Thứ Bảy, 23/11/2024 07:51 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Trả về đúng nghĩa xã hội hóa

(ANTV) - Mới đây, trong báo cáo giải trình một số vấn đề qua giám sát thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, cơ quan ban hành là Chính phủ đã nêu quan điểm, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa sẽ hạn chế xã hội hóa, gây ra cạnh tranh bất bình đẳng, tốn kém cho xã hội.

Nguy cơ về sự hỗn loạn trên thị trường

Trao đổi ý kiến với phóng viên thực hiện bài viết, PGS, TS Vũ Nho, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa vào lúc này rõ ràng là đi ngược lại Nghị quyết 122 của Quốc hội khóa XIV, đồng thời không phù hợp thực tế và dễ dẫn đến hậu quả to lớn là xóa bỏ xã hội hóa, tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng, quay trở lại tình trạng độc quyền trong lĩnh vực sách giáo khoa như trước đây, với rất nhiều hệ lụy.

"Chúng tôi đã khảo sát và xem xét kỹ ý kiến của nhiều nhà quản lý, các nhà chuyên môn và giáo viên; bản thân chúng tôi cũng đã từng tham gia biên soạn chương trình và thẩm định sách giáo khoa, thì cơ bản đều thống nhất quan điểm, việc đề xuất làm một bộ sách mới lúc này là không phù hợp, vừa tốn kém, vừa phiền phức và tạo ra sự hỗn loạn thị trường sách giáo khoa", vị chuyên gia này lo ngại.

Trong bản báo cáo giải trình do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ký, đã đánh giá: Chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa có kết quả tích cực. Sau bốn năm thực hiện, cả nước có sáu nhà xuất bản và ba tổ chức đủ điều kiện tham gia biên soạn sách giáo khoa, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Trước đó, đề cập vấn đề này, cũng chính Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã thông tin: "Nếu quay lại chỉ một bộ sách giáo khoa, xã hội sẽ thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng cho hệ thống sách giáo khoa đã được xuất bản trong những năm tháng vừa qua".

Bảo đảm đủ sách giáo khoa cho năm học mới

Tại cuộc tọa đàm trực tuyến "Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa giáo dục" hồi cuối năm ngoái, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã đưa ra số liệu, "tính riêng về biên soạn sách giáo khoa ước tính cần đến hơn 300 tỷ đồng, chưa tính các chi phí tập huấn giáo viên.

Nếu tính cả chi phí khác nữa sẽ khoảng 400 tỷ đồng/bộ, như vậy ba bộ rơi vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng". Vậy, tại sao không xã hội hóa để phá thế độc quyền và giảm gánh nặng này cho Nhà nước?

Đồng tình với ý kiến của lãnh đạo Bộ, tại thời điểm ấy, tuy còn không ít ý kiến băn khoăn về chất lượng một số sách giáo khoa, song tựu trung vẫn nhận định, một số sách giáo khoa biên soạn lần đầu khó tránh khỏi việc còn "sạn", nhưng cơ bản vẫn đáp ứng đúng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Các đơn vị biên soạn đã biết lắng nghe, tiếp thu, có giải pháp sửa chữa, hoàn thiện sách giáo khoa, hướng tới học sinh, hướng tới chất lượng giáo dục như chúng ta đã thấy.

Bên cạnh đó, vấn đề dư luận cũng rất quan tâm thời gian qua là giá sách. Quan ngại xã hội hóa có thể dẫn tới giá sách tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ tới bộ phận người thu nhập thấp đã được thực chứng.

Song, theo nhiều chuyên gia, vấn đề giá sách tăng so giá sách trước đây, cần nhìn nhận khách quan bởi còn có nhiều nguyên nhân khác nữa, trong đó, yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định: từ giá nguyên vật liệu, chi phí "đầu vào" tăng cao cho đến mọi chi phí, kể cả kinh phí tập huấn giáo viên, đều do doanh nghiệp tự chi trả, thêm nữa sản phẩm sách giáo khoa mới có kích thước, chất lượng in ấn hơn hẳn sách cũ.

