Thứ Tư, 23/10/2024 04:59 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Để các di sản được sống

(ANTV) - Indonesia là đất nước có các loại nhạc cụ truyền thống phong phú. Một trong số đó là dàn nhạc Gamelan. Với những giá trị văn hóa độc đáo và cao quý, được ví như một phương tiện biểu đạt văn hóa và xây dựng mối liên kết giữa con người và vũ trụ, nhạc cụ truyền thống Gamelan của Indonesia đã được UNESCO đã công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 15/12/2021.

Để bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc này, chính quyền xứ vạn đảo đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm đưa loại hình nghệ thuật này gần gũi hơn với bạn bè quốc tế và mang hơi thở cuộc sống hàng ngày của người dân.

Âm nhạc truyền thống từ dàn nhạc Gamelan của Indonesia có giai điệu du dương, pha trộn giữa dòng nhạc jazz với tiếng nước chảy róc rách, nhẹ nhàng.

Ông I Made Bandem, Nghệ sĩ dàn nhạc Gamelan cho biết: “Dàn nhạc Gamelan gồm nhiều nhạc cụ như trống, cồng, chiêng, sáo, đàn dây… Ấn tượng nhất là dàn cồng gồm khoảng 10 mặt kim loại hình tròn có điểm lồi ở giữa để làm tâm đánh, được xếp trên giá gỗ.”

Sự xuất hiện của Gamelan có từ trước khi nền văn hóa Ấn Độ giáo - Phật giáo thống trị Indonesia vào năm 404 trước Công nguyên và đại diện cho nghệ thuật nguyên thủy của Indonesia. Kể từ khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, âm nhạc Gamelan đã được gìn giữ và đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân, từ đảo Java, Bali,  tây Sumatra, Lombok, tới tỉnh Lampung của Indonesia. Âm nhạc Gamelan đã được lồng ghép trong lĩnh vực y tế để trị liệu tâm lý cho các bệnh nhân.

Tiến sĩ Aliyah Himawati Rizkiyani, Bác sĩ tâm thần cho hay:“Kể từ khi âm nhạc của Gamelan được sử dụng để trị liệu. Các bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, hạnh phúc hơn. Nhờ đó, có thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn.”

Với những giá trị văn hóa độc đáo và cao quý, để di sản âm nhạc này tiếp tục tồn tại, Indonesia đã đưa Gamelan vào chương trình học của trẻ em. Ngoài học cách chơi trống, đánh cồng hay tìm hiểu về các bộ gõ, học sinh còn được khám phá lịch sử hình thành và phát triển dòng nhạc truyền thống này.

Ông Widodo Wilis, Hiệu trưởng Trường Nội trú Hồi giáo Hanacaraka nói: “Chúng tôi hi vọng, trẻ em có thể cảm thụ được âm nhạc truyền thống và nên văn hóa của đất nước ngay từ sớm. Bởi nếu chúng dành tình yêu cho văn hóa thì cũng sẽ thêm yêu đất nước hơn.”

Không chỉ gìn giữ âm nhạc thông qua giáo dục và đào tạo chính quy hay không chính quy, Indonesia đã nỗ lực phát huy di sản thông qua các lễ hội, biểu diễn và giao lưu văn hóa. Hiện nay, Gamelan đã trở thành sản phẩm du lịch hút khách. Du khách đến Indonesia không chỉ được tham quan, thưởng thức âm nhạc mà còn được trải nghiệm thực tế.

Giáo sư Sumarsam, Chuyên gia nghiên cứu về âm nhạc Gamelan cho rằng: “Di sản Gamelan sẽ vẫn được ưa chuộng đối với người dân trong nước và cộng đồng quốc tế. Bởi lẽ còn rất nhiều người khác nhau có thể thúc đẩy và duy trì hoạt động của dàn nhạc Gamelan.”

Khi văn hóa di sản thật sự trở thành sức mạnh nội sinh nó sẽ là nguồn lực quan quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, văn hóa rất cần sự đa dạng của cộng đồng cụ thể. Nó không cần dập khuôn theo hình mẫu nào. Bảo tồn trong sự phát triển đối với văn hóa phi vật thể là một quy luật để giúp sự đa dạng văn hóa ngày càng phong phú hơn, có giá trị nhân loại hơn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Nữ cán bộ công an tận tụy với người dân

Nữ cán bộ công an tận tụy với người dân

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Thân tình, cởi mở mỗi khi tiếp dân, gần dân, Thượng úy Trần Thị Ngọc Mai, cán bộ tiếp dân phường 2, Công an quận Tân Bình, TPHCM phần nào làm thay đổi suy nghĩ "ngại khó” của một bộ phận người dân khi đề cập đến công tác tiếp dân ở các ban, ngành, công sở. Những nỗ lực, cố gắng của Thượng úy Trần Thị Ngọc Mai cùng đồng đội đã và đang để lại hình ảnh đẹp về người chiến sĩ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Việt Nam nhất quán chủ trương về thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Việt Nam nhất quán chủ trương về thúc đẩy bảo vệ quyền con người

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Trên cơ sở chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, bao gồm quyền phát triển. Luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển, với tư cách là chủ thể, động lực và người thụ hưởng.

Trưởng thành từ mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Trưởng thành từ mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc được hình thành là sự cụ thể hóa quan trọng của chiến lược trồng người và đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau trong chiến lược con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đề ra. Sau ngày đất nước thống nhất, với tình yêu quê hương nồng cháy, khát vọng được cống hiến sau bao năm chờ đợi, hàng chục vạn học sinh miền Nam đã trưởng thành, trở về quê hương, trở thành những cán bộ cốt cán, là những con chim đầu đàn trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc tái thiết miền Nam nói riêng và đất nước nói chung.

Diễn tập chữa cháy, cứu nạn tại nhà ga Tân Cảng

Diễn tập chữa cháy, cứu nạn tại nhà ga Tân Cảng

Xã hội 22/10/2024

(ANTV) - Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM chỉ đạo buổi diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhà ga Tân Cảng – metro số 1. Tham dự có ông Đặng Minh Nguyên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh; ông Võ Khánh Hưng - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM; ông Phan Công Bằng, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị và giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt đô thị số 1.

Chủ động tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ

Chủ động tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ

Chính trị 22/10/2024

(ANTV) - Bám sát tinh thần Nghị quyết số 26 của Ban chấp hành TW, đồng thời nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược, phục vụ sự phát triển lâu dài của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường xây dựng nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ thuộc diện Ban Thượng vụ Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035”.

Phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Kinh tế 22/10/2024

(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2025 – 2027.

Xem thêm