Thứ Năm, 23/03/2023 11:34 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: antvnews@gmail.com

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Nguy cơ lây nhiễm tại các điểm công cộng

(ANTV) - Với một thành phố gần 10 triệu dân, mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế lây lan dich bệnh, nhưng trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 này, từ 27/4 tính đến nay, Hà Nội vẫn ghi nhận gần 4000 ca bệnh mắc covid 19, với khoảng 1600 ca bệnh lây nhiễm tại cộng đồng. Điều đó cho thấy tình hình dịch bệnh trong bối cảnh hiện nay diễn ra vô cùng phức tạp và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Vậy nhưng, vẫn còn không ít những trường hợp, đặc biệt các địa điểm công cộng chủ quan với các biện pháp phòng chống dịch, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

6h sáng, tại cổng bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, mặc dù đang nằm trong thời gian giãn cách xã hội, nhưng hình ảnh chúng tôi ghi nhận được vẫn làhàng người đứng tụ tập để chờ khám và lấy thuốc định kỳ. Tất cả những người này đều không giữ đúng khoảng cách 2m. Theo chia sẻ của những người đến khám, tình trạng ùn ứ như này xảy ra liên tục tại đây, thậm chí có những ngày đoàn người kéo dài chiếm hết cả lòng đường.

Ngày 24/9, cả nước ghi nhận hơn 8.500 ca nhiễm mới COVID 19. Dù đây là con số thấp nhất trong vòng một tháng qua nhưng vẫn vô cùng đáng lo ngại vì số lượng ca nhiễm ngoài cộng đồng còn rất cao.

Cơ chế lây nhiễm của virus SARS CoV 2, virus này lây lan khi người nhiễm bệnh thở ra các giọt bắn và các hạt rất nhỏ có chứa vi-rút. Những giọt bắn và hạt này có thể bị người khác hít vào hoặc rơi vào mắt, mũi hoặc miệng của họ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gây ô nhiễm các bề mặt họ chạm vào.

Điều này cũng có nghĩa rằng, chỉ cần trong đám đông xuất hiện 1 F0, kèm theo những sơ sẩy trong các biện pháp phòng dịch thì nguy cơ lây nhiễm cho người khác, thậm chí nhiều người khác là hoàn toàn có thể.

Sáng ngày 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc họp được kết nối tới điểm cầu tại 10.400 xã, phường, thị trấn; 705 quận, huyện, thị xã, thành phố và 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết Ban Chỉ đạo thống nhất chuyển chủ trương từ “Không COVID” sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”; vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội; khoảng ngày 30/9/2021 trở lại trạng thái bình thường mới, tùy tình hình cụ thể của từng địa phương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định trên phạm vi cả nước, tình hình dịch vẫn đang tiếp tục được kiểm soát và có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội; một số địa phương có ổ dịch mới phát sinh song kiểm soát được ngay.

Theo Thủ tướng, tuy đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song công tác phòng, chống dịch COVID-19 những ngày qua vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đóng góp ý kiến; giao Bộ Y tế tiếp thu các ý kiến, nhanh chóng hoàn thiện bộ tiêu chí, hướng dẫn tạm thời về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.”

Về vấn đề vaccine, cùng với tổ chức tiêm chủng vaccine an toàn, hiệu quả, khoa học, theo đối tượng ưu tiên, địa bàn ưu tiên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan chủ động chuẩn bị vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch cho thời gian trước mắt và cả trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chương trình “sóng và máy tính cho em,” tổ chức dạy và học linh hoạt, an toàn.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai các chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch đúng đối tượng; khen thưởng kịp thời, thỏa đáng đối với tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp và sáng kiến trong phòng, chống dịch; đồng thời phòng, chống, xử lý nghiêm theo pháp luật trước các hiện tượng, hành vi tiêu cực, lợi ích nhóm trong phòng, chống dịch./.

Tin mới nhất

Khai mạc Hội nghị Nước Liên hợp quốc năm 2023

Khai mạc Hội nghị Nước Liên hợp quốc năm 2023

Thế giới 23/03/2023

(ANTV) - Nhân Ngày Nước Thế giới 22/3, Hội nghị Nước Liên hợp quốc năm 2023 đã khai mạc tại trụ sở LHQ, nêu bật cam kết của cộng đồng quốc tế đối với một trong những vấn đề lớn của thế giới hiện nay. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.

Quy định mới về đăng kiểm ô tô, chủ xe cần biết

Quy định mới về đăng kiểm ô tô, chủ xe cần biết

Xã hội 23/03/2023

(ANTV) - Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, chính thức có hiệu lực thi hành từ 0 giờ ngày 22/3, trong đó điểm đáng chú ý là miễn lần đầu đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng và kéo dài chu kỳ kiểm định xe cơ giới.

FED tiếp tục tăng lãi suất

FED tiếp tục tăng lãi suất

Thế giới 23/03/2023

(ANTV) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày 22/3 đã tăng lãi suất cho vay đúng như dự kiến là 0,25 điểm, tiếp tục chu kỳ giải quyết lạm phát cao, đồng thời cảnh báo rằng những rắc rối liên quan đến ngân hàng gần đây có thể ảnh hưởng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa

Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa

Thế giới 23/03/2023

(ANTV) - Ngay sau thông báo tiếp tục tiến hành tập trận của Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên, chiều 22/3, tiếp tục hoạt động thử tên lửa. Các động thái cảnh báo và đáp trả của các bên khiến dư luận quan ngại về nguy cơ chạy đua vũ trang đang leo thang trên Bán đảo Triều Tiên.

Xem thêm