Thứ Hai, 09/09/2024 00:01 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Đại biểu Quốc hội lo nguy cơ xóa bỏ xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa

(ANTV) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy kiến nghị, không nên để xảy ra tình trạng ban hành những quy định “ngược chiều”, có nguy cơ xóa bỏ xã hội hóa biên soạn SGK.

Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi).

Phát biểu thảo luận tại hội trường, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) nêu vấn đề về giá sách giáo khoa (SGK).

Đại biểu Kim Thúy cho biết, trước đây, khi trao đổi về giá SGK, đại biểu đã nêu lên một thực tế là việc mua SGK trở thành gánh nặng cho nhiều phụ huynh học sinh, nguyên nhân chính là do các đơn vị phát hành sách thông qua nhà trường bao giờ cũng bán kèm SGK với một số lượng sách tham khảo rất lớn.

Đại biểu hoan nghênh Bộ GD&ĐT đã tiếp thu ý kiến này, ban hành Chỉ thị số 643 ngày 10/6/2022: yêu cầu chấm dứt tình trạng đóng gói chung SGK và sách tham khảo để buộc HS mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào. Qua theo dõi, đại biểu thấy chỉ thị này về cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc.

Tại kỳ họp thứ Tư, trong phiên thảo luận ở hội trường vào chiều ngày 11/11/2022, đại biểu đã đề nghị Luật Giá (sửa đổi) giao Chính phủ quy định giá SGK dưới hình thức khung giá, bao gồm giá tối đa và giá tối thiểu như đối với các mặt hàng khác được Nhà nước định giá.

Bộ trưởng, Trưởng Ban Soạn thảo Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội tiếp thu ý kiến của đại biểu, nguyên văn như sau: “Chúng tôi cho rằng ý kiến này rất hay, Bây giờ trong tư duy, chúng ta luôn luôn nghĩ đến quy định thế nào để giá không cao, nhưng chúng ta lại chưa nghĩ đến làm thế nào để ngăn chặn được giá quá thấp, khi các doanh nghiệp có tiềm năng muốn thâu tóm thị trường thì dùng biện pháp, hay nói cách khác là dùng thủ đoạn đại hạ giá để đánh bật các đối thủ khác, tạo nên một lợi nhuận độc quyền. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến này".

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, khi nghiên cứu dự thảo Luật trình ra Quốc hội lần này để xem xét thông qua, không thấy dự thảo phản ánh ý kiến tiếp thu của Bộ trưởng, Trưởng Ban Soạn thảo cũng chẳng thấy giải trình (dù báo cáo số 480 của UBTVQH tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án luật này dài 112 trang).

“Tôi tin rằng ý kiến tiếp thu của Bộ trưởng trước Quốc hội đã thể hiện cách đánh giá vấn đề rất toàn diện, thấu đáo và sát thực tế. Nếu luật không quy định khung giá tối đa - tối thiểu, thì rồi đây Quốc hội sẽ thấy những lo ngại của Bộ trưởng trở thành hiện thực.

Nhưng nguyên nhân nào đã ngăn cản dự thảo Luật thể hiện ý kiến đúng đắn đó của Bộ trưởng? Phải chăng ở đâu đó có quan điểm khác với Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, Nghị quyết có nêu “Đa dạng hoá tài liệu học tập” và điểm g, khoản 3, Điều 2 Nghị quyết 88 của Quốc hội (về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông) và điểm b, khoản 1, Điều 32 Luật Giáo dục đều quy định “thực hiện xã hội hoá việc biên soạn SGK”?

Rồi chính Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 cũng thể hiện quan điểm khác với Nghị quyết 88 khi không trao quyền lựa chọn SGK cho “cơ sở giáo dục” mà cho UBND cấp tỉnh. Tôi cứ phân vân tự hỏi: Giữa quy định của Nghị quyết 88 và quy định của Luật Giáo dục, quy định nào dễ bị lợi dụng để phục vụ “lợi ích nhóm” hơn?", đại biểu đoàn Đà Nẵng đặt câu hỏi.

Từ những phân tích trên, đại biểu đề nghị trong trường hợp Quốc hội khóa này thấy chủ trương xã hội hoá việc biên soạn SGK mà QH khóa 13 đề ra có nhiều bất cập thì nên sửa Nghị quyết 88, chấm dứt việc thực hiện chủ trương này.

