Thứ Bảy, 27/07/2024 07:03 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Lợi ích của chủ thuê bao khi chuẩn hóa thông tin di động

BT

(ANTV) - Bắt đầu từ ngày 1/4, tất cả những thuê bao di động đang hoạt động, nếu chưa tiến hành chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định thì sẽ nằm trong diện có nguy cơ bị khóa thuê bao. Đây là 1 trong những nội dung đang thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua. Vậy việc chuẩn hóa thông tin thuê bao là gì? Cũng như người dân sẽ được thụ hưởng những điều gì khi tiến hành chuẩn hóa thông tin thuê bao?

"Chuẩn hóa thông tin thuê bao”- là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng nằm trong tổng thể việc thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Từ ngày 15/3 đến ngày 31/3, là thời hạn được Bộ Thông tin và truyền thông cương quyết đưa ra, nhằm yêu cầu tất cả các doanh nghiệp viễn thông phải tiến hành việc đối soát giữa thông tin thuê bao di động với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an.

Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ từ phía người dân cũng như cho thấy sự vào cuộc quyết liệt từ các nhà mạng.

Ông Nguyễn Văn Bào, quận Hà Đông, Hà Nội bày tỏ: Tôi thấy chủ trương này là tốt. Tôi nhận được tin nhắn thông tin chưa trùng khớp thì đến điểm giao dịch Vinaphone để làm thì thấy nhanh chóng, thuận tiện.

Ông Mai Đặng Duy Khương, Phó Giám đốc Ban Khách hàng cá nhân, VNPT Vinaphone cho biết: Tại các điểm giao dịch nhân viên trực tối thiểu đến 21h để phục vụ cho khách hàng. Đối với các khách hàng gặp khó khăn trong công tác chuẩn hóa, chúng tôi cũng có nhân viên trực tiếp đến gặp khách hàng để thực hiện chuẩn hóa tại nhà.

Vì sao phải chuẩn hóa thông tin thuê bao? Quy trình chuẩn hóa được tiến hành ra sao? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian qua.

Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: Thời gian qua, các cuộc gọi, tin nhắn từ sim rác thực hiện các hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hoá,…đã trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người.

Đến thời điểm hiện nay, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với trên 124 triệu thông tin “gốc” của công dân được cập nhập, thì việc xác thực, đối soát thông tin thuê bao di động được tiến hành với đảm bảo độ chính xác rất cao.

Theo thống kê, trong tổng số gần 124 triệu thuê bao đang hoạt động hiện nay thì có trên 3,8 triệu thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với CSDLQG về dân cư hoặc thông tin thuê bao không đúng quy định.

Theo đó, dữ liệu của từng thuê bao, bao gồm: Họ và tên; Thông tin CMND, CCCD; Ngày cấp, nơi cấp; Ảnh chụp chân dung.

Tệp thông tin khách hàng này sau khi được các nhà mạng tiến hành bộ lọc, sẽ được gửi qua dữ liệu của Bộ Công an. Hai hệ thống này tự động tiến hành đối soát.

Sự sai lệch thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin thuê bao tại nhà mạng có thể do nhiều nguyên nhân như: Lỗi nhập liệu khi thực hiện số hóa dữ liệu thông tin thuê bao đăng ký tại nhà mạng; Lỗi kỹ thuật trong quá trình đối soát hay thay đổi số từ CMND từ 9 số thành 12 số; Thay đổi ngày cấp và hạn sử dụng giấy tờ. Vì vậy, từng trường hợp có thông tin trùng khớp hoặc không trùng khớp, hệ thống dữ liệu của Bộ Công an sẽ trả kết quả về các nhà mạng.

Từ đó, từng thuê bao sẽ nhận được tin nhắn yêu cầu phải chuẩn hóa thông tin và người dùng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như: Đến trực tiếp đến điểm cung cấp dịch vụ; Qua website chính thức; Hoặc qua các app của các nhà mạng trên điện thoại thông minh.

Để kiểm tra thuê bao, người dùng có thể tự kiểm tra bằng cách nhắn tin miễn phí theo cú pháp TTTB gửi 1414. Sau khi tổng đài nhận được yêu cầu thì sẽ trả về tin nhắn có đầy đủ thông tin như: Họ tên, ngày sinh, số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày cấp. Và dĩ nhiên. Nếu thông tin này trùng khớp với thông tin của chủ sim điện thoại thì đồng nghĩa người dùng không cần phải chuẩn hóa thông tin.

Hiện có 1 số mốc cụ thể mà người dùng cần lưu ý nếu không cập nhập thông tin, đó là:

Từ ngày 1/4 – 15/4: Thuê bao sẽ bị khóa một chiều.

Từ 15/4 – 15/5: Thuê báo sẽ bị khóa dịch vụ 2 chiều.

