
(ANTV) - Từ ngày 01/01/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm GPLX” có hiệu lực thi hành.
Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Thủ đoạn xuyên tạc, gây nhiễu Nghị định 168 về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ
Theo đó, một số hành vi vi phạm TTATGT đường bộ có mức phạt tăng mạnh so với trước nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông. Tuy nhiên, việc tăng mạnh mức phạt hành chính đã tạo ra những ý kiến trái chiều.
Lợi dụng điều này, các trang mạng của tổ chức phản động hay trang cá nhân của số chống đối chính trị đã xuyên tạc, bóp méo sự thật, lan truyền thông tin sai lệch. Về vấn đề này, trong mục Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên báo CAND có bài “Thủ đoạn xuyên tạc, gây nhiễu Nghị định 168 về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ”.
Thực tiễn cho thấy, tăng mức xử phạt là một trong những biện pháp để bảo đảm răn đe, phòng ngừa. Nếu mọi người có ý thức chấp hành đúng luật giao thông thì không bị xử phạt, nộp phạt.
Các khoản tiền phạt được thu nộp ngân sách Nhà nước và sử dụng theo đúng quy định. Việc trích phần trăm số tiền xử phạt cho một số lực lượng là nhằm bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác bảo đảm TTATGT chứ không phải “trích tiền để chia nhau” hay “làm lợi cho lực lượng Công an” như luận điệu của một số đối tượng.
Liên quan đến hiện tượng những cột đèn giao thông bị lỗi, Cục CSGT khẳng định, lỗi vi phạm do “nhảy đèn” sẽ không bị xử phạt đồng thời kiến nghị đơn vị vận hành, quản lý đèn rà soát, sửa chữa.
Người dân cần tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, sai sự thật từ các tổ chức phản động, các phần tử chống đối, không nên để ảnh hướng đến ý thức chấp hành pháp luật của mình.
Trí tuệ nhân tạo trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản: Phải thận trọng và cân nhắc kỹ
Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội mới cho việc bảo tồn và lan tỏa các giá trị di sản văn hóa. AI không chỉ hỗ trợ tái tạo, số hóa di tích mà còn góp phần quảng bá rộng rãi các giá trị này đến với cộng đồng. Tuy nhiên, báo Đại đoàn kết cho rằng, áp dụng “Trí tuệ nhân tạo trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản: Phải thận trọng và cân nhắc kỹ”.
(Slide ĐĐK) TS Phạm Việt Long - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu văn hóa và phát triển cho rằng, AI đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua nhiều phương thức sáng tạo và hiệu quả, giúp kết nối di sản Việt Nam với cộng đồng quốc tế qua các nền tảng trực tuyến, giúp giới thiệu văn hóa Việt Nam một cách sinh động, lan tỏa mạnh mẽ giá trị di sản Việt Nam ra thế giới.
Tuy nhiên, TS Phạm Việt Long cũng đề cập đến các trở ngại khi vận dụng AI trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, trong đó lớn nhất là vấn đề dữ liệu, rồi việc diễn giải và truyền tải nội dung văn hóa cũng như vấn đề bản quyền và đạo đức trong việc sử dụng AI.
Đồng quan điểm, TS Trần Hậu Yên Thế - Giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam, cho rằng, việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản giúp di sản tiếp cận với công chúng một cách mới mẻ, gần gũi và hiệu quả. Song bên cạnh đó cũng cần cân nhắc khi ứng dụng AI, tránh làm mất đi tính nguyên bản của di sản.
Điều chỉnh giá bán lẻ điện: Có làm khó doanh nghiệp?
Dự thảo của Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân xuống còn 2 tháng/lần thay vì 3 tháng/lần như hiện nay với mong muốn dần tiệm cận với thị trường. Có ý kiến cho rằng, đề xuất này đang gây bất cập đối với DN, nhưng DN lại cho rằng không ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên vẫn cần một sự ổn định, lâu dài. Báo KTĐT đặt câu hỏi: “Điều chỉnh giá bán lẻ điện: Có làm khó doanh nghiệp?”
Lý giải cho đề xuất này, Bộ Công Thương cho biết là để giá bán lẻ điện được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của DN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh. Đồng thời phù hợp với chỉ đạo của Thường trực Chính phủ về việc tránh giật cục trong quá trình điều chỉnh giá điện, có thể điều chỉnh nhiều lần trong năm.
Ở dự thảo lần này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn có quyền điều chỉnh giá điện khi giá bán lẻ điện bình quân tăng dưới 5%. Song, biên độ điều chỉnh được nới rộng từ 2 - 5%, thay vì 3 - 5% như hiện tại.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng 5 - 10%, EVN được phép điều chỉnh tăng giá sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên, Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
Còn phía doanh nghiệp cho rằng chính sách nên nhất quán, ổn định và lâu dài, không nên thay đổi liên tục, tránh xáo trộn để doanh nghiệp tập trung phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Sáng 30/6/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết, quyết định thành lập Thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh. ANTV trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi lễ.
(ANTV) - Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp đấu tranh thành công chuyên án, bắt 1 đối tượng, ngăn chặn kịp thời hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ trên khu vực biên giới biển.
(ANTV) - Theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP, từ mai 1/7, chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đối với một số trường hợp, thay vì phải thông qua UBND cấp huyện như trước.
(ANTV) - Thông tư số 40/2025 của Bộ Công thương quy định về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.
(ANTV) - Từ ngày mai 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Dưới đây là hướng dẫn cập nhật số căn cước công dân (CCCD) thành mã số thuế trên theo tài liệu hướng dẫn của Chi cục Thuế khu vực 1.
(ANTV) - Chỉ cách đây chưa đầy một tháng, nhiều hộ kinh doanh phải đóng cửa vì lo lắng hàng hóa kinh doanh không rõ nguồn gốc xuất xứ hay do chưa nắm bắt được chính sách thuế mới. Tuy nhiên giờ đây, bức tranh đó đã dần thay đổi, nhiều tiểu thương đã mở cửa hàng trở lại, lựa chọn dần thích nghi với điều kiện mới, tiến tới môi trường kinh doanh hiện đại, hiệu quả hơn.
(ANTV) - Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) năm 2024 - sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7, nhiều nhóm lao động phi chính thức cũng sẽ thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể: người làm việc bán thời gian, lao động không theo hợp đồng nhưng có nhận trả công và được giám sát... Thậm chí, các hộ kinh doanh nhỏ như quán nước, tạp hóa nếu có đăng ký kinh doanh, cũng sẽ phải đóng bảo hiểm. Quy định mới được này mở rộng độ bao phủ và góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong khu vực phi chính thức.
(ANTV) - Ngày 29/6 tại Hà Nội, hơn 120 vận động viên là lãnh đạo và chuyên gia công nghệ từ hơn 60 tập đoàn trong và ngoài nước đã cùng nhau tụ hội tại Giải đấu MBIT HiGreen Pickleball 2025. Đây là sự kiện do Khối Công nghệ thông tin (MBIT) – Ngân hàng TMCP Quân đội tổ chức, nhằm gây quỹ để thực hiện mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh phủ xanh tại Quần đảo Trường Sa.
(ANTV) - Cục Hải quan cho biết, trong 6 tháng đầu năm đơn vị đã phối hợp khởi tố, xử lý nhiều vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến mặt hàng thuốc lá với tổng số lượng hơn 1,3 triệu bao, tổng giá trị ước tính trên 65 tỷ đồng.
(ANTV) - Cục Cảnh sát hình sự vừa phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đấu tranh triệt phá thành công ổ nhóm tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức thầu số lô, đề núp bóng các điểm bán xổ số điện toán Vietlott và xổ số kiến thiết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đường dây này do đối tượng Phạm Quốc Anh, trú tại TP Vũng Tàu cầm đầu tổ chức.