
(ANTV) - “Nếu kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đồng tình bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh thì đây sẽ là một bước tiến rất dài trong chính sách hình sự” Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã nhấn mạnh nội dung này khi giải trình tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự vào sáng ngày 27/5.
Bỏ tử hình 8 tội danh là bước tiến dài trong chính sách hình sự
Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, trong quá trình đề xuất các nội dung, Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ cân nhắc tương đối kỹ nhiều mặt, bám sát và tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng về chính sách hình sự, trong đó có yêu cầu mà chúng ta đặt ra từ năm 2002 đến 2005 là Nghị quyết 49 về giảm các án tử hình và tăng hình phạt tiền và các hình phạt thay thế.
Đồng thời, cố gắng căn chỉnh quy định trong nội luật cho phù hợp yêu cầu của Quốc hội; phù hợp thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan tố tụng.
Hiện đã có 142/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc bỏ án tử hình trong quy định hoặc trên thực tế. Đối với Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 1985 thống nhất có 44 tội danh quy định hình phạt tử hình. Đến năm 1999 còn 29 tội; năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 còn 18 tội.
Kỳ này nếu Quốc hội cho phép thì còn 10 tội danh quy định hình phạt tử hình, đây là một bước tiến rất dài, thay đổi quan niệm của chúng ta trong chính sách hình sự, đặc biệt đối với hình phạt nghiêm trọng nhất là tước bỏ quyền sống của con người.
Kỳ vọng bứt tốc nguồn cung nhà ở xã hội năm 2025
Với những tín hiệu khả quan thời gian qua, phân khúc nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ cải thiện nguồn cung trong năm 2025 và tăng tốc trong thời gian tới, giúp giấc mơ an cư đến gần hơn với công nhân, người thu nhập thấp. Báo Lao Động số ra ngày hôm nay đề cập qua bài viết “Kỳ vọng bứt tốc nguồn cung nhà ở xã hội năm 2025.”
Ngày 20.5 vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội Nghị quyết một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển NƠXH. Trong đó, có một số ưu đãi nổi bật cho các chủ đầu tư tham gia xây dựng NƠXH.
Đầu tiên, chủ đầu tư sẽ được nâng mức lợi nhuận từ 10% hiện nay, lên mức tối đa là 13%. Thứ hai, đề xuất giao chủ đầu tư dự án NƠXH không thông qua đấu thầu, mà dựa trên sự phân công của cơ quan có thẩm quyền. Tức là sẽ giảm được khâu đấu thầu chọn chủ đầu tư, thường phải mất từ 6-12 tháng. Thứ 3 là xây dựng Quỹ nhà ở xã hội Quốc gia để thực hiện chức năng đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ NƠXH, nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ thuê mua, thuê.
Các chính sách này được kỳ vọng sẽ góp phần gỡ nút thắt phát triển NƠXH thời gian qua.
Đề xuất miễn thuế hàng ngoại giá rẻ, lo hàng Việt thua trên 'sân nhà'
Theo dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử của Bộ Tài chính, đơn hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn thuế nhập khẩu, giảm một nửa so với mức 2 triệu đồng hiện hành. Doanh nghiệp trong nước bày tỏ lo ngại với quy định này sẽ khiến hàng Việt thua ngay trên “sân nhà”. Thông tin được đăng tải trên báo Tiền Phong
Trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc áp dụng chính sách thuế nhập khẩu toàn diện, không miễn giảm với hàng hoá thương mại điện tử nhập khẩu; sửa đổi lại theo hướng quy định biểu thuế suất đơn giản hoá và áp dụng cho mọi đơn hàng thương mại điện tử bất kể giá trị. Theo VCCI Thống kê năm 2024 cho thấy, hơn 324,1 triệu sản phẩm nhập khẩu đã được bán qua sàn Shopee, tạo ra doanh thu 14,2 nghìn tỷ đồng, tức giá trị trung bình chỉ khoảng 43.682 đồng/sản phẩm. Chính sách này tạo sự bất bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Doanh nghiệp trong nước vẫn phải nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu, trong khi hàng hóa nước ngoài giao dịch qua thương mại điện tử lại được miễn thuế hoàn toàn.
