Thứ Sáu, 29/03/2024 16:50 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Ứng dụng giải pháp công nghệ trong phòng chống dịch

(ANTV) - 3 mũi “tấn công” phòng chống dịch COVID-19 được Thủ tướng Chính phủ chỉ ra đó là: Tăng cường xét nghiệm trên diện rộng, thực hiện chiến lược vaccine và ứng dụng công nghệ phục vụ truy vết. Ngay từ những đợt phòng chống dịch đầu tiên, Việt Nam đã xây dựng và áp dụng các giải pháp công nghệ phòng chống COVID- 19.

Hiện nay, một trong những bước phát triển quan trọng trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch đó là các ứng dụng này đã được kết nối tập trung, liên thông dữ liệu. Từ đó, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thực hiện phân tích để cho ra kết quả theo yêu cầu.

Ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: "Khi dữ liệu đã tập trung dưới dạng điện tử thì giúp dễ dàng tìm kiếm, truy vết, khoanh vùng, cách ly nhanh hơn, công tác phòng chống dịch sẽ không phụ thuộc vào bất cứ hệ thống nào cũng như bất cứ địa phương nào. Giúp tất cả các địa phương phòng chống dịch tốt hơn. Số liệu này sẽ được cung cấp cho các nhà nghiên cứu về dịch tễ để có những phân tích tổng quan và có những dự báo về tình hình dịch bệnh, tham mưu cho lãnh đạo, Ban chỉ đạo của Chính phủ để có được những quyết sách chính xác, kịp thời hơn."

Tới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục triển khai hệ thống quản lý người cách ly tập trung bằng camera giám sát, nhận dạng khuôn mặt, vòng đeo tay chuyên dụng, hệ thống quản lý xét nghiệm, chứng nhận hộ chiếu vacxin điện tử,... Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sẽ là một trong những chìa khóa giúp giải quyết bài toán phòng dịch hiệu quả. Tuy nhiên, việc này cần sự tham gia với vai trò tích cực của mỗi người dân và toàn xã hội.

Ông Đỗ Công Anh cho biết: "Mỗi một tờ khai y tế, mỗi một phản ánh về tình hình dịch tễ, mỗi một cái cập nhật về sức khỏe đều là sự đóng góp của người dân trong công tác phòng chống dịch dùng để bảo vệ bản thân mình cũng như cộng đồng. Mỗi người dân khi đi ra nơi công cộng, những điểm tập trung đông người cần cài đặt ứng dụng khai báo y tế và ghi nhận tiếp xúc gần và các trụ sở thì cần triển khai ứng dụng công nghệ để ghi nhận được những người ra vào cơ quan của mình thông qua các mạng QR code. Tất cả những giải pháp này cần được triển khai đồng bộ, cần sự đồng thuận của tất cả người dân. Có như vậy công tác phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh mới triển khai được nhanh và hiệu quả."

Thời gian tới, với một số ứng dụng công nghệ đang phát huy hiệu quả phòng chống dịch có thể sẽ chuyển từ phương thức khuyến khích người dân tự nguyện sang bắt buộc cài đặt. Đây là việc làm cần thiết trong tình hình hiện nay, khi mà dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có những diễn biến hết sức phức tạp... Và trong tương lai, các giải pháp công nghệ này sẽ còn được sử dụng lâu dài cho các dịch bệnh truyền nhiễm khác có thể xảy ra...

Ngày 04/6 vừa qua, Bộ truởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Quyết định thiết lập lực luợng công nghệ hoạt động 24/7 phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 với tên gọi Trung tâm công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia. Đây sẽ là đầu mối điều phối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ, hợp tác liên quan đến kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ phòng, chống dịch với sự tham gia của các chuyên gia y tế và chuyên gia công nghệ để xây dựng các giải pháp công nghệ thông tin, phần mềm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống dịch.

