(ANTV) - Mua bán người được Liên hợp quốc xếp hạng là một trong 4 loại tội phạm nguy hiểm nhất hiện nay, có nguồn thu bất chính cao chỉ đứng sau tội phạm ma tuý và buôn bán vũ khí. Theo ước tính của tổ chức ILO Global Estimates, hàng năm trên thế giới có 25 triệu nạn nhân bị mua bán và tiếp tục tăng qua các năm. Tội phạm mua bán người xâm hại trực tiếp đến các quyền cơ bản nhất của con người về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Do vậy, bảo vệ quyền cho nạn nhân mua bán người là một trọng tâm của Việt Nam trong công tác phòng ngừa, đấu tranh và kiên quyết không để các đối tượng lợi dụng công tác này xuyên tạc chủ trương bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.
Ngày 30/7 hàng năm được Liên Hợp Quốc lựa chọn là “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”. Tại Việt Nam, từ năm 2016 cũng đã lấy ngày 30/7 là ngày “Toàn dân phòng, chống mua bán người” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi loại tội phạm này.
Trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần cầu thị, sẵn sàng hợp tác, lắng nghe khuyến nghị của các chính phủ, cơ quan, tổ chức quốc tế để có những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn loại tội phạm này. Song cũng không chấp nhận các đánh giá phiến diện, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực của Việt Nam.
Từ năm 2000, văn phòng Giám sát và Chống buôn người thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu công bố Báo cáo thường niên về tình hình buôn người trên phạm vi toàn cầu. Trong đó nhận xét công tác phòng, chống mua bán người của gần 200 quốc gia dựa theo sự tuân thủ của chính phủ đó với hệ thống quy định trong Đạo luật Bảo vệ nạn nhân buôn người của Hoa Kỳ, và xếp thành 4 nhóm theo cấp độ: Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 2 cần theo dõi, nhóm 3.
Kể từ khi được ban hành, nội dung trong các bản Báo cáo này đã trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi đối với nhiều nước cũng như với Việt Nam. Đồng thời các đối tượng phản động chống phá cũng khai thác nội dung trong bản báo như một căn cứ, một dẫn chứng để xuyên tạc về tình hình tại Việt Nam.
Thượng tá, PGS, TS. Hồ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo, Học viện An ninh nhân dân cho biết: "Sự xuyên tạc bịa đặt thể hiện ở chỗ lợi dụng các bản báo cáo xếp hạng này thường không dựa trên các bản khảo sát thực tiễn, mà chỉ dựa trên một vài tài liệu là những bài phỏng vấn hoặc là những bài viết của các tổ chức cá nhân chống phá thù địch nhà nước Việt Nam."
Thời gian qua, dù không đồng tình với nội dung được nêu trong các báo cáo về tình hình mua bán người hằng năm, Chính phủ Việt Nam vẫn giao lưu, hợp tác, tiếp thu kinh nghiệm với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, đồng thời nghiêm túc xem xét, giải quyết các khuyến nghị được nêu ra trong từng báo cáo.
Gần nhất, trong Báo cáo về tình hình mua bán người năm 2022, Hoa Kỳ đã xếp Việt Nam vào Nhóm 3 tụt 18 bậc so với năm 2021, gồm các nước không đáp ứng các tiêu chuẩn để loại bỏ nạn mua bán người và không có các nỗ lực để đáp ứng các tiêu chuẩn này.
Còn trong Báo cáo năm 2023 công bố tháng 6 vừa qua, Hoa Kỳ đã nâng bậc xếp hạng Việt Nam từ Nhóm 3 lên Nhóm 2 cần theo dõi. Gồm các nước không đáp ứng các tiêu chuẩn để loại bỏ nạn buôn người, nhưng đã thể hiện nỗ lực đáng ghi nhận để đáp ứng các tiêu chuẩn.
Bà Phạm Thu Hằng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: Việt Nam ghi nhận phía Mỹ đã có đánh giá tích cực hơn tại báo cáo năm 2023 về tình hình buôn bán người trên thế giới. Trên tinh thần đó, thời gian tới chúng tôi mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ để phía Mỹ có đánh giá khách quan, chính xác, toàn diện hơn nữa về tình hình, nỗ lực thực chất của Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ và các bên liên quan về những vấn đề hợp tác cụ thể, để cùng triển khai hiệu quả công tác phòng chống buôn bán người.
