Thứ Hai, 01/07/2024 04:35 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Xã hội

Ứng dụng chuyển đổi số, tạo thay đổi trong TTATGT

BT

(ANTV) - Xác định được tầm quan trọng việc triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính Phủ vào các mặt công tác của lực lượng Công an. Hiện Công an các đơn vị địa phương đã và đang chủ động nghiên cứu, đề xuất ứng dụng, kết quả Đề án 06 vào phục vụ công tác của đơn vị. Trong đó lực lượng Cảnh sát giao thông đã ứng dụng những thành tựu của chuyển đổi số, từ kết quả triển khai Đề án 06, và dữ liệu dân cư nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo TTATGT.

Hiện theo Quyết định số 430 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an, hiện Bộ Công an cung cấp 224/224 dịch vụ công trực tuyến cung cấp trên các lĩnh vực như Xuất nhập cảnh; Quản lý hành chính về trật tự xã hội; Phòng cháy chữa cháy; và Quản lý giao thông.

Trong đó, dịch vụ công nộp phạt xử lý vi phạm giao thông ở lĩnh vực quản lý giao thông đã được vinh danh là 1 trong 6 dịch vụ công tiêu biểu năm 2023.

Dịch vụ nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ năm 2023 đã xử lý 956.649 trường hợp, tỷ lệ trực tuyến đạt 74,9%, người dân tiết kiệm thời gian, nộp phạt trực tuyến, góp phần thay đổi TTATGT

Tại nhiều địa phương, công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân hiểu đúng, hiểu rõ và sử dụng các tiện ích trên Cổng dịch vụ công Quốc gia cũng đang được lực lượng Cảnh sát giao thông tập trung triển khai. Đơn cử như việc nộp phạt trực tuyến – 1 cách thức đơn giản, hiệu quả, tạo thuận lợi rất lớn cho người dân và nâng cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông.

Lần đầu tiên chị Trần Thị Lan Phương, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng nộp phạt vi phạm giao thông bằng hình thức online, qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Chị đã có thể nộp phạt ngay tại chỗ mà không phải mất công qua ngân hàng nộp tiền vào kho bạc mới có được biên lai và quay lại cơ quan công an để giải quyết. Hình thức nộp phạt này đã giúp chị tiết kiệm được nhiều thời gian.

Chị Lan Phương cho biết, lúc đầu hơi bối rối vì chưa quen, nhưng nhờ có các đồng chí công an hướng dẫn tận tình nên giờ mình cũng hiểu là không chỉ có nộp phạt mà còn còn có nhiều dịch vụ khác mà mình chưa có biết. Cũng mong Nhà nước tuyên truyền để người dân được biết nhiều hơn.

Tuy nhiên 1 số người dân vẫn còn gặp khó khi chưa quen với các thao tác nộp phạt vi phạm hành chính qua hình thức này. Lực lượng CSGT đã bố trí cán bộ hướng dẫn, chỉ rõ từng bước để người dân thực hiện, không xảy ra sai sót.

Anh Thanh Kiều, TP. Đà Nẵng chia sẻ: Nhập mã bảo mật thì có lâu 1 chút  vì nó buộc phải nhập chính xác, còn lại đều rất nhanh. Theo em nghĩ thì nộp qua dịch vụ công sẽ nhanh chóng hơn, mình không cần phải đến ngân hàng. Do đó em nghĩ thanh toán qua dịch vụ công nó cũng có khó khăn như mọi người từng nghĩ.

Trung tá Lê Tuấn Anh, Đội trưởng Đội Đăng ký QLPTCGĐB, Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết: Đối với những người chưa biết sử dụng hoặc quên mật khẩu tài khoản VNeID chúng tôi phân công cán bộ hướng dẫn hỗ trợ công dân kích hoạt lấy lại mật khẩu trên điện thoại, máy tính bảng của công dân. Sau đó hướng dẫn công dân các bước nộp hồ sơ trên cổng dịch vụ công.

Thống kê từ Bộ Công an ghi nhận, năm 2023 tỷ lệ nộp phạt vi phạm hành chính bằng hình trực tiếp đã giảm sâu và thay vào đó, việc nộp phạt trực tuyến qua Cổng dịch vụ công đã tăng gần gấp 3 lần so với năm 2022. Trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 4 lần so với cùng kỳ.

Nhiều địa phương cũng đã ghi nhận tỷ lệ cao, đơn cử như Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh đã xử lý trên 7.600 hồ sơ vi phạm TTATGT trên Cổng dịch vụ Công quốc gia, đạt trên 92%.

Trung tá Trần Thúy Hằng,  Đội phó Đội Tuyên truyền, phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: Chúng tôi đã tiến hành nhập tất sư liệu lên hệ thống của Cục CSGT. Sau khi có quyết định xử phạt của cấp trên thì chúng tôi chuyển thẳng sang Cổng dịch vụ công Quốc gia. Và từ đây thì công dân ở bất cứ đâu có thể ở bất cứ đâu sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính để hoàn tất mọi thủ tục xử phạt.