Và theo quy luật khách quan, khi phá thế độc quyền, nhiều chủ thể tham gia, tự thị trường sẽ kiểm soát giá cả. Chúng ta cũng không nên nhầm lẫn sách giáo khoa với sách tham khảo, và nói không với hiện tượng phát hành sách combo kiểu "bia kèm lạc" như báo chí đã phản ánh.

Riêng vấn đề làm sao bảo đảm sách giáo khoa cho học sinh nghèo, học sinh vùng sâu, vùng xa, Nhân Dân cuối tuần cũng đã từng đề cập, kiến nghị ngành giáo dục và các địa phương cần triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ với các đối tượng ưu tiên theo quy định của pháp luật.

Được biết, tại thời điểm này ở nhiều địa phương, nhiều cơ sở giáo dục vẫn chưa trang bị được đầy đủ sách giáo khoa và một số trang thiết bị dạy học cần thiết. Do đó, việc cần làm ngay, khi năm học mới đang cận kề, là bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa theo đúng lựa chọn của giáo viên và học sinh.

Thiết nghĩ, ngành giáo dục và các cơ quan hữu trách cần tạo điều kiện cho các nhà xuất bản, các công ty thiết bị giáo dục đẩy nhanh tiến độ cung ứng sách tới các cơ sở giáo dục, để kịp thời phục vụ nhu cầu tối thiểu của học sinh trong năm học mới!

Theo Báo Nhân dân

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Tăng mạnh khách du lịch tàu biển

Đà Nẵng: Tăng mạnh khách du lịch tàu biển

Kinh tế 22/11/2024

(ANTV) - Du lịch tàu biển là 1 trong những trụ cột của khách du lịch quốc tế. Tại TP Đà Nẵng, bên cạnh công tác xúc tiến quảng bá và những lợi thế tiềm năng, năm 2024, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của dòng khách này.

Đào tạo nghề cho thanh niên lầm lỡ

Đào tạo nghề cho thanh niên lầm lỡ

Xã hội 22/11/2024

(ANTV) - Cùng với việc quản lý, giáo dục, cảm hóa thì công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh được Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý Trại giam đặc biệt chú trọng. Những lớp đào tạo nghề như vậy, nhiều học sinh có được việc làm sau khi ra trường, mở ra cơ làm lại cuộc đời cho rất nhiều trẻ em từng vi phạm pháp luật.

Hợp tác an ninh là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước Việt Nam – Malaysia

Hợp tác an ninh là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước Việt Nam – Malaysia

Chính trị 22/11/2024

(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, ngày 22/11, tại Thủ đô Kuala Lumper, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam đã có các cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia.

Nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc"

Nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc"

Chính trị 22/11/2024

(ANTV) - Chiều 22/11, Cụm thi đua số 2 – Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an gồm các đơn vị: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.

 Cần chính sách thuế ưu đãi đủ mạnh cho cơ quan báo chí

Cần chính sách thuế ưu đãi đủ mạnh cho cơ quan báo chí

Chính trị 22/11/2024

(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 22/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Qua thảo luận vấn đề liên đến các cơ chế chính sách ưu đãi thuế cho các cơ quan báo chí đã được nhiều đại biểu quan tâm đề cập.

Hà Nam hoàn thành xây dựng 34 trụ sở Công an xã, thị trấn sớm

Hà Nam hoàn thành xây dựng 34 trụ sở Công an xã, thị trấn sớm

Xã hội 22/11/2024

(ANTV) - Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng 34 trụ sở làm việc công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, từ đó tạo động lực để lực lượng công an cấp xã nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cơ hội với doanh nghiệp trẻ khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới

Cơ hội với doanh nghiệp trẻ khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới

Kinh tế 22/11/2024

(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam. Những nền tảng nổi tiếng như Amazon, Alibaba đang mở ra cánh cửa giúp sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.

Xem thêm