Thứ Sáu, 29/03/2024 17:27 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Cùng con vượt cú sốc trượt lớp 10

(ANTV) - Kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của con, đặt mục tiêu vào ngôi trường cấp ba mơ ước tạo nền tảng vững chắc cho con tiến về phía trước là khát vọng đáng trân quý của mẹ cha. Tuy nhiên, không ít các bậc phụ huynh chúng ta đặt kỳ vọng quá cao, mục tiêu quá lớn so với năng lực thực tế của hoc sinh. Nên, mỗi mùa thi cử về, áp lực điểm số, áp lực không vào được trường công như ý muốn lại đè nặng lên tâm lý của các em. Nếu như không nhận được sự quan tâm kịp thời thì có thể xảy ra những sự việc đáng tiếc.

Ngay sau khi có kết quả thi lớp 10, cộng đồng mạng truyền tay nhau thông điệp tìm người nhà của một gia đình ở Hà Nội. Trong đó ghi rõ: Con "sốc" do kết quả thi không tốt nên đã bỏ nhà đi. May thay, hơn 1 ngày sau, gia đình đã tìm được con. Nhưng chuyện này một lần nữa cho thấy, các học sinh đã chịu nhiều áp lực thế nào từ chuyện thi cử.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, TP Hà Nội bày tỏ: Vừa thương phụ huynh, vừa thương các con. Có thể giữa bố mẹ và các con chưa hiểu và gây áp lực vô tình lên các con

Anh Đỗ Nam Cao, quận Thanh Xuân chia sẻ: 1 cách vô tình nào đó bố mẹ đã tạo áp lực cho con mà chính bố mẹ không hiểu, có thể do mình kỳ vọng quá vào con mà con không đạt được thì nảy sinh suy nghĩ tiêu cực

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội bày tỏ: Đấy là cách thoát của các em. Buồn chán thất bại, thật ra đối với trẻ con thì đó là nhất thời, nhưng nếu k có người chỉ dẫn để các em vượt qua thì rất đáng tiếc.

Nếu nói kỳ thi vào lớp 10 còn căng thẳng và áp lực hơn cả thi Đại học thì cũng không sai. Bởi chỉ cần đỗ lớp 10, nhiều em học hết cấp 3 đã có thể vào một trường đại học nào đó bằng phương thức xét tuyển học bạ. Theo một phụ huynh có con thi vào lớp 10 chia sẻ, anh quá thấm thía những vụ việc đáng tiếc xảy ra của các học sinh trong thời gian qua, nên không hề gây một áp lực nào cho con. Thế nhưng, chính con lại là người suy sụp.

Khi nhận kết quả tâm trạng cháu cũng bất ổn. Không nói chuyện và đóng cửa suốt ngày. Tuy nhiên tôi tôn trọng cảm xúc cá nhân của cháu và k gây áp lực để cháu nghĩ tiêu cực. Điều đó rất bất lợi cho quá trình phát triển tiếp theo của cháu. Gia đình cũng động viên rất nhiều và hiện tại cháu đã ổn.

Theo các chuyên gia giáo dục, dù điểm chuẩn thế nào thì theo lý thuyết vẫn chỉ có không quá 64,7% số thí sinh trúng tuyển vào 10. Câu hỏi đặt ra là các em sẽ học ở đâu, làm gì, và liệu "cánh cửa" tương lai đã vì thế mà khép lại?

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội chia sẻ: Nhiều phụ huynh quá kỳ vọng, con cứ phải vào trường công, trường điểm mới là bình thường, còn  đi trật cái đó là k bình thường. Quan niệm của nhiều cha mẹ, xã hội đang là như thế. Mỗi đứa trẻ là 1 phiên bản với hoàn cảnh khác nhau. Đích đến không phải là trường công. Trường công, trường tư, trường nghề đều là những ngã rẽ đang chờ đón học sinh và mỗi học sinh sẽ có 1 ngã rẽ khác nhau, đó là chuyện bthuong. Phải chọn những trường phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và sự phát triển của con.

Cũng theo TS Tùng Lâm, đã đến lúc cả bố mẹ và thầy cô phải thay đổi tư duy trước tình huống con trượt THPT công lập. Chúng tôi luôn nhắc phụ huynh và giáo viên phải đồng hành cùng con. Chúng ta thường kỳ vọng thay vì kỳ công. Những năm cuối cấp 2 ngoài mục tiêu chọn trường thì mục tiêu lớn hơn là xdinh con theo hướng nghề nghiệp nào. Phải biết nhiều khả năng để chuẩn bị cho con trước,  sau cho con phát triển mới là quan trọng, nhất là trước những ngã rẽ, bố mẹ phải vững vàng, các con phải bản lĩnh

Nhiều học sinh đã từng thi trượt vào cấp 3 công lập bày tỏ các em cũng từng rất thất vọng vì bản thân, từng chịu những áp lực riêng từ gia đình. Nhưng các em đã vượt qua, để tự tin theo đuổi tiếp những ước mơ của mình.

Rõ ràng THPT công lập không phải là con đường duy nhất. Vẫn còn có những cánh cửa khác đang mở ra cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Hơn lúc nào hết đây là lúc thời điểm mỗi gia đình cần hiểu đúng năng lực của con em mình, và cùng các em quyết định mở cánh cửa nào phù hợp cho tương lai./.

Tin mới nhất

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Nhằm tiếp tục phát huy và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa các lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung và lực lượng Công an nói riêng, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Những ngày gần đây, vấn nạn bạo lực trong xã hội, bạo lực học đường và cách tìm ra tiếng nói chung để xử lý mâu thuẫn giữa trẻ em, giữa các học sinh lại trở thành câu chuyện đáng bàn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua.

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Có một nghịch lý tồn tại rất lâu trên các tuyến cao tốc đó là những xe đi chậm thì lại chiếm làn xe tốc độ cao, dẫn đến tình trạng các phương tiện khác cũng phải đi chậm theo những xe này. Điều này khiến các xe có nhu cầu vượt, có nhu cầu đi nhanh hơn thì bắt buộc phải vi phạm, buộc phải vượt bên phải, hoặc luồn lách để tránh né những xe “ rùa bò” này.

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều điểm sáng trong công tác phòng chống lao. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Trước thực trạng đó, Thủ tướng chính phủ vừa ký công điện yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Pháp luật 29/03/2024

(ANTV) - Một trong các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trong thời gian qua là thủ đoạn gọi điện thoại đến người dân tự xưng là công an phường thông báo việc tài khoản định danh điện tử bị sai lệch thông tin. Nhiều người đã bị sập bẫy, nghe theo và thực hiện những thao tác khác trên điện thoại. Kết quả đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm