
(ANTV) - Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và không tổ chức cấp huyện là một bước đi chiến lược của Đảng, Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả quản lý và tạo tiền đề thúc đẩy phát triển bền vững. Chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của toàn Đảng, toàn dân. Tuy nhiên, với âm mưu chống phá, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội lại liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, đả phá nhằm gây hoang mang trong dư luận xã hội. Về vấn đề này, trong mục Phòng, chống “Diễn biến hòa bình” trên báo CAND có bài “Cảnh giác luận điệu xuyên tạc chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy hiện nay”.
Cảnh giác luận điệu xuyên tạc chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy hiện nay
Bài viết khẳng định trong mỗi giai đoạn Cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy phù hợp của hệ thống chính trị để xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, thực hiện, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Một bộ máy tinh gọn, vận hành linh hoạt không chỉ giúp phát triển bền vững, mà còn tăng khả năng thích ứng với biến động toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Việc sắp xếp các đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp là một bước đi đột phá nhằm khắc phục tình trạng phân tán nguồn lực, nâng cao năng lực quản lý điều hành và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy lần này là sự thay đổi có tính hệ thống, toàn diện với mục tiêu cao nhất là làm cho đất nước mạnh lên, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Vì vậy, trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, người dân cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không chia sẻ trên mạng xã hội thông tin xấu độc, thất thiệt, chưa được kiểm chứng.
Dùng số định danh cá nhân thay mã số thuế từ ngày 1.7: Cần lưu ý gì?
Từ ngày 1/7, số định danh cá nhân gồm 12 chữ số in trên căn cước công dân gắn chip sẽ chính thức được sử dụng thay cho mã số thuế trong mọi hoạt động liên quan đến thuế của cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Bài viết “Dùng số định danh cá nhân thay mã số thuế từ ngày 1.7: Cần lưu ý gì?” được đăng tải trên báo thanh niên.
Quy định mới này có tại luật Quản lý thuế và Thông tư 86 nhằm đồng bộ dữ liệu giữa hệ thống thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, quy định này khiến cho nhiều bạn trẻ lo lắng vì có tới 2 mã số thuế. Cơ quan chức năng cho biết để đảm bảo thông tin tích hợp được đồng bộ, chính xác, liên tục, người nộp thuế cần thực hiện định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID, kiểm tra các thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thực hiện liên kết ứng dụng VNeID với ứng dụng eTax Mobile trên thiết bị di động.
Các chuyên gia cho rằng khi phát hiện có 2 mã số thuế, các bạn trẻ nên chủ động kiểm tra và thực hiện thủ tục hợp nhất mã số thuế càng sớm càng tốt để tránh phát sinh rắc rối không mong muốn trong tương lai. Đồng thời, giữ lại các giấy tờ liên quan đến quá trình thay đổi giấy tờ tùy thân để làm căn cứ đối chiếu khi cần thiết.
Kiểm tra, xử lý hàng giả rất gian nan, mới đến chợ đã bị theo dõi
Chống hàng giả không chỉ là bảo vệ người tiêu dùng, mà còn giữ gìn sự minh bạch của thị trường. Liên quan đến vấn đề này, báo Tuổi trẻ có bài viết: “Kiểm tra, xử lý hàng giả rất gian nan, mới đến chợ đã bị theo dõi”.
Theo phản ánh từ cơ quan chức năng, thời gian qua, việc kiểm tra hàng giả tại các chợ truyền thống gặp nhiều trở ngại do bị đối tượng có dấu hiệu vi phạm theo dõi, thông báo ngay từ cổng chợ. Trong khi đó, trên môi trường số, tình trạng làm giả ngày càng tinh vi, khó truy dấu.
Bên cạnh đó, quy định pháp luật hiện hành bị đánh giá là còn hình thức, thiếu tính răn đe và chưa theo kịp thực tiễn. Các chuyên gia cho rằng cần siết chặt kiểm soát hoạt động trên nền tảng trực tuyến, yêu cầu các sàn thương mại điện tử có trách nhiệm rà soát, gỡ sản phẩm vi phạm, khóa tài khoản gian lận, đồng thời đẩy mạnh phối hợp liên ngành và ứng dụng công nghệ để giám sát, phát hiện hành vi vi phạm trên không gian mạng.
Gấp rút khởi công nhà ở xã hội cho công nhân lao động
Ban Quản lý dự án Công đoàn Tổng LĐLĐVN đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đất đai tại Đồng Tháp, Vĩnh Long và Bắc Ninh để kịp khởi công nhà ở xã hội phục vụ công nhân trước dịp 2/9/2025. Thông tin được đăng tải trên báo Lao Động số ra ngày hôm nay.