Triển khai đồng bộ các ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch

Giải pháp triệt để phòng, chống dịch COVID-19 được xác định là phải chuyển từ phòng ngự sang tấn công, trong đó có việc bắt buộc sử dụng công nghệ để hỗ trợ truy vết nhanh, khoanh vùng cách ly sớm, giám sát những địa điểm được cách ly cũng như cảnh báo người dân khi đến những vùng nguy hiểm. Chính vì vậy, trong đợt dịch lần này, khi số lượng ca mắc mới tăng nhanh hơn, với địa bàn các ca mắc ở nhiều nơi, các bộ ban ngành và nhiều địa phương đã kết hợp nhiều giải pháp khác nhau cũng như hướng dẫn, khuyến khích người dân tham gia việc sử dụng công nghệ hỗ trợ phòng, chống dịch.

Riêng với ứng dụng Bluezone đến ngày 1/6 đã có hơn 35 triệu lượt tải, trong có có tổng số 21,56 triệu tài khoản có thông tin số điện thoại liên hệ. Điều này cho thấy ý thức cộng đồng đã được nâng lên rõ rệt.

Như TP Đà Nẵng, một trong những địa phương có tỷ lệ cài đặt Bluezone so với dân số cao nhất cả nước, việc cài đặt ứng dụng này là yêu cầu bắt buộc với tất cả các tài xế tham gia cung cấp dịch vụ vận tải. Việc này được các lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền, kiểm tra và nhắc nhở.

Mặc dù đã được xét nghiệm trong cộng đồng nhưng phải thực hiện theo quyết định của chủ tịch UBND thành phố nên em phải bật app bluezone liên tục và khai báo y tế hàng ngày.

Với các hoạt động du lịch, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú hiện nay đều phải triển khai đặt mã QR code để du khách khai báo y tế và kiểm tra độ an toàn của cơ sở. Việc khai báo y tế trực tuyến qua các ứng dụng như nCoV, website tokhaiyte.vn, hay quét mã QR đã được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các đại phương, các trụ sở làm việc, địa điểm kinh doanh, nơi công cộng, sân bay, siêu thị... và được người dân hưởng ứng nhờ sự thuận tiện, nhanh chóng.

Trong đợt dịch lần này, tại tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của 2 địa phương này đã nâng mức độ từ vận động, khuyến khích lên yêu cầu người dân có điện thoại thông minh phải cài đặt và sử dụng Bluezone để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Tính đến 1/6, Bắc Giang đã có tổng số hơn 492 nghìn lượt cài đặt Bluezone, tại Bắc Ninh con số này là hơn 589 nghìn lượt.

Tin mới nhất

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Công an tỉnh An Giang khám bệnh, tặng quà cho người dân Campuchia

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Nhằm tiếp tục phát huy và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa các lực lượng chức năng hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung và lực lượng Công an nói riêng, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xử lý mâu thuẫn trong học sinh

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Những ngày gần đây, vấn nạn bạo lực trong xã hội, bạo lực học đường và cách tìm ra tiếng nói chung để xử lý mâu thuẫn giữa trẻ em, giữa các học sinh lại trở thành câu chuyện đáng bàn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua.

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Tình trạng xe chạy “rùa bò” chiếm làn tốc độ cao trên cao tốc

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Có một nghịch lý tồn tại rất lâu trên các tuyến cao tốc đó là những xe đi chậm thì lại chiếm làn xe tốc độ cao, dẫn đến tình trạng các phương tiện khác cũng phải đi chậm theo những xe này. Điều này khiến các xe có nhu cầu vượt, có nhu cầu đi nhanh hơn thì bắt buộc phải vi phạm, buộc phải vượt bên phải, hoặc luồn lách để tránh né những xe “ rùa bò” này.

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Gánh nặng bệnh lao vẫn còn rất nặng nề

Xã hội 29/03/2024

(ANTV) - Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều điểm sáng trong công tác phòng chống lao. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Trước thực trạng đó, Thủ tướng chính phủ vừa ký công điện yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Thủ đoạn giả danh công an gọi điện lừa đảo "sửa thông tin cá nhân"

Pháp luật 29/03/2024

(ANTV) - Một trong các thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trong thời gian qua là thủ đoạn gọi điện thoại đến người dân tự xưng là công an phường thông báo việc tài khoản định danh điện tử bị sai lệch thông tin. Nhiều người đã bị sập bẫy, nghe theo và thực hiện những thao tác khác trên điện thoại. Kết quả đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm