Thứ Tư, 24/04/2024 02:26 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Đêm sơ tán ở vùng tâm bão đổ bộ

(ANTV) - Dự báo cơn bão số 4 sẽ đổ bộ trực tiếp vào Quảng Nam, trong đó, địa bàn xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ là nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn di dời 100% hộ dân đang sinh sống tại đây đến nơi sơ tán tập trung trong sáng 27/9. Công an các đơn vị đang khẩn trương vận động và xuyên đêm hỗ trợ người dân gia cố nhà cửa, đảm bảo tài sản trước khi di dời.

Là xã ven biển dự báo bị ảnh hưởng trực tiếp bởi siêu bão, trong khi đa số nhà dân là nhà cấp 4, không kiên cố, xã Tam Thanh sẽ thực hiện di dời 100% dân đến tránh trú bão tại địa phương khác.

Hơn 1000 hộ dân đang khẩn trương dọn dẹp nhà cửa để sẵn sàng sơ tán trước cơn bão số 4. Hiểu được tâm lý người dân vẫn lo lắng cho tài sản ở nhà, lực lượng công an đã xuyên đêm vận động, tuyên truyền và giúp đỡ bà con kê đồ đạc, gia cố nhà cửa để người dân yên tâm đi tránh bão.

Với khối lượng công việc lớn, công an các địa phương đã huy động 100% lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương, dân quân tự vệ phát loa tuyên truyền liên tục để người dân chủ động thu dọn đồ đạc, chuẩn bị di dời.

Đồng thời cũng nhanh chóng rà soát những gia đình neo đơn, khó khăn để tiến hành hỗ trợ, giúp đỡ. Mọi công tác phải gấp rút hoàn thành trong đêm để thực hiện di dời toàn bộ hộ dân trước 9h sáng 27/9.

Để sẵn sàng ứng phó với kịch bản xấu nhất của cơn bão số 4, bên cạnh di dời tập trung 100% hộ dân ở xã Tam Thanh với khoảng 1000 người, tỉnh Quảng Nam cũng di dời hơn 182.000 dân ở những khu vực nguy hiểm trên địa bàn toàn tỉnh đến nơi an toàn.

Đảm bảo trước 12h ngày 27/9, mọi công tác ứng phó đã sẵn sàng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão gây ra.

Thủ tướng họp khẩn ứng phó bão số 4: Bảo vệ tính mạng, tài sản, di sản, sinh kế của người dân

Sáng ngày 27/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4 (bão Noru) – một trong những cơn bão lớn nhất ảnh hưởng tới nước ta những năm qua. Thủ tướng yêu cầu phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân, ngay từ khi bão chưa đổ bộ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, theo dự báo của các cơ quan chức năng, cơn bão số 4 diễn biến phức tạp, tăng 2 cấp so với ngày hôm qua, cường độ mạnh, di chuyển nhanh trong khi khả năng ứng phó còn có những hạn chế.

Thủ tướng nhất trí với quan điểm công tác phòng chống bão phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống “cao hơn 1 cấp” để có sự chủ động chuẩn bị, nếu chuẩn bị tốt thì khi cơn bão đổ bộ với cường độ mạnh hơn dự kiến thì vẫn bảo đảm an toàn, ngược lại nếu bão đổ bộ mạnh hơn dự kiến mà không chuẩn bị tốt thì thiệt hại sẽ lớn.

Những ngày qua, các địa phương đã hướng dẫn gần 58.000 tàu thuyền với khoảng 300.000 lao động di chuyển, tránh trú; gia cố, di dời 4.500 lồng bè thủy sản; lên kế hoạch và tiến hành sơ tán trên 100.000 hộ với gần 400.000 dân tại các vùng nguy cơ cao.

Thủ tướng hoan nghênh tinh thần của các tỉnh, thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo. Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo, các bộ ngành, địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thời tiết thế nào, như khi trước bão thì có thể trời quang, mây tạnh. Đồng thời cũng không để bị động, bất ngờ, gây thiệt hại tính mạng và tài sản người dân, không hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt nhất, đặt mục tiêu bảo đảm an toàn, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết. Vừa phòng tốt, vừa chống đỡ có hiệu quả với phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị tốt nhất để kịp thời ứng phó diễn biến xấu có thể xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đặc biệt là bảo vệ tính mạng người dân, cương quyết di dời người dân ra khỏi nơi nguy hiểm; trong đó hết sức chú ý bảo vệ các đối tượng yếu thế, học sinh, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, người tàn tật, khách du lịch phải ở lại do bão…

Thủ tướng yêu cầu, thời gian không còn nhiều, các bộ ngành, địa phương liên quan từ tỉnh tới cấp huyện, cấp xã phải rà soát lại và tiếp tục triển khai ngay các công việc. Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, dự báo chính xác nhất có thể, cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan, người dân. Các địa phương huy động cả hệ thống chính trị, đình hoãn các cuộc họp không cấp bách để tập trung chỉ đạo ứng phó bão; phân công các đồng chí trong đảng ủy, thường vụ đảng ủy xuống kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương trọng điểm, ứng trực, chỉ đạo ứng phó tại cơ sở.