Gia tăng các sự cố an ninh mạng: Doanh nghiệp vẫn bị động
Dẫn: Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đi kèm với đó là các vụ tấn công an ninh mạng gia tăng. Tuy nhiên, phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp Việt vẫn chưa có đủ năng lực để đối phó với các sự cố an ninh mạng. Báo Đại đoàn kết đề cập qua bài viết “Gia tăng các sự cố an ninh mạng: Doanh nghiệp vẫn bị động”
Theo thống kê từ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, năm 2024 tại Việt Nam xảy ra 659.000 vụ tấn công an ninh mạng, làm ảnh hưởng tới khoảng 46,15% cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN).
Tuy nhiên có tới 14,89% tổ chức, DN không có phần mềm diệt virus; 35,87% không có giải pháp phục hồi dữ liệu; 52,89% không có phòng chuyên trách an ninh mạng hoặc giải pháp tương tự... đây là những lỗ hổng lớn khó có thể chống đỡ các đợt tấn công ngày một chuyên nghiệp của tội phạm công nghệ cao.
Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cũng cho biết, năng lực phòng thủ của các tổ chức, DN Việt Nam đang cách xa tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều tổ chức còn loay hoay ở mức phòng vệ cơ bản, trong khi tội phạm mạng đã chuyển sang giai đoạn tấn công bằng AI và các kỹ thuật xuyên quốc gia.
(ANTV) - Rà soát bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm chức năng; Bộ Y tế đề xuất tăng thời gian nghỉ thai sản; Nghiêm cấm mua bán ngoại tệ trái phép... là những chính sách mới sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
(ANTV) - Để thể chế hóa quan điểm của Đảng, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đã đặt ra việc sửa đổi Bộ luật Hình sự là yêu cầu cấp thiết, khách quan.
(ANTV) - Trước tình trạng chồng lấn, xung đột quy hoạch, quy hoạch “treo”…nhiều đại biểu đề xuất cần một "nhạc trưởng" có nhiều kinh nghiệm, có tầm nhìn để kết nối, tích hợp các quy hoạch.
(ANTV) - Ngày 28/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia tổ chức Tọa đàm “Xử lý và phân tích dữ liệu - động lực cho chuyển đổi số quốc gia”. Với mong muốn kết nối và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành công nghiệp dữ liệu của Việt Nam, nâng cao nhận thức và kiến thức chuyên sâu về phân tích xử lý dữ liệu cho các hội viên, doanh nghiệp và cộng đồng, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ dữ liệu hiện đại trong phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
(ANTV) - Ngày 28/5, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra Tuyên bố Chủ tịch về Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 sau hai ngày họp dưới sự chủ trì của Malaysia. Hội nghị Cấp cao do Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim, chủ trì và được triệu tập theo Hiến chương ASEAN.
(ANTV) - 02 cơ sở kinh doanh thuốc tây hoạt động không phép và có gần 5.000 sản phẩm với 100 loại thuốc tây đều không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, xử lý.
(ANTV) - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết để góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.
(ANTV) - Một cảnh báo chấn động vừa được công bố bởi Tổ chức Giám sát Internet của Anh: Chỉ trong vòng một tháng, hơn 20.000 hình ảnh xâm hại trẻ em được tạo ra bằng công nghệ AI đã xuất hiện trên một diễn đàn dark web (được hiểu là diễn đàn không thể truy cập bằng những cách thông thường mà phải sử dụng các phần mềm chuyên biệt).
(ANTV) - Liên tiếp những vụ sản xuất hàng giả: từ sữa, thực phẩm, mỹ phẩm bị phanh phui mới đây khiến người tiêu dùng hoang mang trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.
(ANTV) - Từ sáng ngày 28/5, Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (bảo vật Quốc gia Ấn Độ) được cung rước từ chùa Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh về chùa Chuông, Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Hoạt động cung rước tôn trí Xá Lợi Đức Phật tại Chùa Chuông là sự kiện tôn giáo có tính chất, quy mô lớn từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh, tập trung đông đại biểu, nhân dân, tín đồ phật tử trong và ngoài tỉnh tham dự, chiêm bái trong 02 ngày 28 - 29/5/2025.