵn có do đại dịch thì đây là một vấn đề đáng quan tâm”
Ông Mark Wakefield, đồng lãnh đạo đơn vị ôtô toàn cầu AlixPartners cho biết: Bạn chỉ cần thiếu một thành phần là cả quá trình sản xuất một chiếc xe hơi đều bị gián đoạn. Bất cứ “khúc cua” nào trên "đường đua" đều có nguy cơ tạo nên sự gián đoạn cho việc sản xuất hoặc khiến giá tăng mà không báo trước.
Ukraine là nơi sản xuất hệ thống dẫn điện quan trọng cho xe hơi. Ước tính nước này cung cấp khoảng 10-15% cho thị phần xe hơi ở châu Âu. Trong khi đó, Nga là nước cung cấp 10% niken cho thế giới để tạo ra nguồn pin trong xe điện. Ngoài ra, Nga và Ukraine còn là những nhà xuất khẩu lớn nguyên vật liệu về nhôm và thép cho ngành sản xuất ôtô.
Cả Nga và Ukraine đều là những nhà cung cấp quan trọng các mặt hàng palladium và khí neon, được sử dụng để sản xuất các bộ phận xử lý cho động cơ và chip bán dẫn.
Theo ông David Mitchell, Giáo sư Kinh tế và Giám đốc Cục Nghiên cứu Kinh tế tại Đại học Bang Missouri, các vấn đề sẽ tiếp tục xảy ra. Đó không chỉ bởi Ukraine sản xuất ra Neon và một số thứ khác cần thiết cho sản xuất chip, mà còn do những vùng cấm bay ở Nga… Điều đó làm tăng thời gian cần thiết để di chuyển các bộ phận phục vụ sản xuất từ nơi này đến nơi khác trên thế giới, không chỉ gây ra sự chậm trễ mà còn làm tăng chi phí.
Ông Edmond Doughlas - Quản lý showroom ô tô của Ford, Mỹ bày tỏ: Chúng tôi được dự báo về một đợt hiếm hàng và tăng giá sắp tới. Chỉ có thể trả cho những đơn đặt hàng trước đó.
Thời điểm hiện tại, chiến dịch quân sự ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hòa hoãn, giao tranh vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, các đợt bùng phát dịch bệnh tại Trung Quốc có thể dẫn đến cắt giảm nguồn cung linh kiện. Chưa có nhà phân tích nào có thể dự báo về tình hình nguồn cung linh kiện, nguyên liệu thô và hoạt động sản xuất ô tô trong thời gian tới. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp đạt được thỏa thuận ngừng bắn thì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vẫn được thực hiện. Vì vậy, nguồn cung chắc chắn không thể trở lại bình thường trong thời gian ngắn.
(ANTV) - Sáng 23/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
(ANTV) - Phối hợp, liên kết để xúc tiến phát triển du lịch là vấn đề được nhiều địa phương quan tâm, đặc biệt là giữa những địa phương có sự khác biệt về văn hóa, cảnh quan- tức là có dư địa để trao đổi nguồn khách. Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu diễn tại Thành phố Đà Nẵng từ ngày 22-24/11 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỹ vĩ” xuất phát từ mục đích đó.
(ANTV) - Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai một số sản phẩm, công cụ phục vụ quản lý thuế, trong đó có ứng dụng hoàn thuế thuế thu nhập cá nhân tự động. Hiện Tổng cục Thuế đang xây dựng chức năng "Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân gợi ý" trên các ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử.
(ANTV) - Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương cho biết đang chuẩn bị 2 phương án điều hành giá xăng dầu trong dự thảo nghị định thay thế các quy định hiện hành về kinh doanh xăng dầu để trình Chính phủ.
(ANTV) - Với hàng loạt vi phạm về xây dựng, môi trường và PCCC, 8 cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) bị phạt nặng với số tiền gần 4,1 tỷ đồng.
(ANTV) - TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 thuộc 5 địa phương đứng đầu về chính phủ điện tử, kinh tế số chiếm 25% GRDP. Đến năm 2030, hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Mục tiêu trên được công bố tại lễ khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM năm 2024 với chủ đề “Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của TP.HCM” .
(ANTV) - Lực lượng quản lý thị trường TP.HCM thực hiện đợt cao điểm tăng cường kiểm tra, truy bắt các cơ sở kinh doanh hàng giả, nhái thương hiệu thông qua các kênh Tik Tok, Facebook.
(ANTV) - Để giải quyết tình trạng tồn đọng suốt nhiều năm, và cải thiện đời sống người dân, chỉnh trang mỹ quan đô thị TP. HCM sẽ thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh rạch, trong đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TPHCM sẽ làm trưởng ban.
(ANTV) - Nhằm tăng cường các biện pháp quản lý giá, bảo đảm cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TP.HCM dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công thương vừa ban hành công văn gửi UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức; doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ thống phân phối hiện đại.
(ANTV) - Chiều 23/11, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức thu gom và xử lý vụ người dân phát hiện, giao nộp viên nén nghi ma túy.