Thứ Bảy, 26/10/2024 04:50 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Những luận điệu xuyên tạc về đồng bào dân tộc thiểu số

(ANTV) - Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện địa lý nên cộng đồng các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đều về kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống dân. Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng ban hành, triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, chương trình, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã gia tăng hoạt động xuyên tạc chống phá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Lợi dụng trình độ dân trí thấp, bản tính thật thà, chất phác của đồng bào và những khó khăn trong thực hiện chủ trương của Đảng về chính sách dân tộc, các thế lực thù địch, phản động thường đưa ra các quan điểm sai trái, thù địch, vu cáo.

Chúng núp danh, tận dụng các diễn đàn, hội nghị, ra sức viết bài, tung tin xuyên tạc rằng: “Đảng, Nhà nước đối xử bất công bằng, không chăm lo phát triển đời sống đồng bào DTTS, khiến cho cuộc sống của đồng bào khó khăn, thiếu thốn, nghèo đói”; “đồng bào DTTS không được tham gia vào đời sống chính trị của đất nước”, “không được thực hiện các quyền chính trị”. Mục đích của chúng là thông tin sai lệch bản chất chính sách dân tộc nhân văn, tốt đẹp, làm mất uy tín của Đảng, gây hoài nghi, dao động, giảm sút niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước; kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, hình thành lực lượng phản động chống đối là người dân tộc thiểu số đối trọng với lực lượng cách mạng trên địa bàn, thúc đẩy xu hướng ly khai, tự trị dân tộc, gây ra các vụ xung đột, bạo loạn, khủng bố… để “quốc tế hóa” vấn đề dân tộc, tạo cớ cho các thế lực thù địch can thiệp vào công việc nội bộ, phá hoại nền độc lập, thống nhất và sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Trái với những luận điệu mà các thế lực thù địch rêu rao, tính đến thời điểm hiện tại, các chương trình, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) 1719 đã được triển khai nhanh, hiệu quả, với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tới thăm tỉnh Hoà Bình, một trong những “điểm sáng” về thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trong phạm vi cả nước, chúng tôi nhận ra cuộc sống của người dân tộc thiểu số nơi đây đã có rất nhiều đổi thay. Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh có người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao, tới 74,43% (gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông), sống trải dài ở 145/151 xã, phường, thị trấn. Những năm gần đây, từ nhiều chương trình, dự án và nguồn hỗ trợ khác nhau, tỉnh Hoà Bình đã nỗ lực hỗ trợ nhà ở, vật nuôi, cây trồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Vượt qua cung đường núi tới với huyện Lạc Sơn – nơi từng được coi là một “ốc đảo” nghèo khó của tỉnh Hoà Bình, cái nghèo khó trong từng nếp nhà của đồng bào dân tộc thiểu số giờ đây đã không còn, mà thay vào đó, ta có thể cảm nhận rõ rệt dấu ấn các chương trình đầu tư, dự án nhằm nâng cao đời sống cho bà con.

Để hỗ trợ người dân nâng cao hiểu biết, tăng gia sản xuất và phát triển kinh tế, lực lượng công an cùng chính quyền huyện Lạc Sơn luôn dành thời gian thăm hỏi, tuyên truyền đạo đức, pháp luật cho bà con. Không chỉ là những buổi trò chuyện tại nhà, mà còn là những ngày hỗ trợ bà con cùng sản xuất trên nương rẫy. Hướng dẫn cho bà con những cách làm hay, những mô hình sáng tạo nhằm thay đổi cuộc sống vốn nghèo khó nơi này.

Bên cạnh đó, công an huyện Lạc Sơn cũng rất quan tâm đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, hỗ trợ một cách thiết thực thông qua những việc làm cụ thể. Những hoàn cảnh khó khăn, tuổi cao sức yếu trên địa bàn đều được lực lượng công an hỗ trợ kinh phí, ngày công để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa. Đồng bào nghèo nơi đây được khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí và hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định.

“Tiết kiệm tiền ăn sáng để mua bò giống” hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số là một trong các cuộc vận động của lực lượng công an nơi đây. Tất cả các cán bộ chiến sĩ đều đồng lòng, chung sức đóng góp ủng hộ bà con đồng bào trong nhiều năm qua.

Là một trong những gia đình thuộc vào diện khó khăn nhất của xã, năm năm trước, với chương trình chính sách hỗ trợ cho bà con dân tộc thiểu số, gia đình anh Bùi Văn Tiến được cấp cả giống cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế. Nhờ có bò giống làm kế sinh nhai, kinh tế của gia đình anh khá giả hơn rất nhiều, anh đã có thể chăm lo cho con cái, Hôm nay, với sự chung tay, giúp đỡ của lực lượng công an địa phương, anh càng thêm tin tưởng vào Đảng và cuộc sống.

Rời khỏi huyện Lạc Sơn, đi xuyên qua những cách rừng, những cung đường quanh co, đoàn công tác tiếp tục tới thăm hỏi, động viên những hộ gia đình khác thuộc huyện Đà Bắc. Nằm sâu giữa cánh rừng, trong âm thanh róc rách của những con suối, là ngôi nhà sàn bằng gỗ của hai vợ chồng bà Bùi Thị Phấn. Con cháu phải đi làm ăn xa kiếm sống, nên cuộc sống của hai ông bà cũng chỉ quanh quẩn trên chiền đồi này. Thế nhưng, ông bà vẫn luôn rất yên tâm vì thường xuyên có lực lượng công an xã cùng chính quyền địa phương đến trò chuyện, thăm hỏi, động viên, an ninh trật tự tại đây cũng được đảm bảo rất chặt chẽ. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, một căn nhà mới sẽ được xây dựng tại đây, trên khoảnh đất này, vững chắc và an toàn hơn để hai vợ chồng ông bà có thể sinh hoạt tiện nghi. Vậy là khi tuổi xế chiều, ước mơ có ngôi nhà khang trang của hai ông bà cũng dần thành hiện thực.

