(ANTV) - Bàn về Văn hóa ứng xử học đường hiện nay có một nội dung khiến không ít phụ huynh và cả nhà quản lý phải đau đầu. Đó chính là vấn nạn bạo lực học đường, đây là vấn đề được chúng ta nói đi nói lại rất nhiều lần, tuy nhiên bạo lực học đường lại không hề thuyên giảm mà ngược lại nó đang có xu hướng gia tăng.
Những vụ việc gần đây đang gây sự chú ý của dư luận là một minh chứng. Mới đây, câu chuyên về một em học sinh bị bạo lực, quay clip, làm nhục trên mạng xã hội tại một trường tiểu học huyện chương mỹ một lần nữa cho thấy mức độ báo động của vấn nạn này.
Những ngày này, dư luận xôn xao khi liên tiếp xuất hiện những hành vi mang tính bạo lực xuất hiện ở học đường. Một học sinh nữ lớp 5 tại một trường tiểu học ở TP.Hà Nội, bị chính bạn học của mình bắt cởi quần áo và quay clip tung lên mạng, chỉ bởi mâu thuẫn rất nhỏ của trẻ con.
Phụ huynh cho biết: "Sau khi biết sự vệc em rất sốc, bố mẹ em đều không ăn uống được gì, nhắm mắt lại không ngủ được vì nghĩ đến video rất đáng sợ, mọi người trong gia đình đều rất hoảng loạn."
Dù Clip bị phát tán trên mạng xã hội, nhưng nhà trường không hề hay biết.
Bà Hoàng Thị Thêu, Hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP. Hà Nội cho biết: "Sự việc xảy ra ở nhà mà các con vẫn chơi với nhau, vẫn đi học bình thường, không có biểu hiện gì bất thường cả, thì làm sao mà thầy giáo chủ nhiệm biết được."
Câu chuyện đau lòng trên không phải là sự việc hi hữu, mà nó đã xảy ra tại nhiều trường học tại nhiều địa phương, và nguy hại hơn, đã có trường hợp nạn nhân của bạo lực học đường không thể chịu được sức ép tâm lý, đã có hành động dại dột. Chúng ta đã nhìn thấy được hậu quả trước mắt là những tổn thương tâm lý khó có thể chữa lành, thậm chí là đánh đổi bằng cả tính mạng. Tuy nhiên vẫn còn đâu đó xem nhẹ những hành vi bạo lực học đường. Chính điều này khiến cho một số học sinh có lối sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức. Khi sự việc xảy ra, nhiều em học sinh đã thản nhiên theo dõi chính bạn mình bị bạo hành, thậm chí quay và đăng lên mạng xã hội.
Tiến sĩ Nguyễn Nga Huyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: "Cách quản lý của nhà trường, cơ chế phối hợp- sự giám sát, quan tâm của phụ huynh là những yếu tố khiến tình trạng này gia tăng. Đây là một vấn nạn, gây ra những hệ lụy hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển, ảnh hưởng đến một môi trường đáng lẽ phải an toàn, lành mạnh. Chính vì thế cần nhận thức lại về vấn đề bạo lực học đường, không chỉ coi nó là vấn đề giữa học sinh với nhau mà phải là vấn đề được nhận thức hết sức rõ."
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thế nhưng vẫn còn đó những nỗi sợ hãi trước vấn nạn bạo lực học đường.
Nâng cao giáo dục văn hóa, đạo đức trong nhà trường
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường. Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”.
Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Để thực hiện tốt được mục tiêu trên có lẽ ngay từ bây giờ, các cấp, các ngành cần nhìn nhận lại văn hóa ứng xử trong trường học, phải xem đây là vấn đề cấp bách cần được quan tâm thấu đáo.
Một tiết học Giáo dục Công dân của các em học sinh lớp 8. Những dẫn chứng sinh động được giáo viên lấy từ chính cuộc sống thường ngày. MV nấu cơm cho em của ca sĩ Đen Vâu, hay như câu chuyện Thiên sứ 7 tuổi hiến giác mạc, đã thực sự mang lại cho các em nhiều thông điệp ý nghĩa về cuộc sống.
Em Nguyễn An Kỳ, Học sinh lớp 8C1, trường Liên Cấp Tây Hà Nội , quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội cho biết: "Qua bài học em vừa mới được học em học được rằng con người khi sống cần biết yêu thương nhau quan tâm chia sẻ nhau nhất là khi gặp khó khăn con người cần quan tâm chia sẻ với nhau nhất."
Cô giáo Nguyễn Thị Hà My, Trường Liên Cấp Tây Hà Nội, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội cho biết: "Vừa rồi trong khởi động thì có cho các con xem MV của ca sĩ Den Vâu qua những bài giảng này hy vọng đưa đến cho các con những thông điệp cuộc sống, biết yêu thương , biết chia sẻ, với sự phát triển hiện đại cần sự yêu thương quan tâm chia sẻ nhau hơn khi đưa vào bài giảng đưa những thông tin đời sống, thời sự, ngoài ra đưa những câu chuyện gần gũi với các con để các con biết ứng xử, yêu thương."
