Thứ Sáu, 19/04/2024 22:09 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Thế giới

Xóa đói giảm nghèo và bài học thành công của Việt Nam

(ANTV) - Năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức tuyên bố ngày 17/10 hằng năm là Ngày Quốc tế xóa nghèo và kêu gọi tất cả các quốc gia cùng kỷ niệm ngày này, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng nước mà tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm loại bỏ nghèo đói và khổ đau. 

Khóa họp thứ 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) cuối tháng 9/2019 với chủ đề: “Tăng cường nỗ lực đa phương nhằm xóa nghèo, thúc đẩy giáo dục chất lượng, hành động vì phát triển bao trùm và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Đã đặt ra mục tiêu và bàn thảo các giải pháp để xóa nghèo. Trong đó xác định duy trì nền hòa bình là điều kiện mang tính tiên quyết để giảm nghèo, tiến tới xóa nghèo.

Tại đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận cấp cao, với những thông điệp riêng hướng tới chủ đề này.

Có thể thấy, những nỗ lực toàn cầu thời gian qua đã mang lại những thành quả to lớn về phát triển. Hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, giáo dục tiểu học đã được phổ cập ở nhiều quốc gia, tỉ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em giảm đáng kể.

Tuy nhiên, các nước tham dự đều nhận định, thế giới ngày nay phải đối mặt với nhiều thách thức ở mức độ và tính chất khác hoàn toàn so với cách đây chỉ một vài thập kỷ. Những tác động trực tiếp và lâu dài của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnhảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các quốc gia. Xung đột kéo dài ở nhiều khu vực nhất là ở Trung Đông, Châu Phi, cùng nhiều điểm nóng tiềm ẩn có thể bùng phát ở các nơi khác trên thế giới.

Chiến trường không còn giới hạn trong những vùng chiến sự mà đã lan ra các thành phố, làng mạc, những khu vực tập trung đông dân cư. Nguy cơ phổ biến và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt có nhiều diễn biến phức tạp, cơ chế quốc tế kiểm soát vũ khí, chống phổ biến bị rạn nứt rõ rệt.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ đang tạo ra những phương thức và công cụ chiến tranh mới. Chi tiêu quốc phòng trên toàn cầu đang ở mức cao nhất. Những điều này đang đe dọa nền hòa bình và an ninh thế giới và đẩy con người vào vòng xoáy bạo lực và đói nghèo. Vì thế cần phải duy trì nền hòa bình cho nhân loại mới có thể phát triển bền vững.

Tại Việt Nam, theo Bộ Lao động, thương binh và xã hội, công tác giảm nghèo thời gian qua đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết; tỉ lệ giảm nghèo bình quân mỗi năm giảm khoảng 1,55%, tương ứng với trên 300.000 hộ nghèo thoát nghèo.

Vậy những kết quả này đang ở mức nào so với các nước trên thế giới? với những đặc điểm riêng của mình, Việt Nam cần làm gì để từng bước xóa nghèo?  Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, thì công tác xóa nghèo cần thay đổi như thế nào?

Bà Caitlin Wiesen - Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã trả lời phóng viên ANTV xung quanh chủ đề này.

Phóng viên: Trước hết xin được cảm ơn bà đã tham gia cuộc trao đổi của chúng tôi! Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về những kết quả mà Việt Nam đạt được trong công tác xóa nghèo thời gian qua?

Bà Caitlin Wiesen - Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam 

Bà Caitlin Wiesen: Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về xóa đói giảm nghèo trên thế giới. Việt Nam được thế giới công nhận thành tựu xóa đói giảm nghèo (XĐGN) phi thường về giảm tỉ lệ nghèo cùng cực, từ 49% dân số vào năm 1992 xuống chỉ còn 2% vào năm 2016. Việt Nam đã giảm đáng kể tỉ lệ nghèo đa chiều, từ 16% vào năm 2012 xuống còn 5% vào năm 2018. Hơn 6 triệu người thoát khỏi nghèo đói trong 6 năm, điều này thật phi thường.

Khi so sánh với các nước khác, tỉ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam thấp hơn 5% so với hầu hết các nước ở khu vực Châu Á và TBD. Đây thực sự là thành tựu phi thường trong XĐGN, chính là Mục tiêu phát triển bền vững SDG1.

Phóng viên: Vâng! Bà có vừa nhắc đến giảm nghèo đa chiều. Việt Nam đã trở thành một trong số những nước đi đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều để giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh. Theo bà, điều này đã có tác dụng như thế nào đối với công tác xóa nghèo ở Việt Nam?

Bà Caitlin Wiesen: Việt Nam là một trong những nước đi tiên phong ở khu vực châu Á và TBD trong việc tiếp cận nghèo đa chiều, bao gồm các chiều cạnh nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục và dịch vụ xã hội cơ bản, đo lường nghèo đói một cách toàn diện.

Một điều quan trọng nữa là Việt Nam cũng dẫn đầu trong khu vực là áp dụng cách tiếp cận nghèo đa chiều trong chính sách và các chương trình mục tiêu XĐGN.

UNDP rất vui được giới thiệu phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều vào Việt Nam năm 2015 và hỗ trợ việc thực hiện phương pháp này phù hợp với bối cảnh Việt Nam, áp dụng trong các chính sách và chương trình khác nhau, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia, giúp cải thiện đo lường nghèo đa chiều, để có thể theo dõi và đánh giá tốt hơn các chiều cạnh nghèo đa chiều của người dân được cải thiện như thế nào theo thời gian. Và cuối cùng là chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên thế giới, vì họ rất muốn biết Việt Nam đã áp dụng như thế nào, lồng ghép như thế nào vào các chính sách và chương trình đã có.

