Thứ Hai, 05/05/2025 12:57 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Văn hóa

Nghề dệt thổ cẩm Văn Giáo vào xuân

(ANTV) - Từ lâu, dệt thổ cẩm đã là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Trải qua bao thăng trầm, làng dệt thổ cẩm Srây Skốth vẫn đứng vững theo thời gian và lưu giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Tết đến bà con làng nghề cũng đang tất bật sản xuất phục vụ thị trường.

Huyện Phum S-rây S-kốth vào những ngày cuối năm rộn rả hơn với tiếng máy dệt vải thổ cẩm của đồng bào dân tộc Khmer. Với truyền thống nhiều đời làm nghề, bà Neang Samon đã gắn bó với khung dệt trên 30 năm, do vậy tất cả các khâu từ quay tơ, nhuộm chỉ, dệt vải bà đều nằm lòng. Những ngày này, bà thường bắt đầu dệt từ sáng sớm đến chiều. Trung bình 10 ngày bà Samon có thể dệt 3 mét vải thổ cẩm.

Bà Neang Samon, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang cho biết: Đầu tiên mình chằng chỉ rồi bắt bông vô nhuộm đỏ, vàng. Sau đó tháo ra bắt một bông nữa. Một cái sà rông mình bắt ba lần. Mình bán theo cái, một cái 3m, còn sà rông quấn không có đuôi thì 1m8 bán 1 triệu, loại 3m thì bán 1 triệu 8 đến 2 triệu, tùy theo mình dệt lâu mau.

Vải thổ cẩm của làng nghề Văn Giáo chủ yếu dùng may sà rông – một trang phục mang nét đặc trưng của bà con đồng bào Khmer. Điều đặc biệt của dệt thổ cẩm Khmer là bà con chủ yếu làm thủ công, bởi những đường nét hoa văn tinh vi vốn có của nó được người thợ dệt chăm chút rất tỉ mỉ. Người Khmer còn dùng các loại thuốc nhuộm theo phương pháp cổ truyền có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cho lụa óng ả, mượt mà.

Chị Satul, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang chia sẻ: Mấy người biết làm mới dệt được chứ không phải ai cũng làm được đâu. Dệt vải xong chờ người ta lại bán hay có thể bán cho nhà nước cũng được. Làm nghề này đủ xài chứ không có dư, nuôi con, nuôi cháu đi học

Tại làng nghề này, người lớn tuổi với kinh nghiệm dệt thổ cẩm sẽ là người truyền lửa và duy trì nghề truyền thống cho các thế hệ sau. Bên cạnh đó để hỗ trợ làng nghề phát triển, chính quyền địa phương hỗ trợ mỗi hộ một khung dệt trị giá 1,5 triệu đồng và cho vay 3 triệu đồng lãi suất thấp để mua nguyên liệu. Nhờ vậy mà nhiều hộ trong phum có việc làm và thu nhập ổn định và giải quyết việc làm lao động nhàn rỗi.

Theo bà Tekhien, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang: Mình làm mướn cho người ta, một khuôn chỉ vầy 3 ngàn đồng. Ở đây làm mướn chứ không có mặc vì sà rông mắc lắm, một cái cả triệu đó.

Ngày nay, làng nghề dệt thổ cẩm Văn Giáo ít nhiều đã mai một. Hiện toàn xã có khoảng 70 hộ làm nghề với gần 130 thợ dệt vải thổ cẩm. Hiện bà con ở làng nghề Văn Giáo chủ yếu mua tơ từ thị xã Tân Châu hay TP.HCM để dệt là chính. Bởi vậy hiện tại để tạo ra những nét riêng độc đáo đáp ứng nhu cầu thị trường, người dân nơi đây luôn phải sáng tạo ra những sản phẩm bắt mắt hơn./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Vai trò của Công an cơ sở trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Vai trò của Công an cơ sở trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Xã hội 05/05/2025

(ANTV) - Trong quá trình triển khai việc lấy ý kiến nhân dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới, lực lượng Công an xã đóng vai trò nòng cốt và hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động, đảm bảo tính minh bạch để người dân hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa của việc sắp xếp đơn vị hành chính.

Ứng dụng AI trong dạy học

Ứng dụng AI trong dạy học

Xã hội 05/05/2025

(ANTV) - Bình dân học vụ số - xóa đi rào cản công nghệ với mọi lứa tuổi, và có lẽ, để phát triển toàn diện thì ngay từ nhỏ, các em học sinh được tiếp cận với AI sẽ tạo ra một thế hệ công nghệ số toàn diện hơn. Trí tuệ nhân tạo – AI – đang thay đổi diện mạo giáo dục toàn cầu.

Tạm giữ 5 đối tượng đập phá quán ăn trong đêm ở Bình Dương

Tạm giữ 5 đối tượng đập phá quán ăn trong đêm ở Bình Dương

Xã hội 05/05/2025

(ANTV) - Liên quan đến vụ nhóm thanh niên mang theo hung khí đập phá quán ăn trong đêm trên địa bàn TP Thủ Dầu Một, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương cho biết, các đối tượng tham gia gây rối trật tự công cộng đã đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận hành vi vi phạm.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Chính trị 05/05/2025

(ANTV) - Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi. Truyền hình Công an nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Xem thêm