Dù trong các bản báo cáo còn nhiều nội dung chưa khách quan nhưng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vẫn phải thừa nhận, Chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến để giải quyết nạn buôn người; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành sáng kiến, chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người; tăng cường hợp tác thực thi pháp luật quốc tế; các cơ quan thực thi pháp luật đã tăng cường hợp tác với các cơ quan có cùng chức năng, nhiệm vụ của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam nỗ lực phòng, chống mua bán người
Quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Trong các chương trình phòng, chống mua bán người các giai đoạn, đều huy động sự vào cuộc, tham gia của cả hệ thống chính trị, các ban, bộ, ngành và mọi người dân, đồng thời nguồn lực đáng kể cho việc thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người hằng năm.
Đặc biệt, trong năm qua, công tác phòng, chống mua bán người được Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ triển khai quyết liệt, nhất là chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống mua bán người năm 2022 và 2023.
Công tác đấu tranh với tội phạm mua bán người được thực hiện với tinh thần quyết liệt, không khoan nhượng. Tính riêng trong năm 2022, lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát hiện, điều tra 90 vụ/247 đối tượng phạm tội mua bán người, xác định được 222 nạn nhân bị mua bán liên quan đến các vụ án.
Đã tiến hành khởi tố, xét xử nhiều vụ án mua bán người, Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023 đã đưa ra xét xử 43 vụ/107 bị cáo phạm các tội danh liên quan đến mua bán người.
Cùng với công tác tuyên truyền cho người dân bằng nhiều hình thức, các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt trong phối hợp thực hiện xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được nhanh chóng, bảo đảm quyền của nạn nhân và theo nguyên tắc “lấy nạn nhân là trung tâm”.
Việc thể chế hóa các quy định trong lĩnh vực này đã được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với luật pháp quốc tế. Bởi sau hơn 10 năm thi hành, Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 đã bộc lộ một số điểm chưa tương thích cần phải sửa đổi, bổ sung. Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm mua bán người, Việt Nam đang tích cực lập Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Cùng với đó đã ứng dụng khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
Từ đó cho thấy việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh với tội phạm mua bán người là yêu cầu đặt ra với không chỉ Việt Nam mà với tất cả các quốc gia, bởi trong thời đại công nghệ phát triển, loại tội phạm này hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp.
Về hợp tác đa phương, Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên của nhiều công ước, văn kiện pháp luật quốc tế liên quan trực tiếp đến công tác này.
Trong hợp tác song phương, Việt Nam đã ký và tiếp tục triển khai có hiệu quả các Hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều nước trên thế giới, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bao gồm cả vấn đề mua bán người.
Ngoài ra, Việt Nam đã ký 15 hiệp định song phương và 13 hiệp định tương trợ tư pháp về phòng, chống tội phạm với các nước, trong đó đều có nội dung phòng, chống tội phạm MBN
Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu của thoả thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế.
Bởi trong thời đại kỹ thuật số, các loại tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, đe dọa nghiêm trọng đến các nỗ lực bảo vệ quyền con người, gây nguy hiểm tới mạng sống của hàng nghìn người mỗi năm ở khắp các quốc gia, khu vực, tăng cường hợp tác quốc tế, chung tay ngăn chặn nạn mua bán người là mục tiêu chung của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
(ANTV) - Du lịch tàu biển là 1 trong những trụ cột của khách du lịch quốc tế. Tại TP Đà Nẵng, bên cạnh công tác xúc tiến quảng bá và những lợi thế tiềm năng, năm 2024, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của dòng khách này.
(ANTV) - Cùng với việc quản lý, giáo dục, cảm hóa thì công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh được Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý Trại giam đặc biệt chú trọng. Những lớp đào tạo nghề như vậy, nhiều học sinh có được việc làm sau khi ra trường, mở ra cơ làm lại cuộc đời cho rất nhiều trẻ em từng vi phạm pháp luật.
(ANTV) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Trong phiên làm việc sáng 22/11, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, ngày 22/11, tại Thủ đô Kuala Lumper, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam đã có các cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia.
(ANTV) - Chiều 22/11, Cụm thi đua số 2 – Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an gồm các đơn vị: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.
(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 22/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Qua thảo luận vấn đề liên đến các cơ chế chính sách ưu đãi thuế cho các cơ quan báo chí đã được nhiều đại biểu quan tâm đề cập.
(ANTV) - Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng 34 trụ sở làm việc công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, từ đó tạo động lực để lực lượng công an cấp xã nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(ANTV) - Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, đã đến kiểm tra các mặt công tác công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tham gia đoàn có đại diện các cục nghiệp vụ Bộ Công an.
(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam. Những nền tảng nổi tiếng như Amazon, Alibaba đang mở ra cánh cửa giúp sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.
(ANTV) - Ngày 22/11, tại Công an tỉnh Sơn La, Cụm thi đua số II, Bộ Công an gồm Công an các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024.