(ANTV) - Trong thời điểm diễn biến tình hình dịch bệnh covid 19 trên thế giới vẫn hết sức phức tạp, thì tại Việt Nam rất nhiều sản phẩm ăn theo dịch bệnh được tung ra thị trường với những lời quảng cáo có cánh như nước rửa tay, khẩu trang kháng khuẩn, thuốc tăng cường đề kháng, thẻ đeo chống virut. Trong đó có một loại khiến người sử dụng đổ xô đi mua là dung dịch khử khuẩn có chứa thành phần Nano bạc. Vậy thực chất loại dung dịch này được nhập khẩu, có tốt như lời quảng cáo hay không.
Với những quảng cáo hấp dẫn như có thể tiêu diệt được 99,99% mầm bệnh, chống được virus, vi khuẩn... những loại dung dịch khử khuẩn có thành phần Nano bạc đang được người tiêu dùng đổ xô đi mua, với kỳ vọng giúp bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh.
Trong khi diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới hết sức phức tạp thì tại Việt Nam rất nhiều sản phẩm ăn theo dịch bệnh được tung ra thị trường như dung dịch khử khuẩn nano bạc là 1 ví dụ. Khi chất lượng sản phẩm chưa được kiểm chứng thì những sản phẩm được bán trên môi trường online sẽ tránh được sự quản lý của các cơ quan chức năng. Và hậu quả thì người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu.
Nano bạc bao gồm các hạt bạc có kích thược nano, khoảng từ 1-100 nanomet. Thông thường kích thước đo được khoảng 25 nanomet. Các hạt Nano bạc có diện tích mặt rất lớn giúp gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm vì thế cho hiệu quả diệt khuẩn ngay khi tiếp xúc. Thông thường, các hạt nano bạc được điều chế theo phương pháp hóa học sử dụng các hóa chất có thành phần là bạc nên dung dịch nano bạc thu được hay bị nhiễm tạp chất, ngoài ra cần phải sử dụng dung dịch ổn định kích thước nano khi lưu trữ, nên hiệu quả diệt khuẩn sẽ không cao bằng nano được sản xuất trực tiếp từ bạc nguyên chất.
Việc quảng cáo các sản phẩm dung dịch nano bạc có thể diệt 99,99% vi khuẩn là hoàn toàn không có căn cứ khoa học
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để phòng covid 19 là hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, cần thiết tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang y tế đúng cách. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước sát khuẩn, che miệng và mũi khi ho. Không nên tin vào lời quảng cáo mà sử dụng các sản phẩm không đúng cách để rồi chuốc bệnh vào thân.
Mặc dù so với cùng kỳ năm 2019, dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát nhanh nếu người dân chủ quan. Đáng chú ý đã có nhiều ổ lăng quăng được phát hiện gần đây tại các trường học TP. HCM.
Đến đầu tháng 6/2020, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn giảm 72% so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh đó, các bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sởi cũng giảm mạnh từ 70-90% so với năm ngoái.
Các loại bệnh truyền nhiễm giảm phần lớn do hiệu quả từ các hoạt động tăng cường phòng chống dịch COVID-19, người dân thực hiện vệ sinh cá nhân và không tụ tập đông người. Bên cạnh đó, do giãn cách xã hội, cũng như tâm lý ngại đến bệnh viện trong và sau mùa dịch của người dân nên tỷ lệ bệnh nhân nhập viện được ghi nhận cũng giảm hẳn.
Tuy nhiên, thông qua hoạt động giám sát, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ghi nhận có nhiều trường học trên địa bàn chưa thực sự chú trọng đến công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Chỉ trong tuần cuối của tháng 5/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã phát hiện 8/117 trường học được kiểm tra có ổ lăng quăng, dù học sinh vẫn đang đi học bình thường.