Hiện tại, công tác chuẩn bị mặt bằng tại ba tỉnh gồm, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Bắc Ninh đang bước vào giai đoạn nước rút, với áp lực cao cả về tiến độ lẫn quy trình thủ tục hành chính.
Trong bối cảnh đó, tinh thần chủ động, quyết liệt từ phía Ban Quản lý dự án Công đoàn cùng sự phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành địa phương là yếu tố then chốt quyết định đến thành công của các dự án. Không chỉ đơn thuần là nơi ở, các dự án nhà ở xã hội Công đoàn còn là không gian sinh hoạt văn hóa - tinh thần dành cho đoàn viên, người lao động.
Những công trình này thể hiện sự quan tâm thiết thực của tổ chức Công đoàn đối với đời sống của công nhân, giúp họ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và địa phương.
Đến cuối năm 2025, Tổng LĐLĐVN sẽ khởi công thêm 4 dự án với tổng số căn hộ là 2.200 căn, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2026. Theo kế hoạch tổng thể, từ năm 2026 – 2030 sẽ tiếp tục triển khai thêm 10 dự án tại các tỉnh thành trên cả nước.
(ANTV) - Để tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh sống, lao động, học tập tại Việt Nam, Bộ Công an mở đợt cao điểm 50 ngày đêm cấp định danh điện tử cho người nước ngoài. Thời gian thực hiện từ ngày 1/7 đến hết ngày 19/8/2025. Việc cấp tài khoản định danh điện tử giúp người nước ngoài dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến, giảm thiểu thời gian, giấy tờ và tiếp xúc trực tiếp, đồng thời đảm bảo tính xác thực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
(ANTV) - Có hàng nghìn người Australia đang phải gánh vác trách nhiệm khó khăn, vừa nuôi dạy con cái vừa chăm sóc cha mẹ già, trong khi vẫn duy trì công việc được trả lương. Được mệnh danh là "thế hệ kẹp giữa", số lượng những người như thế đang gia tăng, tạo ra vấn đề cho cả cá nhân và gia đình họ.
(ANTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đang tạm giữ đối với Trương Văn Sịl (SN 1995) để điều tra về hành vi 'Giết người'.
(ANTV) - Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ won (tương đương 23,3 tỷ USD), tập trung vào việc hỗ trợ trực tiếp người dân thông qua chương trình phát tiền mặt toàn diện. Đây là chương trình hỗ trợ đầu tiên dưới thời Tổng thống Lee Jae Myung.
(ANTV) - Những tháng đầu năm 2025, cùng với sự tham mưu hiệu quả cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và triển khai nghiêm túc các chủ trương của Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an tỉnh Khánh Hòa đã đạt được nhiều kết quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về trật tự xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
(ANTV) - Phần lớn khu vực miền Trung bang Texas (Mỹ) đã chứng kiến lượng mưa lớn chỉ trong vài giờ ngày 4/7, khiến mực nước các con sông dâng cao nhanh chóng và dẫn tới các trận lũ quét kinh hoàng. Giới chức địa phương cho biết tới nay đã có ít nhất 32 người bao gồm 14 trẻ em chết do lũ quét.
(ANTV) - Lợi dụng sắp xếp đơn vị hành chính, nhiều đối tượng mạo danh cơ quan quản lý nhà nước gọi điện hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo có chứa mã độc nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngày 5/7, Bộ Công an phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo, lợi dụng việc sắp xếp đơn vị hành chính.
(ANTV) - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/7 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như không có ý định chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine. Ông tiếp tục bày tỏ thất vọng với cuộc điện đàm diễn ra mới đây với người đồng cấp Nga, đồng thời hé lộ khả năng cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.
(ANTV) - Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty vừa có một loạt các cuộc điện đàm trong 2 ngày qua, nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực và quốc tế để giảm leo thang căng thẳng và ổn định tình hình ở Trung Đông.
(ANTV) - Theo báo cáo của Liên hợp quốc, số lượng trẻ em phải chịu đựng những hành vi bạo lực ở các khu vực xung đột đã đạt mức kỷ lục vào năm 2024, với số vụ việc được ghi nhận tăng tới 25%. Do đó, LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ trẻ em và các bên trong xung đột "ngay lập tức chấm dứt chiến tranh chống lại trẻ em".