Hiện, 100% các hồ sơ liên quan đến cấp đổi, thu hồi đăng ký, biển số xe đều đã được triển khai thực hiện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Cùng với đó, Phòng cảnh sát giao thông tại Công an địa phương cũng đang từng bước hoàn thiện việc cập nhật, bổ sung mã định danh chủ phương tiện và dữ liệu đăng ký xe, bảo đảm dữ liệu về xe, chủ xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký xe được đồng bộ, thống nhất nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án 06.

Thực hiện 44 mô hình điểm trong Đề án 06, hiện các địa phương, đơn vị đã lựa chọn mô hình phù hợp, khả thi nhằm triển khai thí điểm trong thực tiễn.

Đơn cử như tại Đồng Tháp, đã ứng dụng việc sử dụng camera AI để thực hiện mô hình “triển khai giải pháp xử phạt vi pham trật tự, an toàn giao thông và và trật tự, an toàn xã hội”. Việc kết hợp mô hình 14 và mô hình 18 trong nhóm tiện ích phát triển kinh tế - xã hội ở Đề án 06 đã bước đầu đem lại những kết quả tích cực.

Điểm được lắp đặt camera AI tại cầu Cái Tàu thuộc Quốc lộ 80, khóm Mỹ Hiệp, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành với mục đích giám sát, ghi nhận biển số xe và các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. Qua thao tác trên hệ thống, tất cả các trường hợp vi phạm về trật tự, an toàn giao thông tại nút giao thông này, nhất là các trường hợp đi ngược chiều và rẽ hướng sai quy định đều đã được ghi nhận kịp thời, nhanh chóng.

Anh Nguyễn Văn Y, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cho biết:   Từ khi gắn camera ở vị trí này, em thấy người dân vi phạm giảm, các vụ tai nạn xảy ra ít hơn, người dân chấp hành tốt hơn.

Hiện trên các tuyến đường trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự tại huyện Châu Thành đều đã lắp đặt camera AI. Cụ thể với 4 điểm và 8 camera AI có chức năng nhận diện biển số xe.

Qua gần 06 tháng triển khai thực hiện mô hình, đến nay, hệ thống camera AI đã phát hiện 279 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông; xử lý được 103 trường hợp với tổng số tiền gần 250 triệu đồng. Đồng thời, trích xuất được 13 lượt dữ liệu camera an ninh phục vụ công tác điều tra, xác minh phòng, chống tội phạm.

Thượng tá Lê Hoàng Trung, Phó Trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết: Trên cơ sở tận dụng các camera hiện có trên địa bàn huyện Châu Thành việc tích hợp đường truyền kết nối với Trung tâm COC của Tỉnh thì nhận thấy rằng cái điều kiện triển khai thực hiện mô hình nó đã đảm bảo, cho nên ngày 03/01/2024, Công an tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Châu Thành tổ chức hội nghị để triển khai mô hình.

Đưa các mô hình cụ thể từ Đề án 06 đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành các quy tắc về TTATGT, tránh được tình trạng người dân khi không có lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ tái diễn tình trạng vi phạm. Đặc biệt, từ khi triển khai mô hình đến nay, tai nạn giao thông tại các điểm được lắp đặt camera AI đã giảm rõ rêt.kết quả từ mô hình thí điểm này là cơ sở để Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Đồng Tháp nghiên cứu, nhân rộng mô hình, bố trí lắp đặt camera ở các tuyến đường trọng điểm, nhằm kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn.

Thực tiễn cho thấy, việc ứng dụng kết quả Đề án 06 trong lĩnh vực giao thông đã góp phần nâng cao hiệu quả các mặt công tác như công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính….

Đây cũng sẽ là tiền đề, cơ sở thực hiện chuyển đổi số tạo điều kiện phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao sự hài lòng và chỉ số cải cách hành chính của lực lượng Công an nhân dân./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Cảnh giác lừa đảo thu thập thông tin qua VNEID

Cảnh giác lừa đảo thu thập thông tin qua VNEID

Xã hội 30/06/2024

(ANTV) - Căn cước công dân gắn chip là môt loại giấy tờ quan trọng, mã QR và chip trên thẻ CCCD chứa rất nhiều thông tin cá nhân mà tội phạm công nghệ cao có thể lợi dụng để trục lợi. Thời gian gần đây xuất hiện thông tin về việc lừa đảo thu thập thông tin cá nhân trên CCCD và VNeID làm người dân hoang mang về tính bảo mật của ứng dụng này.

Người lao động mong chờ lương mới nhưng vật giá không tăng

Người lao động mong chờ lương mới nhưng vật giá không tăng

Kinh tế 30/06/2024

(ANTV) - Theo đề xuất của chính phủ từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng bình quân 6%. Qua đó giúp người lao động làm việc trong các doanh nghiệp được cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên nỗi lo về việc mặt hàng hóa thiết yếu cũng tăng theo lương vẫn luôn thường trực.

Xem thêm