Phóng viên: Đối với việc giảm nghèo ở các khu vực khó khăn như miền núi, nông thôn của Việt Nam cần phải lưu ý điều gì?

Bà Caitlin Wiesen:  Mặc dù đã đạt được những kết quả vượt bậc trong XDGN Tuy nhiên, nghèo đói vẫn tồn tại trong các nhóm dân tộc thiểu số sống ở miền núi và những vùng địa lý xa xôi hẻo lánh ở Việt Nam. Dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15% dân số ở nước các bạn, nhưng lại chiếm 95% số người nghèo cùng cực. Đây là con số rất đáng lưu ý và giải quyết.

Để xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chúng ta cần nỗ lực gấp đôi. một mặt chúng ta cần cải thiện chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản: y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo dục và giáo dục bậc đại học. Mặt khách chúng ta cần thúc đẩy mô hình tăng trưởng bao trùm với những sáng kiến đổi mới sáng tạo có sự tham gia của người nghèo.

Phóng viên: Thưa bà, trong bố cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi và nhiều thách thức mới, vậy trong thời gian tới UNDP có sự thay đổi gì trong chính sách xóa đói nghèo giảm nghèo với các nước trên thế giới?

Bà Caitlin Wiesen: Để giải quyết tình trạng nghèo thâm căn cố đế đòi hỏi cách tiếp cận mới, đổi mới sáng tạo. Bài học từ các nước khác trên thế giới cho thấy, đổi mới sáng tạo vô cùng quan trọng, nhưng là đổi mới sáng tạo trong bối cảnh địa phương, đổi mới sáng tạo có sự tham gia rộng rãi của các đối tác trong xã hội - đại diện chính quyền địa phương, doanh nghiệp, và bản thân người dân – và đổi mới sáng tạo dẫn đến giải pháp phù hợp với địa phương và có sự tham gia của cộng đồng địa phương.

Đối với Việt Nam, một trong những điều cần ưu tiên để tiếp tục giảm nghèo là việc áp dụng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều và người dân ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất trong Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Đồng thời cần đưa vào thực hiện ở cấp xã và cấp cơ sở. UNDP sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong quá trình này.

Phóng viên: Xin cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn.

Tin mới nhất

Khởi tố Lê Tùng Vân trong vụ Tịnh thất Bồng Lai tội loạn luân

Khởi tố Lê Tùng Vân trong vụ Tịnh thất Bồng Lai tội loạn luân

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Sáng nay 19-4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Tùng Vân (92 tuổi, trú ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) về tội loạn luân. Bị can Lê Tùng Vân được tại ngoại vì lý do sức khỏe.

Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ

Triệt phá đường dây buôn bán thuốc nổ

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Qua gần 6 tháng lập án và theo dõi, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã đấu tranh thành công, triệt phá đường dây buôn bán vận chuyển thuốc nổ trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, Nghệ An.

Rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về những hệ lụy từ lao động xuất cảnh trái phép, nhưng vẫn có nhiều người dân tin theo lời quảng cáo trên các mạng xã hội để tìm mọi cách xuất cảnh trái phép ra nước ngoài làm thuê với mong muốn tìm được công việc có thu nhập cao hoặc thực hiện mục đích khác. Tuy nhiên, đa phần trong số họ lại có kết cục giống nhau là đều bị lừa đảo, phải lao động bất hợp pháp cho các chủ nước ngoài. Ghi nhận tại tỉnh Yên Bái.

Những "đứa con đẻ" của tổ chức khủng bố Việt Tân

Những "đứa con đẻ" của tổ chức khủng bố Việt Tân

Pháp luật 19/04/2024

(ANTV) - Kể từ khi thành lập, Việt Tân được coi là 1 tổ chức khét tiếng có nhiều hoạt động phá hoại chống Đảng, Nhà nước với phương thức hoạt động hết sức manh động, liều lĩnh; chủ trương tiến hành bạo động có vũ trang đánh bom, ám sát... Việt Tân đã được Bộ Công an đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Trồng cây bụi giúp cải thiện đời sống người dân Nepal

Trồng cây bụi giúp cải thiện đời sống người dân Nepal

Thế giới 19/04/2024

(ANTV) - Nguồn cung mitsumata, loại giấy truyền thống dùng để in tiền yen của Nhật Bản, đang cạn kiệt. Bột giấy làm ra nó được khai thác từ các loại cây thuộc họ Thymelaeaceae, mọc ở vùng cao, với lượng nắng vừa phải và ráo nước. Nhưng dân số nông thôn giảm và biến đổi khí hậu đang khiến nông dân Nhật Bản phải từ bỏ những mảnh đất trồng cây này.

Tin tức ANTT nổi bật 24h qua

Tin tức ANTT nổi bật 24h qua

Điểm tin 19/04/2024

(ANTV) - Đà Nẵng: Triệt phá đường dây mua bán ma tuý số lượng lớn; Bắt đối tượng thứ ba trong vụ cướp tiệm vàng ở Bình Dương; Bắt 2 đối tượng lừa đảo bằng hình thức lừa chuyển khoản để lấy tiền mặt; Triệt phá đường dây sản xuất viên uống chống đột quỵ giả, trị giá 50 tỷ đồng; Đồng Nai: Khởi tố đối tượng trộm cắp tài sản...là một số tin tức ANTT nổi bật 24h qua.

Nghĩa tình trong hạn mặn

Nghĩa tình trong hạn mặn

Xã hội 19/04/2024

(ANTV) - Những ngày qua, nắng hạn diễn đã xảy ra trên diện rộng khắp các tỉnh đồng bằng sông cửu long. Lúc này nước ngọt trở thành thứ quý giá nhất đối với người dân nơi đây. Trước thực trạng trên, Công an các tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã ra quân, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn.

Xem thêm