Từ sau ngày 15/5: Thuê bao sẽ bị ngừng hoạt động và tiến hành thu hồi số.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Cục phó Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Đợt này chúng ta mới nhằm vào 3,85 triệu thuê bao, tức là những thuê bao có sự khác lệch giữa 2 cơ sở dữ liệu bao gồm cơ sở dữ liệu về dân cư và cơ sở dữ liệu của nhà mạng. Tiếp tục các nhà mạng cần phải rà soát tiếp những tập thuê bao còn lại, liên quan tới những cái dữ liệu, số liệu chưa thực sự chính xác, còn mờ, hoặc dùng những chứng minh thư đã hết hạn sử dụng. Quá trình này phải liên tục. Và tôi hi vọng là đây không phải là đợt cuối cùng mà là bước tiếp theo mà chúng ta có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đối soát và các nhà mạng tiếp tục với đà này tiếp tục đối soát các thuê bao của mình đưa ra các tập cần chuẩn hóa thông tin, mong rằng những người sử dụng cũng thấy những lợi ích cho mình và cộng đồng trong việc chuẩn hóa thông tin thuê bao.

Theo Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH, Bộ Công an: Đảm bảo việc xác thực dữ liệu dân cư và thuê bao di động được bảo mật tuyệt đối thông tin công dân, tránh tình trạng bị lộ lọt, vì vậy người dân hoàn toàn có thể yên tâm trong việc chuẩn hóa thông tin thuê bao. Chúng tôi cũng đang tiến hành những giải pháp đồng bộ với Bộ thông tin truyền thông trong việc chuẩn hóa thuê bao. Điều này sẽ giải quyết đươc tình trạng sim rác như hiện nay bởi dữ liệu được đối soát là dữ liệu gốc.

Bắt đầu từ năm 2018, việc yêu cầu đăng kí thuê bao đã được triển khai. Tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức đối chiếu, đảm trùng khớp giữa thông tin được khách hàng cung cấp khi mua, đăng ký SIM và thông tin lưu trữ tại nhà mạng.

Từ ngày 1/8/2022, yêu cầu được đặt ra khi tất cả số thuê bao mới khi phát sinh bắt buộc phải được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Hiện với thông tin thuê bao di động chính chủ trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì người dân có thể dễ dàng sử dụng để đăng nhập trên cổng dịch vụ công quốc gia, và thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến. Làm hộ chiếu phổ thông, giao dịch các dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại điện tử. Đặc biệt tiến tới loại bỏ các hành vi lừa đảo, quấy rối từ các cuộc gọi rác, tin nhắn rác. Mỗi số điện thoại đều đại diện cho một cá nhân cụ thể, chính xác, rõ ràng. Mọi "hoạt động" của SIM sẽ gắn liền với người chủ sở hữu nó.

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp người dùng mất SIM nhưng không thể báo khóa thuê bao cũng như khôi phục do thông tin đăng ký không đúng, thậm chí còn bị người khác sử dụng với mục đích xấu, đến lúc này rất bất lợi cho người dùng.

Rõ ràng, nếu sử dụng thông tin không chính xác, thì chắc chắn sự an toàn và quyền lợi người tiêu dùng sẽ không được bảo vệ.

Do đó cùng với sự hoàn thiện cơ sở pháp lý, sự vào cuộc của các doanh nghiệp cùng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì cần sự đồng lòng, vào cuộc của chính người sử dụng. Tiến hành chuẩn hóa thông tin thuê bao hướng tới xây dựng thị trường dịch vụ điện thoại di động ngày một văn minh và an toàn./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Phát hiện kho hàng nghi giả mạo nhãn hiệu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện một kho hàng cất giấu số lượng lớn hàng hóa nghi giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Sau khi hạ nhiệt vào tháng 6, giá vé máy bay có dấu hiệu tăng trở lại khi mùa du lịch bước vào thời điểm sôi động. Ở nhiều chặng, giá vé tăng đến hơn 2 triệu đồng/vé, khiến không ít hành khách hủy vé, chuyển sang đi du lịch bằng phương tiện khác với điểm đến ngắn hơn.

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Quản lý thị trường TP.HCM liên tục phát hiện hàng hóa nhập lậu

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Trong thời gian gần đây, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM đã liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bao gồm các mặt hàng nhập lậu và hàng giả. Các mặt hàng bị phát hiện thường là nước hoa, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thuốc tân dược và thực phẩm chức năng, đều thiếu hóa đơn chứng từ và nguồn gốc xuất xứ.

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn

Kinh tế 26/07/2024

(ANTV) - Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực làm mới, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng hóa các sự kiện định kỳ và thường xuyên để nâng cao trải nghiệm cho du khách. Trong đó, sản phẩm du lịch y tế được chú trọng đầu tư để từng bước hoàn thiện, nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chính trị 26/07/2024

(ANTV) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi là mất mát rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đến 12h ngày hôm nay 26/7 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Xem thêm