Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Đây là một đề án có sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt với quyết tâm cao, bởi vì chuyển đổi số là công việc rất khó khăn, chưa có tiền lệ, nếu không có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt thì khó có thể đạt được kết quả. Có thể nói, một trong những "điểm sáng" của chuyển đổi số ở nước ta trong 2 năm qua là Đề án 06.
Báo cáo của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 nêu rõ: Qua 2 năm triển khai (2022, 2023) Đề án 06 của Chính phủ, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 nỗ lực hoàn thiện thể chế, tiếp tục đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến với 25/25 dịch vụ công thiết yếu liên quan đến người dân theo Đề án số 06 và 13/28 dịch vụ công theo Quyết định số 422 của Thủ tướng Chính phủ.
Đã kết nối, tích hợp với 150 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị; công khai hơn 6,3 nghìn thủ tục hành chính.
Riêng Bộ Công an đã mở rộng cung cấp 224/224 dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ của ngành. Đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã có hơn 6,8 triệu tài khoản đăng ký, hơn 119 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, hơn 29 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng, hơn 20,3 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 7.113 tỷ đồng.
Đã có hơn 11,2 triệu tài khoản và hơn 35,4 triệu hồ sơ nộp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; triển khai 38/53 dịch vụ công thiết yếu.
Theo đánh giá của Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Công an, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp (có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào), người dân hạn chế đi lại, không tiếp xúc, không giấy tờ, không dùng tiền mặt, loại bỏ dần tình trạng “tham nhũng vặt”. Thống kê, trung bình hằng năm tiết kiệm cho Nhà nước 2.505 tỷ đồng.
Các giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử để phát triển kinh tế, xã hội được thúc đẩy theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo ra giá trị cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Từ dữ liệu dân cư, căn cước công dân và định danh điện tử đã đẩy mạnh ứng dụng trên các lĩnh vực mang lại giá trị thiết thực, điển hình như sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, khởi tạo từ máy tính tiền giúp Chính phủ truy thu 1.900 tỷ đồng tiền thuế.
Cùng với việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên các lĩnh vực bảo hiểm, y tế, giáo dục, đến nay, Bộ Công an đã cấp hơn 70 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân (vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị 05 trước 10 ngày), hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện trên toàn quốc, duy trì dữ liệu dân cư bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 15 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp Nhà nước (EVN), 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương.
Đẩy mạnh sử dụng nền tảng định danh điện tử (VneID), như: tích hợp 2,2 triệu dữ liệu đăng ký phương tiện, 10,2 triệu dữ liệu giấy phép lái xe, 16,8 triệu dữ liệu bảo hiểm y tế; làm thủ tục hàng không cho chuyến bay nội địa; khai báo lưu trú; tích hợp thông tin cư trú của công dân …
Tiếp nhận hơn 1,3 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đồng thời, góp phần phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật. Điển hình như: xác thực thông tin tín dụng khách hàng vay, bảo đảm chính xác danh tính, phòng ngừa tội phạm lừa đảo, hạn chế rủi ro; phục vụ cho vay tín chấp đối với công dân yếu thế, phòng ngừa tội phạm “tín dụng đen”.
Từng bước loại bỏ tình trạng “sim rác” hoạt động lừa đảo, vu khống, đe dọa; xác thực căn cước công dân gắn chip, đối chiếu khuôn mặt, giải quyết tình trạng thi hộ, tráo người trong thi cử…
Bộ Công an đã hoàn thành, vượt chỉ tiêu triển khai 10 tiện ích trên VNeID theo chỉ đạo của Thủ tướng, đồng thời đang tập trung triển khai các tiện ích khác.
Những con số trên cho thấy, việc triển khai Đề án 06 là hoàn toàn đúng đắn, đã mang lại những kết quả rất cụ thể, thiết thực trong công tác quản lý, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương và hoạt động kinh tế - xã hội của người dân, doanh nghiệp. Qua đó đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy quản trị quốc gia bằng kỹ thuật số, quản trị thông minh, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Hơn hết, Đề án 06 đã góp phần thay đổi phương thức quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý công dân, tạo nền tảng quan trọng để triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Đề án 06 trong năm 2024 được xác định là then chốt, cốt lõi, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số để đạt được mục tiêu mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra.
Tại hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý chủ đề năm 2024 là "Hoàn thiện thể chế, hạ tầng, số hóa dữ liệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh triển khai Đề án 06, phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp". Do vậy, những nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong thời gian tới sẽ khó hơn, phức tạp hơn.
Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh điện tử để phục vụ nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ. Đẩy nhanh hơn nữa việc tạo lập dữ liệu, kết nối, chia sẻ dữ liệu trên cơ sở xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Khẳng định dữ liệu như là “trái tim”, là “chìa khóa”, hạ tầng công nghệ phải được xác định là yếu tố then chốt để thực hiện thành công Đề án 06, góp phần chuyển đổi số, Bộ trưởng Tô Lâm đánh giá trong 2 năm vừa qua, các bộ, ngành, địa phương đã rất tích cực hoàn thiện hạ tầng, công nghệ và dữ liệu.
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, dưới sự hỗ trợ của Bộ Công an, các đoàn thể cũng đã tiến hành thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực của mình.
Trong thời gian tới, cần quyết liệt hơn nữa trong xây dựng và tạo lập dữ liệu; đồng thời, kết nối, chia sẻ dữ liệu thông suốt; đặc biệt quan tâm đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu khi triển khai kết nối. Theo Bộ trưởng, đây là vấn đề tiên quyết khi triển khai các kết nối, chưa an toàn dứt khoát chưa kết nối, chia sẻ.
(ANTV) - Theo thông tin từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 5 tháng vừa qua, ngành du lịch thủ đô đã đón một lượng lớn khách du lịch, tiếp tục khẳng định sức hút ngày càng lớn của Hà Nội trên bản đồ du lịch quốc tế.
(ANTV) - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết các ngân hàng trung ương châu Á vẫn còn dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giảm bớt tác động của thuế quan Mỹ đối với nền kinh tế, trong bối cảnh Quỹ hạ thấp triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực.
(ANTV) - Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên. Bảng xếp hạng này do các nhà nghiên cứu tại Oxford Economics đánh giá dựa trên Chỉ số thành phố toàn cầu (GCI) gồm 5 hạng mục: kinh tế, nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống, môi trường và quản trị.
(ANTV) - Công an TP Huế cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Văn Phương Tâm (sinh năm 1983, quê quán TP Huế, trú ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) để điều tra làm rõ hành vi “Cố ý làm hư hỏng tài sản” xảy ra tại điện Thái Hòa, Đại nội Huế.
(ANTV) - Xe địa hình chở 8 du khách bất ngờ tuột tự do rơi xuống hồ Bàu Trắng ở Bình Thuận khiến một nữ du khách tử vong.
(ANTV) - Năm 2024, Tây Ninh đã đón 5,6 triệu lượt khách. Sau 5 năm phát triển, khu du lịch tại "Đệ nhất thiên sơn" Nam Bộ.. đã trở thành 1 trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng trên toàn quốc. Đặc biệt, trong năm nay, sau khi được xây dựng và bồi đắp bởi các giá trị văn hoá di sản, thì núi Bà Đen đã vượt khuôn khổ của một khu du lịch quốc gia, tiến tới là khu du lịch có tầm cỡ quốc tế.
(ANTV) - Tại nhiều đô thị lớn, không khó để bắt gặp những khu nhà trọ nơi sinh sống của hàng triệu công nhân, viên chức, người lao động thu nhập thấp. Trong khi nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao, thì nguồn cung vẫn rất khiêm tốn. Trước thực trạng đó, việc thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia đang được kỳ vọng sẽ trở thành lời giải mang tính đột phá cho bài toán an cư này.
(ANTV) - Bộ Công an tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nâng cao hiệu quả hoạch định chiến lược, quản trị quốc gia phòng ngừa, ứng phó các đe dọa an ninh phi truyền thống; Phòng Bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Hợp tác an ninh Việt Nam – Hoa Kỳ hướng tới toàn diện và hiệu quả hơn; Lễ bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn, kinh phí năm 2025....là một số hoạt động nổi bật của lãnh đạo Bộ Công an tuần qua.
(ANTV) - Đoàn Thanh niên Văn phòng Bộ Công an vừa tổ chức hoạt động sinh hoạt chính trị, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các hoạt động an sinh xã hội tại ATK Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
(ANTV) - Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau vẫn hiện hữu khi còn tới hàng trăm nghìn hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, chưa được quy tập về với đất Mẹ. Giờ đây, nhiều gia đình liệt sĩ có thêm niềm hy vọng sớm tìm lại được người thân thông qua ngân hàng gen. Đây là bước chuẩn bị đầu tiên nhưng hết sức quan trọng trong hành trình tìm kiếm, đưa liệt sĩ về với quê hương.