Thứ Tư, 24/04/2024 08:51 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Phong tục đón Tết Trung thu ở một số nước châu Á

(ANTV) - Những chiếc đèn ông sao, bánh nướng, bánh dẻo, là những nét đặc sắc không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam. Nhưng đón Tết Trung thu có ở nhiều quốc gia tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng chào đón lễ hội đặc sắc này. 

Ở mỗi nước, lại có những phong tục ăn Tết Trung thu khác nhau. Và hôm nay, nhân ngày 15/8 âm lịch, cũng chính là ngày Tết Trung thu, cùng ANTV Online dạo một vòng quanh châu Á để hiểu thêm ý nghĩa của ngày lễ này và cách mà người dân đón “Lễ hội trăng rằm”.

Tại Hàn Quốc: Ngày Tết lớn nhất và quan trọng nhất trong năm không phải là Tết Nguyên đán như ở Việt Nam, mà chính là Tết Trung thu. Tết Trung thu ở Hàn Quốc còn gọi là Chuseok - được xem như một lễ hội mừng mùa bội thu, và người dân trên cả nước sẽ được nghỉ ít nhất 3 ngày.

Ông Park Gwang-young - Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc chia sẻ: Vào dịp này, chúng tôi thực hiện nghi thức tạ ơn tổ tiên với bánh làm từ gạo và các loại trái cây thu hoạch sau vụ mùa, cầu mong mùa màng bội thu và dịp Tết này còn mang ý nghĩa gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Người dân Hàn Quốc rất coi trọng ngày Tết Trung thu và coi ngày Trung thu là ngày hướng về Tổ tiên. Các gia đình chuẩn bị mâm cúng tổ tiên thật tròn đầy và sắp xếp theo đúng trình tự. Ngoài ra trong ngày này, mọi người còn đi tảo mộ, giống như Thanh minh của Việt Nam.

Songpyeon là món ăn đặc trưng của người Hàn Quốc trong Tết Chuseok. Loại bánh này được làm từ bột gạo với nhiều loại nhân khác nhau. Hình dáng của Seongpyeon được nặn theo hình trăng khuyết. Bởi theo người dân Hàn Quốc, hình ảnh vầng trăng khuyết mới là hình ảnh đẹp nhất tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

Điều đặc biệt nữa trong dịp Tết Trung thu tại Hàn Quốc là dù mỗi vùng đều có những phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều có chung điệu múa Ganggangsullae. Không phân biệt già trẻ, gái trai, người dân xứ Kim chi sẽ quây thành vòng tròn lớn nhảy múa mừng ngày rằm tháng 8.

Tại Trung Quốc: Trung thu là lễ hội lớn thứ 2 chỉ sau Tết Nguyên đán. Điểm đặc trưng nhất có thể nhận thấy trong dịp Lễ này ở Trung Quốc chính là những chiếc lồng đèn rực rỡ khắp mọi phố phường với đủ hình dáng. Đêm rằm tháng 8, người dân Trung Quốc cũng có thói quen ăn bánh Trung thu. Những chiếc bánh giờ đa dạng hơn, với đủ loại nhân hấp dẫn, cùng hình tròn đặc trưng biểu tượng cho sự đoàn viên, viên mãn.

Theo truyền thống, vào ngày Trung Thu ở Trung Quốc, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau chiêm ngưỡng mặt trăng tròn, thầm cầu chúc những điều may mắn sẽ đến. Nếu chọn ra ngoài trong dịp này, mọi người có thể cùng nhau thả đèn trời, đèn hoa đăng cạnh bờ sông, xem múa lân sư rồng hoặc giải câu đố.

Tại Nhật Bản: Dù không còn sử dụng lịch âm như những nước bạn châu Á, tuy nhiên người Nhật Bản vẫn giữ gìn truyền thống và tổ chức lễ hội Otsukimi (hay Tsukimi) - Lễ hội "ngắm trăng" như những gì tổ tiên đã làm vào nghìn năm trước. Câu truyện truyền thuyết nổi tiếng ở Nhật Bản vào ngày Trung Thu là về Thỏ ngọc giã bột làm bánh mochi trên cung trăng.

Vào dịp lễ này, người Nhật Bản sẽ cùng ngắm trăng và ăn món bánh truyền thống thơm ngon Tsukimi Dango - một loại bánh xếp tròn xinh và nhỏ nhắn tượng trưng cho ánh trăng rạng ngời giữa trời Thu. Trẻ em Nhật Bản sẽ được cha mẹ tặng cho chiếc lồng đèn cá chép để cùng bạn bè rước đèn. Với hình tượng cá chép, người dân Nhật Bản mong muốn các con mình lớn lên sẽ dũng cảm, can đảm, đặc biệt là với các bé trai.

Có thể thấy, dù tìm thấy một số điểm khá giống nhau trong phong tục đón Tết Trung thu ở các nước châu Á, nhưng mỗi nơi đều có giá trị khác nhau, phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, hướng tới những điều tốt đẹp. Quan trọng nhất, Tết Trung thu là dịp vô cùng quan trọng và ý nghĩa để mọi người trong gia đình, dù ở xa đến đâu, dù cuộc sống còn nhiều bộn bề, lo toan đến đâu cũng sẽ về quây quần bên người thân, dùng chung một bữa cơm sum họp. Chính vì lẽ đó, Tết Trung thu vẫn luôn được gọi bằng cái tên thân thuộc "Tết đoàn viên"./.

Tin mới nhất

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Cao su Đắk Lắk, cơ quan điều tra tiếp tục khởi tố thêm 2 bị can là Bùi Quang Ninh (Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk) và Huỳnh Văn Toàn (nguyên Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty).

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Chiều 23/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Quý Thanh (cựu Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và 2 con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích tiếp tục phần xét hỏi. Tại phiên tòa, bị cáo Thanh cho biết đồng ý với nội dung của cáo trạng và sẽ chấp nhận mọi phán quyết của Hội đồng xét xử.

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Sư phạm là một môi trường đặc biệt, nơi luôn đề cao những giá trị chuẩn mực đạo đức trong từng lời ăn, tiếng nói và hành động. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều vụ việc liên quan tới bạo lực đã làm mất đi sự tôn nghiêm nơi trường học. Học sinh đánh học sinh, thầy cô giáo đánh học sinh, thậm chí là phụ huynh đánh chửi thầy cô giáo.

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Sáng ngày 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Căn cước 2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi được quy định tại Điều 19 của luật. Đây cũng là một trong những điểm mới của luật căn cước 2023 mà người dân rất mong chờ sớm được triển khai trong cuộc sống.

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của một cuộc chiến tranh thần kỳ, đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX. Công an nhân dân đã kề vai sát cánh với Quân đội nhân dân Việt Nam lập nên nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an trong công tác bảo vệ chiến dịch đã hun đúc nên truyền thống anh hùng vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam, là di sản tinh thần vô giá, thôi thúc lực lượng Công an nhân dân tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong những giai đoạn sau này.

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 6 đối tượng.

Xem thêm