Thủ tướng yêu cầu cương quyết di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, ven biển, cửa sông, nhà yếu không bảo đảm an toàn, nơi nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu. Việc sơ tán dân, nhất là vùng ven biển phải hoàn thành sớm nhất thể, trước khi bão đổ bộ. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, cần thiết thì cưỡng chế sơ tán để bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân. Không để người dân ở lại trên lồng bè, tàu thuyền, khu vực không an toàn, rất khó khăn khi ứng cứu trong lúc bão đổ bộ và nguy cơ cao thiệt hại. Các địa phương, các lực lượng chức năng như công an, quân đội bố trí lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn để người dân yên tâm sơ tán, bố trí lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm, chuẩn bị y tế cho người dân.

Rà soát tàu thuyền, liên hệ tới từng chủ tàu, không để tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm; hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn; rút kinh nghiệm từ ứng phó các cơn bão trước đây khi hàng trăm tàu thuyền hư hỏng do va chạm trong lúc neo đậu. Huy động lực lượng quân đội, công an, thanh niên hỗ trợ người dân thu hoạch lúa, hoa màu, thủy sản.

Bộ Xây dựng hướng dẫn các biện pháp bảo vệ, hạn chế tình trạng đổ sập, tốc mái các công trình. Chủ động kiểm soát hoạt động đi lại, phân luồng, hướng dẫn giao thông bảo đảm an toàn; hạn chế người dân ra đường khi bão đổ bộ. Kiểm tra lại các cây lớn dễ đổ, gãy để có biện pháp xử lý an toàn phù hợp.

Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men cho các khu vực nguy cơ sạt lở, chia cắt, cô lập. Bố trí lực lượng cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống, nhất là trên biển, trên sông và các khu vực bị cô lập, chia cắt.

Các bộ ngành triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; nhất là bảo đảm an toàn, tính mạng cho người dân, an toàn hồ đập, các công trình sản xuất, dịch vụ, dầu khí trên biển…

Lực lượng vũ trang chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị hỗ trợ các địa phương ứng phó bão. Các cơ quan báo chí – truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền về ứng phó bão, nhất là các kỹ năng ứng phó bão, bằng mọi biện pháp có thể để thông tin nhanh nhất về thiên tai tới người dân.

Qua cuộc họp, có thể thấy thông tin liên lạc cơ bản được kết nối tốt, cần tiếp tục duy trì thông suốt thông tin liên lạc trong mọi tình huống. Ban Chỉ đạo tiền phương trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc ứng phó và khắc phục hậu quả bão, lũ lụt. Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai theo dõi, cập nhật diễn biến kịp thời để báo cáo Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

(Nguồn: Báo Chính phủ)

Tin mới nhất

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty CP Cao su Đắk Lắk, cơ quan điều tra tiếp tục khởi tố thêm 2 bị can là Bùi Quang Ninh (Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk) và Huỳnh Văn Toàn (nguyên Trưởng phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu công ty).

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Ông Trần Quý Thanh: Bị cáo đã nhận ra hành vi của mình là sai

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Chiều 23/4, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Quý Thanh (cựu Giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) và 2 con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích tiếp tục phần xét hỏi. Tại phiên tòa, bị cáo Thanh cho biết đồng ý với nội dung của cáo trạng và sẽ chấp nhận mọi phán quyết của Hội đồng xét xử.

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sư phạm

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Sư phạm là một môi trường đặc biệt, nơi luôn đề cao những giá trị chuẩn mực đạo đức trong từng lời ăn, tiếng nói và hành động. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều vụ việc liên quan tới bạo lực đã làm mất đi sự tôn nghiêm nơi trường học. Học sinh đánh học sinh, thầy cô giáo đánh học sinh, thậm chí là phụ huynh đánh chửi thầy cô giáo.

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Sáng ngày 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”.

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Người dân mong việc cấp Căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi sớm có hiệu lực

Xã hội 23/04/2024

(ANTV) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội thông qua Luật Căn cước 2023 gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi được quy định tại Điều 19 của luật. Đây cũng là một trong những điểm mới của luật căn cước 2023 mà người dân rất mong chờ sớm được triển khai trong cuộc sống.

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Công an nhân dân và "9 năm làm một Điện Biên"

Chính trị 23/04/2024

(ANTV) - Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của một cuộc chiến tranh thần kỳ, đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX. Công an nhân dân đã kề vai sát cánh với Quân đội nhân dân Việt Nam lập nên nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ công an trong công tác bảo vệ chiến dịch đã hun đúc nên truyền thống anh hùng vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam, là di sản tinh thần vô giá, thôi thúc lực lượng Công an nhân dân tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong những giai đoạn sau này.

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn

Pháp luật 23/04/2024

(ANTV) - Mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 6 đối tượng.

Xem thêm