(ANTV) - Trong năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, góp phần vào công cuộc xây dựng chính phủ điện tử. Một trong những việc quan trọng để hoàn thành mục tiêu này đó chính là việc chuyển đổi số trong tổ chức Kỳ thi THPT 2023. CCCD và mã định danh điện tử đã thể hiện tính ưu việt trong khâu đăng ký và tổ chức.
Tuy nhiên làm sao để kỳ thi THPT diễn ra thuận lợi, gọn gàng, giảm bớt thủ tục và khắc phục những tồn tại trong những kỳ thi của các năm trước là bài toán đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo nỗ lực hoàn thiện để giúp các thí sinh chuẩn bị một tâm thế tốt nhất trước khi bước vào Kỳ thi?
Kỳ thi THPT Quốc gia hàng năm diễn ra với sự tham gia của khoảng 1 triệu thí sinh trên khắp cả nước. Thực trạng nhiều năm đã cho thấy việc đăng ký tiếp nhận hồ sơ trực tiếp theo cách truyền thống đã lỗi thời, vừa gây mất thời gian, dễ sai sót và tình trạng thí sinh ảo mất kiểm soát sẽ gây khó khăn trong công tác tuyển sinh.
Từ khi những chiếc CCCD xuất hiện việc đăng ký dự thi, lọc và chỉnh lý hồ sơ của các thí sinh đã trở nên dễ dàng hơn. Nhận thức được những lợi ích đến từ việc sử dụng hình thức đăng ký hồ sơ thi THPT trực tuyến sẽ giúp bớt phần gánh nặng cho phụ huynh và học sinh, dù còn nhiều bỡ ngỡ nhưng đã nỗ lực vượt qua khó khăn để giúp các thí sinh hoàn thành thủ tục trước kì thi đang cận kề.
Giờ sinh hoạt lớp hằng tuần, nội dung hướng dẫn các bạn học sinh lớp 12 đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia đã được các thầy cô thêm vào từ khoảng gần 2 tháng trở lại đây.
Thầy Thiều Ánh Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Rồng, TP Thanh Hóa cho biết: "Được sự phối hợp của công an thành phố và công an phường trường thi, nhà trường đã Thường xuyên tổ chức hướng dẫn cho các em học sinh tại các giờ trên lớp về cách thức đăng ký Kỳ thi THPT quốc gia sắp tới bằng việc sử dụng thẻ CCCD điện tử."
Để giúp các em học sinh cuối cấp có đầy đủ các điều kiện tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2023, CA thành phố Thanh Hóa đã rà soát triển khai cấp căn cước công dân từ sớm cho 100% các em học sinh cuối cấp tại trường.
Việc các thầy cô tận tay cầm tấm thẻ CCCD điện tử hướng dẫn về cách thức và tuyên truyền về lợi ích đã giúp các em học sinh thêm thích thú và tự tin trước khi bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời mình sắp tới.
Em Dương Văn Toàn, Học sinh lớp 12, Trường THPT Hàm Rồng, TP Thanh Hóa cho biết: "Trong quá trình ôn thi THPT quốc gia thì các thầy cô trong nhà trường hướng dẫn rất tận tình cái việc sử dụng thẻ CCCD điện tử để đăng ký thi em thấy rất là tiện lợi nhanh chóng giúp bọn em đỡ bị lo lắng trong việc đăng ký."
Em Nguyễn Minh Phương, Học sinh lớp 12, Trường THPT Hàm Rồng, TP Thanh Hóa cho biết: "Thực sự là nó rất dễ dàng với em và với tất cả các bạn cũng thế. Chỉ cần có căn cước CD điện tử là mình dễ dàng nhập dự liệu trên máy tính, rất thuận tiện mà lại không sợ bị sai sót, đặc biệt thông tin được bảo mật an toàn vì đây là thẻ CCCD do Bộ Công an cấp."
Tuy vậy, Thanh Hóa là tỉnh có nhiều địa bàn vùng sâu vùng xa, điều kiện vật chất còn nhiều khó khan vì thế đến thời điểm cuối tháng 4 năm 2023, ngành giáo dục Thanh Hóa vẫn đang phải nỗ lực phối hợp với lực lượng Công an cấp đủ CCCD cho số học sinh lớp 12 tại một số địa bàn đặc biệt.
Những lợi ích thiết thực của việc đăng ký trực tuyến đã được thấy rõ trong kỳ thi THPT Quốc gia vào năm ngoái. Ví dụ như 1 triệu thí sinh năm ngoái không cần nộp ảnh thẻ đã tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng, các em cũng không phải đi lại nhiều lần, chờ đợi để được đăng ký và điền phiếu bằng tay và việc này lại rất dễ xảy ra sai sót.
Với kỳ thi năm nay, việc Bộ CA hoàn thiện hơn cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, tính kết nối liên thông các trường thông tin về định danh điện tử cao hơn sẽ không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho Kỳ thi THPT quốc gia mà con giúp cho việc quản lý trong ngành giáo dục trở nên dễ dàng hơn.
Đối với ngành GDĐT Thanh Hóa, khi triển khai Đề án 06, thông qua tích hợp tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia và tích hợp tài khoản định danh điện tử sẽ cung cấp cho thí sinh phương thức đăng nhập, thí sinh tự bảo mật thông tin, tránh bị giả mạo, giúp các giao dịch được an toàn, chính xác, thí sinh và các cơ sở giáo dục không phải nhập lại các thông tin đã có, rút ngắn thời gian xử lý, giảm thời gian, chi phí đi lại của thí sinh và gia đình thí sinh.
Ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD và ĐT tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với đề án 06 thì không chỉ là để phục vụ những kỳ thi, mục tiêu là quản lý cơ sở dữ liệu với con người. Chúng tôi liên tục cập nhật để dữ liệu được đúng sạch, sống. Khi liên thông thì thông tin về một cá nhân sẽ được hiển thị, quá trình học tập từ trước đến nay như thế nào? Các bằng cấp đã qua đào tạo, đâu là thế mạnh của một cá nhân đều được hiển thị rất dễ cho công tác quản lý sắp xếp."
Việc kết nối dữ liệu cũng mở ra nhiều tiện ích cho công tác quản lý, hoạch định chính sách theo giai đoạn và trong từng năm học của Sở GDĐT như: thông tin về đội ngũ giáo viên qua dữ liệu công chức, viên chức trong ngành, thông tin về trường, lớp, học sinh…
Việc cấp CCCD và mã định danh điện tử đã đóng góp nhiều mặt tích cực trong công tác tổ chức tuyển sinh của ngành GD và đặc biệt là công cụ đắc lực cho các kỳ thi. Tuy nhiên, ở những nơi vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất thiếu thốn việc thực hiện phần nào cũng gặp những khó khăn. Tuy vậy Bộ GĐ&ĐT cũng nỗ lực hỗ trợ các địa phương để chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi Kỳ thi THPT 2023 diễn ra.
Sẽ có khoảng 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi THPT, tuy nhiên với số lượng CBNV rất ít, Cục CNTT của Bộ GD&ĐT đang nỗ lực không quản ngày đêm để giúp các thí sinh có một tâm thế tốt nhất để bước vào Kỳ thi THPT 2023.
Tại Cục CNTT của Bộ GD và ĐT những ngày cuối tháng Tư, các chuyên viên, kỹ thuật viên đang gấp rút nhập liệu, chỉnh lý những sai sót trong quá trình đăng ký thủ tục của các thí sinh dự thi THPT 2023.
Bà Đặng Thị Oanh, Phó Cục trưởng Cục CNTT – Bộ GDĐT cho biết: "Điểm khác biệt trong năm nay là thí sinh không có quốc tịch Việt Nam sẽ dùng hộ chiếu để kết nối với cơ sở dữ liệu của kì thi. Đăng ký trực tuyến, thanh toán lệ phí thi không dùng tiền mặt. Đặc biệt, trong năm nay khi bỏ xác nhận hộ khẩu giấy thì chúng tôi gặp những khó khăn, đặc biệt là công tác xét điểm ưu tiên, nếu các em không có xác nhận thì các em sẽ bị thiệt thòi. Nhưng khi bỏ xác nhận thì vấn đề gian lận có thể xảy ra bởi vì chưa có quy định cụ thể, chỉ là cam kết của phụ huynh và học sinh về xét ưu tiên thôi. Nhưng rất là nhanh chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, đặc biệt là C06 kịp thời thu thâp dữ liệu, xây dựng phần mềm để quản lý, các điểm tiếp nhận đã sẵn sàng tiếp nhận thông tin trên cơ sở dữ liệu về dân cư. Đảm bảo đúng theo nghị định 104/2012. Từ cái khó, ló cái khôn, trong nguy có cơ, đó là cơ hội để chúng ta thực sự thực hiện chuyển đổi số. Tránh phiền hà cho phụ huynh và học sinh, giờ đây chỉ cần rà soát trên cơ sở dữ liệu dân cư thôi".
Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống, đạt tỉ lệ trên 82% so với số thí sinh trúng tuyển. Điều này cho thấy sự ưu việt của CCCD và mã định danh điện tử giúp lọc ảo ngay từ đầu vào, giảm áp lực lên Bộ GD&ĐT. Bên cạnh việc thể hiện sự tối ưu, góp phần thực hiện công tác tuyển sinh minh bạch, nhưng đối với những địa phương còn khó khăn, vẫn có những sự lúng túng nhất định. Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT đã bố trí những điểm tiếp nhận, hỗ trợ trong công tác đăng ký nhập liệu cho phụ huynh và thí sinh.
Bà Đặng Thị Oanh, Phó Cục trưởng Cục CNTT – Bộ GDĐT cho biết: "Khắc phục những khó khăn của năm trước sử dụng công nghệ ở mỗi vùng miền là hoàn toàn khác nhau. Với những nơi không có sóng điện thoại, hay người dân còn chưa được tiếp cận nhiều về mặt công nghệ, chúng tôi bố trí những điểm tiếp nhận, trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh và học sinh thực hiện các thủ tục. Các phụ huynh không cần lo lắng, chỉ cần các thí sinh chuẩn bị trang bị kiến thức tốt nhất để bước vào kỳ thi. Bộ GD&ĐT cam kết sẽ không có thí sinh nào bị bỏ lại phía sau."
CCCD và mã định danh điện tử sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp kỳ thi diễn ra một cách công bằng, minh bạch. Với những chuẩn bị kỹ lưỡng của Bộ Công an và Bộ GD&ĐT, các thí sinh sẽ có điều kiện thuận lợi nhất để bước vào kỳ thi. Trong công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ này, các thí sinh, đã sẵn sàng vượt vũ môn, trở thành những công dân số tương lai, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số của quốc gia.
Vì lợi ích của các thí sinh tham gia kỳ thi THPT là ưu tiên số 1, Bộ Công an và Bộ Giáo dục đang nỗ lực để các thí sinh được hưởng tối đa quyền lợi của mình. Đây là thời điểm để các em học sinh thể hiện những điều mình đã nỗ lực trong 12 năm học vừa qua, Đề án 06 đang đóng một phần quan trọng giúp các em ổn định tâm lý, có niềm tin vững chắc để mở ra những cánh cửa mới bước vào tương lai.
(ANTV) - Du lịch tàu biển là 1 trong những trụ cột của khách du lịch quốc tế. Tại TP Đà Nẵng, bên cạnh công tác xúc tiến quảng bá và những lợi thế tiềm năng, năm 2024, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của dòng khách này.
(ANTV) - Cùng với việc quản lý, giáo dục, cảm hóa thì công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh được Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý Trại giam đặc biệt chú trọng. Những lớp đào tạo nghề như vậy, nhiều học sinh có được việc làm sau khi ra trường, mở ra cơ làm lại cuộc đời cho rất nhiều trẻ em từng vi phạm pháp luật.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc sáng 22/11, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, ngày 22/11, tại Thủ đô Kuala Lumper, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam đã có các cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia.
(ANTV) - Chiều 22/11, Cụm thi đua số 2 – Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an gồm các đơn vị: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 22/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Qua thảo luận vấn đề liên đến các cơ chế chính sách ưu đãi thuế cho các cơ quan báo chí đã được nhiều đại biểu quan tâm đề cập.
(ANTV) - Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng 34 trụ sở làm việc công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, từ đó tạo động lực để lực lượng công an cấp xã nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(ANTV) - Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, đã đến kiểm tra các mặt công tác công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tham gia đoàn có đại diện các cục nghiệp vụ Bộ Công an.
(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam. Những nền tảng nổi tiếng như Amazon, Alibaba đang mở ra cánh cửa giúp sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.
(ANTV) - Ngày 22/11, tại Công an tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II, Bộ Công an gồm Công an các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024.