Trời cũng đã sập tối, con đường vào bản cũng khó khăn hơn. Thế nhưng, chỉ thoáng nghe thấy tiếng các cán bộ chiến sĩ, ông Đặng Văn Tư đã không thể giấu được niềm vui.

Là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiều năm nay, gia đình ông Tư phải sống trong chiếc lán tạm bợ, xuống cấp, nhưng không có kinh phí để xây dựng. Sau khi khảo sát thực tế hoàn cảnh gia đình, chính quyền địa phương đã hỗ trợ 60m2 đất ở cùng số tiền xây dựng nhà mới.

Sau 3 tháng, với sự giúp đỡ của người dân trong thôn về ngày công, ước mơ có được căn nhà kiên cố của gia đình đã dần thành hiện thực. Trong vòng vài ngày tới đây, gia đình ông đã có thể sinh hoạt trong ngôi nhà mới này.

Sự quan tâm, thấu hiểu, động viên và những buổi trò truyện, tuyên truyền thường xuyên của chính quyền địa phương đối với những người dân tộc thiểu số nơi đây đã đưa những hộ gia đình này thoát khỏi bóng tối, với nhiều niềm vui và sự hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Màu xanh của lúa đã phủ đầy trên những nương rẫy, một cuộc sống mới đang tới với những bà con dân tộc nơi dẻo cao này.

Không chỉ được triển khai tại tỉnh Hoà Bình, những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng và nhà nước Việt Nam đã ưu tiên bố trí, phân bổ ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Giai đoạn 2003 - 2008, khoảng 250.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2015 là 690.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 998.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2021 - 2025, lần đầu tiên, Việt Nam có Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào vùng DTTS và miền núi, thể hiện sự quan tâm đặc biệt, là quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao vị thế và đảm bảo quyền phát triển cho đồng bào DTTS. Giai đoạn này, Quốc hội phê duyệt chủ trương bố trí trên 137 nghìn tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn khoảng 33% (giảm 5,62%) so với chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhà nước còn hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS ở vùng khó khăn. Hiện nay, 96,12% người DTTS sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Số người nghèo, người DTTS tham gia thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt gần 43 triệu lượt người, chiếm 24% số người tham gia bảo hiểm y tế toàn quốc.

Đồng bào DTTS, phụ nữ, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.

Quy mô, mạng lưới trường, lớp vùng DTTS và miền núi được củng cố, phát triển từ mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở là thành tựu nổi bật của Việt Nam được ghi nhận tại nhiều diễn đàn quốc tế. Hệ thống các chính sách dân tộc hiện nay được đánh giá là cơ bản đã bao phủ toàn diện các lĩnh vực đời sống, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh tại vùng DTTS và miền núi.

Sinh thời, trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào”. Lời dặn ấy của người vẫn luôn được Đảng và Chính phủ ta ghi nhớ và thực hiện cho đến tận ngày hôm nay. Thời điểm hiện tại, hệ thống các chính sách dân tộc hiện nay được đánh giá là cơ bản đã bao phủ toàn diện các lĩnh vực đời sống, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh tại vùng DTTS và miền núi. Những thành tựu trong nội luật hoá và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta là minh chứng đanh thép phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc về cái gọi là “Đảng, Nhà nước Việt Nam “phân biệt đối xử” với các DTTS” hoặc “chính sách ngược đãi các DTTS đang diễn ra ở Việt Nam”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Sự trưởng thành và cống hiến của học sinh miền Nam trong lực lượng công an

Sự trưởng thành và cống hiến của học sinh miền Nam trong lực lượng công an

Chính trị 25/10/2024

(ANTV) - Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Việc thành lập hệ thống các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một chủ trương lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ thể hiện tầm nhìn, cách nhìn rất sáng suốt, sâu rộng mà còn nói lên tình cảm cao quí, thiêng liêng của Bác Hồ, của Đảng và Nhà nước ta, cũng là của Tổ quốc và nhân dân đối với các cháu miền Nam lúc bấy giờ…

Cập nhật bão số 6: Sức gió vùng tâm bão mạnh nhất 102 km/h

Cập nhật bão số 6: Sức gió vùng tâm bão mạnh nhất 102 km/h

Xã hội 25/10/2024

(ANTV) - Hồi 13 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

Ủng hộ xóa bỏ "nhà siêu mỏng, siêu méo"

Ủng hộ xóa bỏ "nhà siêu mỏng, siêu méo"

Xã hội 25/10/2024

(ANTV) - Mới đây, trong quyết định 61 của TP Hà Nội đã có những quy định mới liên quan đến việc giải quyết những mảnh đất không đủ điều kiện sau khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… Mong mỏi của cư dân mạng là quyết định sẽ được thực hiện hiệu quả để sớm khai tử những căn nhà siêu mỏng, siêu méo, đem lại bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại…

Khám xét nhà cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm

Khám xét nhà cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm

Pháp luật 25/10/2024

(ANTV) - Tối 24/10, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) phối hợp cùng Viện Kiểm sát Nhân dân huyện đã có mặt tại nhà riêng của ông Nguyễn Trung Thành – nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm để thực hiện việc khám xét; đồng thời, thực hiện các phần việc tố tụng liên quan.

Cháy nhà trong khu chợ Bà Chiểu

Cháy nhà trong khu chợ Bà Chiểu

Xã hội 25/10/2024

(ANTV) - Sáng ngày 25/10, Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM đang phong tỏa căn nhà trong khu chợ Bà Chiểu để khám nghiệm hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.

Xem thêm