Thứ Bảy, 23/11/2024 00:41 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Nhận diện thủ đoạn xuyên tạc về bình đẳng giới ở Việt Nam

BT

(ANTV) - Thời gian qua, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng không gian mạng để chống phá cách mạng Việt Nam bằng nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau. Từ ngụy tạo hoặc nhân danh chiêu bài đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền đến mượn cớ bảo vệ môi trường để tập hợp lực lượng, lập các hội, nhóm chống đối.

Mới đây, nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, các đối tượng chống phá lại lợi dụng để xuyên tạc, công kích về quyền bình đẳng giới ở Việt Nam trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội.

Nhiều năm qua, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ với những chiến lược rõ ràng, nhất quán và phù hợp với thực tiễn.

Giữa lúc dư luận thế giới đang hoan nghênh, ca ngợi Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất Mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ, thì một số đối tượng lại hằn học với kết quả này, cố tình xuyên tạc về bình đẳng giới của Việt Nam.

Với chiêu bài lu loa rằng Việt Nam vi phạm dân chủ, vi phạm nhân quyền trong bình đẳng giới. Vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử với phụ nữ; hay xuyên tạc dưới chế độ “đảng trị”, phụ nữ Việt Nam đang có bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, bất bình đẳng về thu nhập và vị trí việc làm.

Bằng luận điệu xảo trá, các thế lực thù địch, phản động đang âm mưu làm cho một bộ phận nhân dân về chính sách bình đẳng giới của Đảng và Nhà nước.

Thượng tá, PGS. TS Hồ Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao, Học viện An ninh nhân dân cho biết: Thực ra đây là quan điểm sai trái, thù địch để chống phá Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền nói chung và xuyên tạc quyền bình đẳng giới nói riêng. Ngay từ khi thành lập thì Đảng ta đã xác định nam nữ bình quyền là một trong những nhiệm vụ chính của cách mạng Việt Nam. Đảng cũng đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết để chăm lo phát triển toàn diện cho phụ nữ.

Bà Lê Thị Huyền Trang, Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Trong các doanh nghiệp hiện nay cơ bản không có sự phân biệt giữa lao động nam và lao động nữ, họ có quyền bình đẳng trong tuyển dụng lao động, điều kiện làm việc. Đặc biệt đối với lao động nữ thì khi đang trong quá trình nuôi con nhỏ hoặc đang mang thai thì được sắp xếp những công việc không nặng nhọc, độc hại.

Để tăng sự ảnh hưởng, các thế lực thù địch còn ra sức cổ xúy, lôi kéo, thúc đẩy việc hình thành các tổ chức, hội, nhóm đối lập do các đối tượng chống đối, cầm đầu là phụ nữ, như “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội dân oan”.

Với vỏ bọc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, nhưng thực chất không phải vậy.

Chưa dừng lại, các thành viên của các hội nhóm này không ngừng câu kết với tổ chức khủng bố Việt Tân, phát tán thông tin thất thiệt, cho rằng ở Việt Nam phụ nữ bị phân biệt đối xử, chính quyền đàn áp, bắt bớ đối với những phụ nữ bất đồng chính kiến.

Hàng ngày, hàng giờ trên không gian mạng, các phần tử bất mãn chính trị vẫn ra sức dùng nhiều thủ đoạn để mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo phụ nữ tham gia vào các hoạt động chống phá chính quyền.

Tuy nhiên, không sớm thì muộn, những âm mữu phản động đó sẽ bị phơi bày.

Các nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Tư tưởng xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bình đẳng giới

Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: Nam - Nữ bình quyền là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam. Điều này được ghi nhận trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng” năm 1930.

Từ đó đến nay, bình đẳng giới, coi trọng công tác phụ nữ và trao quyền cho phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội luôni là một trong những mục tiêu chiến lược, lâu dài, quan trọng của Đảng, Nhà nước ta.

Hiến pháp 2013 khẳng định “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt.

Từng bước cụ thể hóa Hiến pháp, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cũng được hoàn thiện, bổ sung trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới và được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới một cách nghiêm túc.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có khung pháp luật và chính sách khá toàn diện, đầy đủ để thúc đẩy bình đẳng giới.

Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: Trong nhiệm kỳ qua, Đảng, Nhà nước tiếp tục ban hành và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới và vì sự phát triển của phụ nữ: Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 21 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; nhiều văn bản luật được ban hành, sửa đổi đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững và nguyên tắc bình đẳng giới; Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; phê duyệt các chương trình Mục tiêu quốc gia với nhiều nội dung quan trọng, tạo cơ hội hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện và từng bước thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới một cách thực chất.

GS.TS Lê Thị Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển cho biết: Phụ nữ đã có quyền công dân mà trong thời phong kiến thì phụ nữ không có quyền đó. Khi có quyền công dân thì phụ nữ được tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, được học tập văn hóa, thậm chí đi tham gia quân đội như nam giới. Nếu tôi so sánh bây giờ với lứa của mẹ tôi ngày xưa thì tôi thấy đã khác rồi. Tức là chúng tôi có quyền tự do trong gia đình, tự do hoạt động xã hội, quyền tự do học tập.

