Thứ Năm, 10/10/2024 17:38 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Phản bác luận điệu xuyên tạc về đổi mới giáo dục

(ANTV) - Giáo dục là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là quốc sách. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực mà các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách tác động, xuyên tạc nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, dần dần đi đến thay đổi đường lối chính trị theo những mưu đồ đen tối.

Sách giáo khoa (sgk) là một trong những từ khóa nóng thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội trong tuần vừa qua. Trên mạng xã hội liên tục tán phát hình ảnh những bài thơ được cho là có trong sách giáo khoa, nhưng từ ngữ lại không phù hợp. Một làn sóng chỉ trích lan khắp nơi khi thông tin không được kiểm chứng cẩn thận, cho đến khi Bộ Giáo dục và đào tạo chính thức lên tiếng.

Giáo dục luôn mũi nhọn nhận được những ý kiến trái chiều của công luận. Mới đây nhất là câu chuyện bịa đặt về những ngữ liệu trong sách giáo khoa. Bằng cách cắt ghép có chủ đích, một số người đăng tải hình ảnh không chính xác lên mạng xã hội. Cùng với đó là hàng loạt bình luận và lượt chia sẻ của những độc giả cả tin, thiếu kiểm chứng.

PGS. TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cho rằng: Những thông tin đó rất tai hại và gây ra dư luận k tốt về giáo dục nói chung và công tác biên soạn sgk nói riêng. Rõ ràng đây là những thông tin ác ý cần phải được cảnh báo và cần phải có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

PGS. TS Phạm Mạnh Hà, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội nói: Ở đây chúng ta thấy rõ ràng ở đâu đó có những mục đích động cơ của những người mà đưa những thông tin không đúng sự thật về sgk, ẩn chứa trong đó có nhiều ý đồ có thể muốn gây chia rẽ, muốn gây mâu thuẫn, muốn tạo ra những sự xung đột trong xã hội, những dư luận không tốt về quá trình đổi mới sgk cũng như chương trình giáo dục của chúng ta.

Sách giáo khoa có tác dụng rất lớn trong việc định hướng hình thành nhân cách của học sinh. Quá trình biên tập ra một bộ sách giáo khoa là trí tuệ của một tập thể những nhà khoa học có uy tín, trải qua nhiều lần thẩm định, dạy thử, học thử trước khi xuất bản, bởi vậy, khó có thể có những lỗi sai ngớ ngẩn như dư luận băn khoăn. Với những người thực sự quan tâm đến giáo dục, không khó để nhận ra ý đồ thật sự đằng sau những hình ảnh được đăng tải có chủ đích như vậy.

PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam nói: Chúng tôi khẳng định những ngữ liệu đó hoàn toàn không có trong sgk của NXB Giáo dục Việt Nam. Đối với sgk tôi khẳng định có một quy trình rất chặt chẽ, việc chúng ta thấy có những văn bản nội dung không đảm bảo mà họ nói là sgk thì chúng ta hoàn toàn cần phải nghi ngờ và cần phải kiểm tra.

GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 khẳng định: Đây là một hiện tượng mà các cơ quan an ninh, các cơ quan quản lý nhà nước không lạ gì, cứ trước kỳ họp quốc hội là rộ lên những bài viết như vậy. Thậm chí năm đầu tiên của mỗi một lần đổi mới chương trình sgk thì đều có những bài đả kích mạnh mẽ vào những quyển sách đầu tiên, sách lớp 1. Không bao giờ sgk có những bài đọc như vậy, có ý như vậy. Đó là những bịa đặt chắp nhặt từ đâu đó chứ không hề có trong 3 bộ sgk hiện hành.

Chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc cho biết: Khi chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đi vào triển khai với các bộ sgk khác nhau thì trên mạng xã hội thường xuyên có những thông tin xuyên tạc, thông tin không đúng về chương trình và sgk mới, nó xuất phát từ việc số đông người dùng trên mạng xã hội không có thông tin đầy đủ và chính xác về sự thay đổi chương trình sgk, do đó dễ bị dẫn dắt bởi những người có những lợi ích, có những mục tiêu xấu liên quan đến chương trình giáo dục, liên quan đến sgk. Và điều này tạo ra những làn sóng rất mạnh mẽ tấn công vào sgk và tôi cho rằng nó sẽ mang lại những hậu quả không tốt cho sự phát triển chung của giáo dục cũng như lòng tin của xã hội vào chất lượng của chương trình giáo dục.

Cần khẳng định lại, những thông tin trên mạng xã hội về sách giáo khoa trong những ngày vừa qua là bịa đặt, phục vụ dụng ý xấu của một số người. Nhưng cũng rất kịp thời khi ngày 17/10, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chính thức lên tiếng khẳng định những nội dung trên không có trong sách giáo khoa hiện hành các nhà trường đang sử dụng.

PGS. TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội nói: Tôi rất hoan nghênh Bộ Giáo dục đã kịp thời lên tiếng và đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra để xử lý nghiêm những biểu hiện đó. Thật ra cũng phải phân loại ra có những đối tượng có âm mưu thâm độc nhưng cũng có những người hồn nhiên vô tư và thiếu sự suy xét lý tính, thiếu nguồn thông tin kiểm chứng cho nên cái rất quan trọng là cơ quan phải lên tiếng kịp thời.

Trung tá, TS Trần Tiến Thành, Học viện An ninh nhân dân cho rằng: Việc nhận xét đánh giá về chương trình đào tạo hay nội dung sgk cần phải toàn diện, trên cơ sở lợi ích của sgk mang lại chứ không chỉ tập trung vào vấn đề có tính chất câu chữ, hay nội dung có tính bề nổi của sgk để đánh giá nhận xét mà quên đi những lợi ích to lớn của bộ sgk đó.

PGS. TS Phạm Mạnh Hà, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá: Tôi thấy động thái của Bộ Giáo dục khi phản bác thông tin k đúng sai sự thật rất quyết liệt, rõ ràng, và như vậy đã dẹp tan được những suy nghĩ, những thông tin sai sự thật của những hội nhóm tổ chức phản động chống phá chúng ta, từ điều này chúng ta thấy rằng bản thân từ phía các cơ quan nhà nước, trong đó có Bộ Giáo dục cũng là một câu chuyện chúng ta nhìn nhận lại để chúng ta thật sự thận trọng trong từng chính sách, từng hoạt động để làm sao không có kẽ hở cho kẻ xấu có thể lợi dụng được.

Tin giả, tin bịa đặt về sách giáo khoa nhanh chóng được một số tổ chức phản động sử dụng để xuyên tạc về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của nước ta, sâu xa hơn, là công kích nền giáo dục XHCN của chúng ta hiện nay.

Liên tiếp những ngày qua, trên nhiều trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức chống đối, thù hằn với Việt Nam lan truyền những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan nhằm bôi lem, làm vấy bẩn công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay, đả kích bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Trung tá, TS Trần Tiến Thành, Học viện An ninh nhân dân cho hay: Họ cố tình xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng và sự quản lý của nhà nước trong quá trình đổi mới giáo dục và cho rằng đổi mới giáo dục của Việt Nam sẽ không thành công hay lạc hậu, vì nền giáo dục của chúng ta mang nặng tư tưởng về chính trị và giáo dục về chính trị. Thứ hai, các đối tượng cố tình đưa ra những sai lầm thiếu sót sơ hở và quy kết đó là bản chất của nền giáo dục Việt Nam, thứ ba là tuyên truyền cho những tư tưởng, văn hóa và những tiêu chuẩn của một nền giáo dục nào đó vào Việt Nam với những nội dung cho rằng những tiêu chuẩn của nền văn hóa giáo dục đó là phù hợp và khuyến khích thế hệ trẻ theo các nền văn hóa đó, điều này rất nguy hiểm, nếu không cẩn thận và không có cái nhìn nhận toàn diện thì rất dễ bị rơi vào những luận điệu, những nội dung xấu và những ý đồ chính trị chúng bày sẵn.

Đổi mới nói chung, đổi mới giáo dục nói riêng là tất yếu. Đương nhiên, quá trình đổi mới nào cũng sẽ gặp phải những trở ngại nhất định. Lợi dụng để khoét sâu vào chính những điều này, chúng đã chụp mũ, đổ lỗi cho chế độ, cho Đảng, chính quyền.

PGS. TS Phạm Mạnh Hà,Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: Quá trình đổi mới giáo dục của Việt Nam chúng ta từ 2009 đến nay. Rõ ràng chúng ta đang làm từng bước chắc chắn, tuy nhiên trong quá trình làm vẫn còn những điều chưa thực sự hoàn hảo, đấy là điều hoàn toàn bình thường.

PGS. TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cho rằng: Các thế lực thù địch nhìn vào đó để có ý đồ xấu thì họ chỉ nhìn vào cái xấu thôi, khơi mạnh vào đấy và từ những bôi xấu vê giáo dục, một lĩnh vực rất quan trọng bôi xấu chế độ, bôi xấu bản chất của xh, của đất nước chúng ta. Họ có dã tâm có âm mưu rât thâm độc, và khi người dân mất niềm tin thì nó ảnh hưởng hệ lụy rất lớn về mọi mặt, đấy là một phương thức không từ thủ đoạn nào để tấn công vào các lĩnh vực đời sống xã hội của chúng ta.

GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 chia sẻ: Nếu giờ chỉ tập trung nói vài chuyện lặt vặt, từ đó khái quát lên thành vấn đề lớn tôi cho điều đó vừa không công bằng với ảnh em làm giáo dục, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến cái chung, bởi vì tất cả mọi thành công ở đất nước ta đều là do kết quả lãnh đạo của Đảng, và nếu có chỗ nào chưa thành công thì đó cũng là phản ánh sự hạn chế trong lãnh đạo, nếu chỉ tập trung làm cho mọi người nghĩ rằng giáo dục Việt Nam rất xấu thì trách nhiệm cuối cùng chắc chắn họ muốn dồn đến cơ quan lãnh đạo tối cao.

Tiến trình giáo dục phải trải qua nhiều giai đoạn và phải có sách lược, chiến lược cụ thể, không một quốc gia nào trên thế giới có thể bắt chước một mô hình của quốc gia khác. Ngay cả một số nước có nền giáo dục tiên tiến cũng phải mất vài chục năm để có một nền giáo dục hiện đại. Ở Việt Nam, đổi mới giáo dục là tất yếu, nhưng không thể một sớm một chiều. Chúng ta vẫn đang từng bước chắc chắn thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế, lấy người học làm trung tâm.

Những sân chơi giáo dục quy mô được tổ chức ở tất cả các cấp học. Sự tham gia hào hứng và tự tin của học sinh, cách các em thể hiện kiến thức và bản lĩnh là minh chứng sống động cho chất lượng của giáo dục hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với bối cảnh hiện đại, tiệm cận với khu vực và thế giới. Học sinh ngày nay năng động và làm chủ những kỹ năng quan trọng ngay từ khi còn nhỏ, điều mà mấy chục năm trước khó có được.

Tính tới thời điểm này, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày, tạo tiền đề thuận lợi để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Bảng xếp hạng quốc gia tốt nhất về giáo dục 2021 được US News and World Report công bố cuối tháng 4/2022, Việt Nam tăng 5 bậc, xếp hạng 59 thế giới về giáo dục.

Còn theo The Economist, những năm qua, nền giáo dục Việt Nam đạt được nhiều thành tích đáng kể và lọt top những quốc gia có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới.

Dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, xét về tổng điểm học tập, học sinh Việt Nam không chỉ vượt trội so với các nước trong khu vực là Malaysia và Thái Lan, mà còn vượt qua học sinh ở Anh, Canada - những quốc gia có nền kinh tế lớn hơn nhiều. Điều đáng nói là điểm số của học sinh phân bổ đồng đều và không có sự chênh lệch giữa giới tính hay vùng miền như ở những nước khác

Những con số trên đã khẳng định thành tựu của giáo dục Việt Nam. Dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng không vì thế mà các đối tượng thù địch có thể xuyên tạc, phủ định nền giáo dục Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Cảnh báo giả danh Công an lừa đảo định danh biển số xe

Cảnh báo giả danh Công an lừa đảo định danh biển số xe

Pháp luật 10/10/2024

(ANTV) - Gọi điện đến công dân, giới thiệu là cán bộ đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Ninh, và yêu cầu công dân cung cấp các thông tin cá nhân để làm thủ tục định danh biển số xe. Đây là thủ đoạn đoạn mới các đối tượng lừa đảo. Cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tránh rơi vào cạm bẫy của các đối tượng lừa đảo.

18 tuổi chinh phục 14 đỉnh núi cao nhất thế giới

18 tuổi chinh phục 14 đỉnh núi cao nhất thế giới

Thế giới 10/10/2024

(ANTV) - Sáng ngày 9/10, chàng thanh niên 18 tuổi tên Nima Rinji Sherpa đã lên đến đỉnh Shisha Pangma cao hơn 8.027 mét của Tây Tạng và hoàn thành sứ mệnh đứng trên những đỉnh núi cao nhất thế giới. Nima Rinji Sherpa là nhà leo núi đã phá kỷ lục là người trẻ tuổi nhất chinh phục tất cả 14 đỉnh núi cao nhất trên thế giới.

Đảo Phục Sinh - hòn đảo bí ẩn nhất thế giới

Đảo Phục Sinh - hòn đảo bí ẩn nhất thế giới

Thế giới 10/10/2024

(ANTV) - Đảo Phục Sinh của Chile là hòn đảo nhỏ bé, xinh đẹp, biệt lập và bí ẩn nhất thế giới. Hòn đảo nằm ở phía Đông Nam Thái Bình Dương, còn được biết đến với gần 900 bức tượng đá khổng lồ. Năm 1995, đảo Phục Sinh đã được UNESCO đã công nhận là Di sản Thế giới của nhân loại.

Lễ hội văn hóa Hwaseong Suwon ở Hàn Quốc

Lễ hội văn hóa Hwaseong Suwon ở Hàn Quốc

Thế giới 10/10/2024

(ANTV) - Tại thành phố Suwon của tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, vừa diễn ra lễ hội văn hóa Hwaseong Suwon. Sự kiện thường niên có sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và lịch sử này diễn ra ở pháo đài Hwaseong với ý nghĩa tôn vinh văn hóa thời Joseon của Hàn Quốc.

Phá chuyên án, thu gữ lượng lớn ma túy các loại tại Mộc Châu

Phá chuyên án, thu gữ lượng lớn ma túy các loại tại Mộc Châu

Pháp luật 10/10/2024

(ANTV) - Sau một thời gian dài nắm được quy luật hoạt động của các đối tượng, các lực lượng chức năng đấu tranh với tội phạm ma túy tỉnh Sơn La đã phá thành công chuyên án, bắt giữ thành công 3 đối tượng Mùa Thị Dụ, Hạng A Dự và Hạng A Di cùng trú tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu (Sơn La).

Mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại Bắc Kạn

Mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại Bắc Kạn

Xã hội 10/10/2024

(ANTV) - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giao thông. Để học sinh hiểu rằng, an toàn giao thông không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Nhằm đạt mục tiêu này, Công an tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền về luật giao thông đường bộ đối với học sinh. Trong đó, tập trung triển khai mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” trên địa bàn nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Tiềm năng, lợi thế phát triển Thủ đô Hà Nội

Tiềm năng, lợi thế phát triển Thủ đô Hà Nội

Kinh tế 10/10/2024

(ANTV) - Sau 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến hôm nay, Hà Nội đã có những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào. Định hướng phát triển của Hà Nội được xác định sẽ trở thành đô thị thông minh, hiện đại, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng và cả nước cùng phát triển. Tầm nhìn mới, cơ hội mới đang đặt ra những vấn đề gì để Hà Nội xây dựng và phát triển.

Xem thêm