Thứ Bảy, 27/07/2024 07:05 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Siết chặt kiểm soát khí thải xe máy là cần thiết

(ANTV) -  Mới đây, Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ một số giải pháp để triển khai thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam. Đáng chú ý, Bộ Công an đề xuất các quy định siết chặt đối với mô tô, xe gắn máy hơn so với hiện nay, như bắt buộc phải kiểm tra khí thải định kỳ. Đề xuất được coi là cần thiết, nhằm kiểm soát chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các loại phương tiện này.

Hiện nay, tại TP.Hà Nội có khoảng 6 triệu xe máy, trong đó có trên 2,5 triệu xe máy cũ đăng ký trước năm 2000. Do đó, khí thải từ các phương tiện lâu năm đã và đang gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đô thị.

Theo các chuyên gia giao thông, hiện nay, luật GTĐB 2008 chỉ quy định việc kiểm soát khí thải đối với ô tô. Do vậy, việc đề xuất của Bộ Công an về việc siết chặt kiểm tra định kỳ khí thải xe máy là rất cần thiết…Tuy nhiên, các trạm kiểm định cho phương tiện xe máy cần phải được bố trí, tăng cường tại nhiều địa điểm vì số lượng xe máy gần gấp 10 lần so với ô tô.

Hiện…một bộ phận người sử dụng xe máy chưa nhận thức rõ hiệu quả của việc bảo trì, bảo dưỡng phương tiện, cũng như thay thế xe cũ nát…khiến không khí ngày càng ô nhiễm…

Việc đề xuất được thực hiện sẽ góp phần tạo thói quen chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện định kỳ. Thói quen đó sẽ đem lại lợi ích đảm bảo an toàn, sức khoẻ của chính những người tham gia giao thông.

Theo các chuyên gia giao thông để việc kiểm soát khí thải được hiệu quả, cần thực hiện lộ trình hợp lý…Đồng thời, phân biệt rõ ràng xe đã kiểm định với xe quá niên hạn…để thuận tiện trong việc thu hồi, vừa đảm bảo được môi trường, vừa đảm bảo an sinh cho người dân.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lại tăng thêm hơn 7,8 triệu USD 

Bộ Giao thông Vận tải vừa gửi văn bản cho Bộ Tài chính về việc sửa đổi một số điều của Hiệp định vay vốn bổ sung cho Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyết Cát Linh - Hà Đông sử dụng vốn vay Trung Quốc. Do Hợp đồng EPC không thể hoàn thành đúng theo tiến độ nên phải kéo dài thời gian thực hiện, làm tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát nên cần bổ sung khoảng 7,835 triệu USD.

Theo đó, nguồn vốn đối ứng của dự án còn lại rất ít, trong khi hiệp định vay bổ sung còn dư khoảng 26,421 triệu USD nên Ban Quản lý dự án đường sắt có văn bản báo cáo. Bộ Giao thông Vận tải sau đó đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc sửa đổi hiệp định vay bổ sung và xem xét, chấp thuận bổ sung hợp đồng tư vấn giám sát vào phạm vi tài trợ của hiệp định vay bổ sung.

Đến ngày 20/8, Ban Quản lý dự án đường sắt lại gửi văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc thông báo hai nội dung đề nghị xem xét của Bộ Giao thông Vận tải đã được ngân hàng này trả lời tại thư ngày 16/3/2021.

Theo đó, phụ lục hợp đồng EPC đã được hai bên xác nhận và không cần thiết phải sửa đổi hiệp định vay và hợp đồng tư vấn giám sát không thể được tài trợ bởi khoản vay.

Tin mới nhất

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện một kho hàng cất giấu số lượng lớn hàng hóa nghi giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Sau khi hạ nhiệt vào tháng 6, giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại khi mùa du lịch bước vào thời điểm sôi động. Ở nhiều chặng, giá vé tăng đến hơn 2 triệu đồng/vé, khiến không ít hành khách hủy vé, chuyển sang đi du lịch bằng phương tiện khác với điểm đến ngắn hơn.

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Trong thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM đã liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bao gồm các mặt hàng nhập lậu và hàng giả. Các mặt hàng bị phát hiện thường là nước hoa, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thuốc tân dược và thực phẩm chức năng, đều thiếu hóa đơn chứng từ và nguồn gốc xuất xứ.

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực làm mới, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng hóa các sự kiện định kỳ và thường xuyên để nâng cao trải nghiệm cho du khách. Trong đó, sản phẩm du lịch y tế được chú trọng đầu tư để từng bước hoàn thiện, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chính trị 26/07/2024

(ANTV) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi là mất mát rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đến 12h ngày hôm nay 26/7 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Xem thêm