Hiện nay trong các nhà trường phổ thông, giáo dục văn hóa, đạo đức luôn được đặt song song với giáo dục tri thức khoa học. Tuy nhiên dù đặt song song nhưng những môn học như giáo dục công dân vẫn bị xem là môn phụ, thời lượng dành cho môn học vẫn chưa thực sự xứng tầm.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Chuyên gia Tâm lý trẻ em cho biết: "Tôi nghĩ phương án phải đến từ Bộ giáo dục và đào tạo, tỉ lệ bao nhiêu phần trăm các con học kiến thức, bao nhiêu phần trăm các con học kỹ năng, hiện nay ở nhà trường các con chỉ học và học ở phía nhà trường gia đình cần hiểu rõ điểm số không phải là tương lai các con."
Được đến trường, được phát triển toàn diện là quyền lợi của học sinh, tuy nhiên hiện nay chúng ta đang xem nặng giáo dục tri thức khoa học mà quên đi giáo dục văn hóa đạo đức. Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần phải tạo môi trường để học sinh thực sự được phát triển toàn diện, điều này sẽ góp phần giúp các em thực hiện nghiêm các chuẩn mực đạo đức, văn hóa sống, văn hóa ứng xử, từ đó góp phần quan trọng vào xây dựng môi trường giáo dục học đường thân thiện, tích cực ; qua đó cũng là giúp cho việc rèn luyện và phát triển năng lực học tập của chính các em.
(ANTV) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt; lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an; chiều ngày 12/9, Cục Truyền thông CAND đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ gây ra.
(ANTV) - Hàng trăm người chết, mất tích do bão lũ; sạt lở tại Bắc Hà làm 18 người chết và mất tích; lực lượng chức năng khẩn trương di dời người dân vùng ngập lụt đến nơi an toàn; lực lượng công an phát động ủng hộ người dân vùng lũ; triệu tập 3 đối tượng đăng tin vỡ đập thuỷ điện - là những tin tức ANTT nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Con sông Pinheiros đoạn chảy qua Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, đã chuyển thành màu xanh lục do tảo sinh sôi quá mức (còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa). Tình trạng này xảy ra trong lúc Brazil đang hứng chịu đợt hạn hán và cháy rừng nghiêm trọng.
(ANTV) - Sau khi về hưu, một cụ ông người Malaysia sống tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã mạnh dạn theo đuổi hành trình khám phá tri thức mới. Ông đã theo học ngành y trong 5 năm qua và mới đây đã trở thành một trong những sinh viên y khoa lớn tuổi nhất thế giới tốt nghiệp ở tuổi 70.
(ANTV) - Giống như nhiều nước khác, Australia đã đóng cửa biên giới vào năm 2020 khi dịch COVID-19 bùng phát. Khi đó, nhiều người đã chọn hình thức “staycation” (hay du lịch tại chỗ) để vừa được ra ngoài thư giãn, song không đi xa nhằm đảm bảo sức khỏe. Hiện nay, nhiều người dân xứ sở chuột túi vẫn yêu thích hình thức du lịch gần nhà này.
(ANTV) - Ngày 11/9, lãnh đạo UBND tỉnh Tuyên Quang cùng ban Giám đốc Công an tỉnh Tuyên Quang đã cùng đi kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại 1 số địa phương.
(ANTV) - Đêm 11/9, cầu phao Ninh Cường nối 2 huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh (tỉnh Nam Định) bị đứt do nước lũ trên sông Ninh Cơ dâng cao, hiện các cơ quan chức năng tỉnh Nam Định đang khẩn trương gia cố.
(ANTV) - Theo ghi nhận, trong sáng nay tại khu vực thôn Làng Nủ, trời đã hửng nắng. Ngay từ sáng sớm, rất đông người thân của những người mất tích đã tìm tới nhà văn hóa thôn Làng Nủ để mong ngóng, chờ tin từ lực lượng cứu hộ.
(ANTV) - Sự chuyển hướng thay đổi phương thức hoạt động để thực hiện mưu đồ chống phá đất nước của các thế lực thù địch ngày càng được thể hiện rõ nét trong thời kỳ công nghệ số. Sự kết nối toàn cầu khi Internet phát triển sâu rộng với nhiều nền tảng tiện ích của mạng xã hội khiến nó trở thành công cụ đắc lực để các tổ chức phản động lưu vong lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc về đường lối chính sách, công kích bôi nhọ Đảng, Nhà nước Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, hòng tạo sự chuyển hóa từ bên trong, thúc đẩy âm mưu diễn biến hòa bình.
(ANTV) - Các cơ quan chức năng Malaysia đã giải cứu hơn 400 trẻ em khỏi các cơ sở hoạt động từ thiện sau khi nhận được thông tin về việc các em bị lạm dụng.