Để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, Việt Nam đã phê chuẩn nhiều công ước quốc tế và các chương trình nghị sự lớn về thúc đẩy bình đẳng giới

Trong số 499 người trúng cử đại biểu quốc hội khóa 15, có tới 151 đại biểu là nữ, chiếm tỷ lệ 30,26%.

Theo báo cáo Phát triển con người của UNDP, Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới, thứ 4 châu Á về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội.

Bà Diana Toress, Trợ lý Đại diện Thường trú Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết: Chúng tôi rất hoan nghênh các bước của Việt Nam tham gia vào các cơ chế nhân quyền của thế giới. Đặc biệt là Việt Nam đã đạt được kết quả tốt như là về bảo trợ xã hội, về xóa đói giảm nghèo, về bình đẳng giới. Đó là những lĩnh vực mà Việt Nam đã thực hiện rất tốt, đặc biệt là so sánh với các nước trong khu vực thì Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc.

Trên phương diện kinh tế, phụ nữ đang ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế, góp phần giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cứ 4 doanh nghiệp tư nhân sẽ có 1 doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo, nữ giới đóng góp tới 40% của cải cho nền kinh tế Việt Nam.

Riêng trong hợp tác xã nông nghiệp, số lao động nữ chiếm đến 80%.

GS.TS Lê Thị Quý, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển cho biết: "Phụ nữ phục vụ cho chồng con không đã là sự đóng góp rất lớn rồi, không những vậy họ còn trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, sản xuất. Từ nông nghiệp, công nghiệp đến trí thức đều có sự tham gia của phụ nữ."

Trong tất cả các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế đều có sự cống hiến của nữ giới.

Trên phạm vi quốc tế, Việt Nam cũng đã cử các nữ sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Vai trò ngày càng cao của phụ nữ là minh chứng cho những nỗ lực của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện bình đẳng giới.

GS.TS Lê Thị Quý, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển cho biết: "Chúng ta cũng có con số phụ nữ trí thức ngày càng lớn, phụ nữ là PGS. TS rất là đông. Chúng ta đã thấy phụ nữ làm lãnh đạo, là nữ tướng. Đấy là điều hãnh diện với phụ nữ Việt Nam. Rồi là phụ nữ đi làm lương ngang với nam giới.Điều này không phải nước nào cũng có, ngay cả những nước tiên tiến cũng có sự phân biệt."

Với chủ trương, chính sách phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, Việt Nam được Liên Hợp quốc là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới.

Những kết quả này là minh chứng rõ nét cho thành tựu nổi bật của việc bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Ngày 3/10/2023, Ủy ban Các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78 đã thảo luận vấn đề thúc đẩy tiến bộ của phụ nữ. Phát biểu tại phiên thảo luận này, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã nêu bật những kết quả và thành tựu Việt Nam đạt được trong bảo đảm quyền của phụ nữ và bình đẳng giới, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ. Đây cũng là cơ sở đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch xung quanh vấn đề này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Tăng mạnh khách du lịch tàu biển

Đà Nẵng: Tăng mạnh khách du lịch tàu biển

Kinh tế 22/11/2024

(ANTV) - Du lịch tàu biển là 1 trong những trụ cột của khách du lịch quốc tế. Tại TP Đà Nẵng, bên cạnh công tác xúc tiến quảng bá và những lợi thế tiềm năng, năm 2024, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của dòng khách này.

Đào tạo nghề cho thanh niên lầm lỡ

Đào tạo nghề cho thanh niên lầm lỡ

Xã hội 22/11/2024

(ANTV) - Cùng với việc quản lý, giáo dục, cảm hóa thì công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh được Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý Trại giam đặc biệt chú trọng. Những lớp đào tạo nghề như vậy, nhiều học sinh có được việc làm sau khi ra trường, mở ra cơ làm lại cuộc đời cho rất nhiều trẻ em từng vi phạm pháp luật.

Hợp tác an ninh là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước Việt Nam – Malaysia

Hợp tác an ninh là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước Việt Nam – Malaysia

Chính trị 22/11/2024

(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, ngày 22/11, tại Thủ đô Kuala Lumper, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam đã có các cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia.

Nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc"

Nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc"

Chính trị 22/11/2024

(ANTV) - Chiều 22/11, Cụm thi đua số 2 – Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an gồm các đơn vị: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.

 Cần chính sách thuế ưu đãi đủ mạnh cho cơ quan báo chí

Cần chính sách thuế ưu đãi đủ mạnh cho cơ quan báo chí

Chính trị 22/11/2024

(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 22/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Qua thảo luận vấn đề liên đến các cơ chế chính sách ưu đãi thuế cho các cơ quan báo chí đã được nhiều đại biểu quan tâm đề cập.

Hà Nam hoàn thành xây dựng 34 trụ sở Công an xã, thị trấn sớm

Hà Nam hoàn thành xây dựng 34 trụ sở Công an xã, thị trấn sớm

Xã hội 22/11/2024

(ANTV) - Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng 34 trụ sở làm việc công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, từ đó tạo động lực để lực lượng công an cấp xã nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cơ hội với doanh nghiệp trẻ khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới

Cơ hội với doanh nghiệp trẻ khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới

Kinh tế 22/11/2024

(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam. Những nền tảng nổi tiếng như Amazon, Alibaba đang mở ra cánh cửa giúp sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.

Xem thêm