Còn trong trường hợp ngược lại, Quốc hội nên bổ sung những quy định cần thiết trong Luật Giá để bảo đảm sự nhất quán về chủ trương.

“Không nên để xảy ra tình trạng cơ quan lập pháp ban hành những quy định ngược chiều nhau: một đằng khuyến khích xã hội hóa, một đằng tạo sơ hở để cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế xã hội hóa, thậm chí có nguy cơ xóa bỏ xã hội hóa việc biên soạn SGK”, đại biểu Thúy nêu ý kiến đồng thời đề nghị cần giải trình, làm rõ những nội dung nêu trên.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Chiều 8/9, cơ bản khắc phục sự cố điện và viễn thông

Chiều 8/9, cơ bản khắc phục sự cố điện và viễn thông

Xã hội 08/09/2024

(ANTV) - Cơn bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Trong đó, hệ thống điện bị chịu thiệt hại nặng nề đối với lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối. Có 10 nhà máy điện phải dừng hoạt động 1 số tổ máy, ước tính khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng, gây mất điện trên diện rộng ở 1 số tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ.

Tổng hợp thiệt hại do bão số 3 tại các địa phương

Tổng hợp thiệt hại do bão số 3 tại các địa phương

Xã hội 08/09/2024

(ANTV) - Bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Tính đến 10 giờ ngày 08/9, đã có 14 người thiệt mạng và 176 người bị thương do bão số 3. Số lượng có thể còn tăng do chưa thống kê đầy đủ. Các lực lượng đã điều động hơn 17.000 cán bộ chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn.

Khoảng 120 chuyến bay bị ảnh hưởng do bão số 3

Khoảng 120 chuyến bay bị ảnh hưởng do bão số 3

Kinh tế 08/09/2024

(ANTV) - Theo ước tính sơ bộ của Cục Hàng không Việt Nam, khoảng 120 chuyến bay; trong đó, khoảng 103 chuyến bay nội địa và 17 chuyến bay quốc tế bị hủy do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi). Từ 23 giờ 45 phút đêm 07/9, cảng hàng không Quốc tế Nội Bài đã hoạt động trở lại sau gần một ngày phải ngừng tiếp nhận các chuyến bay đi và đến sân bay này.

Xác minh mối quan hệ giữa vợ chồng Trương Mỹ Lan và 11 công ty nước ngoài

Xác minh mối quan hệ giữa vợ chồng Trương Mỹ Lan và 11 công ty nước ngoài

Pháp luật 08/09/2024

(ANTV) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có công văn kèm theo yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, đề nghị Tổng chưởng lý Quần đảo British Virgin, Tổng chưởng lý Quần đảo Cayman, Vương quốc Anh và Cục Tư pháp Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc phối hợp xác minh về pháp lý của 11 tổ chức nước ngoài, giám đốc đại diện pháp luật của 11 tổ chức nước ngoài liên quan đến vụ án.

Nâng cao nghiệp vụ khám nghiệm hiện trường cho công an xã

Nâng cao nghiệp vụ khám nghiệm hiện trường cho công an xã

Xã hội 08/09/2024

(ANTV) - Để công tác bảo vệ hiện trường thật sự có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án hình sự, Công an TP.HCM xây dựng kế hoạch tập huấn công tác bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường cho lực lượng công an cấp xã.

Hiệu quả từ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hiệu quả từ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Xã hội 08/09/2024

(ANTV) - Tăng cường các giải pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, đảm bảo tình hình an ninh trật trự khu dân cư, an toàn sản xuất tại các khu công nghiệp là một trong những nội dung được triển khai tại tỉnh Đồng Nai. Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm đã có gần 2 ngàn thông tin được cung cấp, hỗ trợ lực lượng chức năng xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm, góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại cơ sở.

Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả công việc

Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả công việc

Xã hội 08/09/2024

(ANTV) - Phát huy quyền làm chủ, quyền giám sát của Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến về thủ tục hành chính, Công an TP.HCM tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp nhằm giải đáp các thắc mắc của người dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

Trung Quốc tiếp tục khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi

Trung Quốc tiếp tục khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi

Thế giới 08/09/2024

(ANTV) - Trước khi đổ bộ vào Việt Nam, bão Yagi đã “quần thảo” Trung Quốc gây nhiều thiệt hại nặng nề. Các cơ quan chức năng của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực để ứng phó khẩn cấp trong bối cảnh tác động của siêu bão Yagi vẫn tiếp diễn.

Xem thêm