Thứ Sáu, 22/11/2024 22:28 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Chế tài nào xử lý dứt điểm vấn nạn kích giun đất?

(ANTV) - Việc kích điện giun đất gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tài nguyên đất và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ANTT tại một số địa phương. Tuy nhiên, theo các cơ quan quản lý nhà nước, việc chưa có chế tài xử phạt các trường hợp kích giun, mua bán giun đất khiến cơ quan chức năng lúng túng trong xử lý. Chính vì vậy, vấn nạn này vẫn đang diễn ra không chỉ tại tỉnh Hòa Bình mà còn xảy ra tại nhiều địa phương khác.

Bà Vũ thị Hạnh, Chủ vườn cam: Cũng mong nhà nước có một chế tài nghiêm khắc cho dân chúng tôi bớt khổ.

Bà Vũ Thị Minh Trâm, Chủ vườn: Cũng mong là bộ nông nghiệp và nhà nước ra một chế tài rõ ràng để ngăn chặn việc đánh bắt giun này.

Ông Nguyễn Anh Tuân, Chủ vườn: Chúng tôi đề nghị có một biện pháp thật nghiêm để chặn đứng tình trạng kích giun này.

Ông Vũ Thế Dũng, Chủ tịch UBND xã Thu Phong: Thu Phong nói riêng và các địa phương khác nói chung rất mong có một chế tài cụ thể cho tình trạng kích giun đất.

Đó là những mong muốn không chỉ của các chủ vườn mà còn từ đại diện cấp chính quyền cơ sở lý về một hành lang pháp lý rõ ràng, một chế tài xử lý phù hợp nhằm ngăn chặn vấn nạn kích trộm giun đất. Ghi nhận thực tế tại nhiều địa phương tại tỉnh Hòa Bình, người dân và cơ quan chức năng đều bức xúc trước vấn nạn kích giun trên đất nông nghiệp.

Tại xã Thu Phong, huyện Cao Phong rất nhiều máy kích giun đã bị lực lượng công an thu giữ nhưng đó chỉ là một phần nhỏ so với thực tế. Điều đáng buồn là phương án xử lý hiện nay chỉ có thể dừng lại ở việc tạm giữ, thu giữ tang vật, chưa có chế tài xử lý, xử phạt nhằm răn đe người vi phạm.

Luật bảo vệ môi trường chỉ quy định, có chế tài xử phạt đối với việc khai thác, đánh bắt, mua bán, vận chuyển những động vật quý hiếm. Trong khi đó đối với giun đất, các sinh vật khác trong đất lại không có quy định nào để xử phạt được.

Hành vi đánh bắt cá bằng xung điện, theo Nghị định số 42 của Chính phủ thì người đánh bắt sẽ bị xử phạt hành chính từ 3 đến 50 triệu đồng, tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm. Trong khi đó, hành vi kích giun đất bằng xung điện cũng để lại hậu quả tương tự như kích cá nhưng lại chưa có trong quy định xử phạt.

Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội nói: Chúng ta cần kịp thời bổ sung các quy định về cấm đối với hành vi này và chế tài xử lý liên quan. Với nguy cơ làm ảnh hưởng đến đất nông nghiệp như vậy, tôi cho rằng trước hết có thể áp dụng các quy định liên quan đến nguồn gốc của hàng hóa, các đơn vị kinh doanh bán các loại hàng hóa đó phải có chứng từ về nguồn gốc, trong trường hợp hàng hóa đó không có nguồn gốc.

Để giải quyết dứt điểm vấn nạn kích điện giun đất, đề nghị cơ quan chức năng sớm ban hành những quy định, chế tài xử lý, xử phạt phù hợp, đủ sức răn đe để kịp thời “cứu lấy” đất nông nghiệp, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đồng thời một trong những yếu tố quan trọng cần thực hiện đó là tuyên truyền vận động nâng cao hiểu biết cho người dân về vai trò của giun đất với hệ sinh thái trong đất, không vì lợi ích trước mắt mà tận diệt loài sinh vật có lợi này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Quy định mới về bán thuốc online

Quy định mới về bán thuốc online

Xã hội 22/11/2024

(ANTV) - Chiều ngày 21/11, với 426/430 đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều điểm quy định mới. Trong đó tới đây kinh doanh dược phẩm qua thương mại điện tử hay còn gọi là bán thuốc online sẽ chính thức được thực thi.

Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em

Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em

Xã hội 22/11/2024

(ANTV) - Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ em, vì vậy việc bảo đảm an tòan, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Hạn chế xe máy tại Hà Nội vào năm 2025, liệu có khả thi?

Hạn chế xe máy tại Hà Nội vào năm 2025, liệu có khả thi?

Xã hội 22/11/2024

(ANTV) - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã xây dựng dự thảo vùng phát thải thấp tại Thủ đô nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024. Trong đó, một trong những định nghĩa mới đã được công bố khiến nhiều người dân quan tâm đó là “vùng phát thải thấp” là khu vực giới hạn trong thành phố, nơi hiện đang có mức độ ô nhiễm không khí cao.

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

Xã hội 22/11/2024

(ANTV) - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố Quảng Ninh

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố Quảng Ninh

Pháp luật 22/11/2024

(ANTV) - Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long - Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường vào ban đêm. Công an thành phố Cẩm Phả đã nhanh chóng truy xét và bắt giữ nhóm đối tượng.

Tạo ra bản đồ về tế bào cơ thể người

Tạo ra bản đồ về tế bào cơ thể người

Thế giới 22/11/2024

(ANTV) - Các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bản đồ Tế bào Người đã tạo ra một bản đồ sơ bộ về hơn 37.000 tỷ tế bào ước tính làm nên cơ thể người. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, hình ảnh bản đồ tế bào người ấn tượng đến mức có thể bị nhầm là tác phẩm nghệ thuật.

Xem thêm