Thứ Bảy, 23/11/2024 00:41 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Doanh nghiệp công nghệ số - Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số

(ANTV) - Trong tiến trình chuyển đối số quốc gia, doanh nghiệp công nghệ số được xem là một trong những động lực thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam. Chiến dịch Make in Vietnam do Bộ Thông tin - Truyền thông phát động đã ngay lập tức thổi bùng lên khát vọng, tạo động lực cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vươn lên đi đầu, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác nhưng không phụ thuộc vào các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài. 

Thay vì phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng, gặp mặt trực tiếp và đối chiếu các giấy tờ, giờ đây với giải pháp định danh điện tử eKYC, người dân có thể thực hiện việc xác thực thông tin ngay tại nhà và sử dụng các dịch vụ tài chính mọi lúc mọi nơi. Giải pháp này đã được nhiều ngân hàng áp dụng nhằm tăng trải nghiệm cho người dùng. Và giờ đây, giải pháp này đã được cung cấp bởi chính các doanh nghiệp công nghệ số trong nước.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc công ty công nghệ thông tin VNPT cho biết: Trong lĩnh vực ngân hàng tài chính thì việc ứng dụng các công nghệ và xác thực định danh điện tử là rất quan trọng để tăng trải nghiệm khách hàng và rút ngắn thời gian giao dịch và tăng tính chính xác, bảo mật cho khách hàng của các ngân hàng. Bên cạnh đó chúng tôi cũng ứng dụng sản phẩm này cho các công ty công nghệ để góp phần vào việc làm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong nền kinh tế của chúng ta, đặc biệt là giúp cho nền kinh tế của chúng ta trong bối cảnh mới là chuyển đổi số thì các doanh nghiệp đều phải ứng dụng công nghệ.

Ông Nguyễn Bình Minh, Uỷ viên BCH Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết thêm: Với nền tảng công nghệ hiện nay đang phát triển khá là nhanh thì hệ thống eKYC đang có tốc độ phát triển rất tốt. Thậm chí không chỉ xác thực được giấy tờ tùy thân mà còn xác thực được cả nhận diện khuôn mặt, có thể giúp cho doanh nghiệp đánh giá, nhìn nhận khách hàng từ xa. Thậm chí khách hàng của ngân hàng hay các ví điện tử có thể thực hiện thanh toán một cách dễ dàng hơn do các hệ thống tự động cập nhật các dữ liệu của người dùng thông qua việc nhận diện khuôn mặt hay nhận diện sinh trắc học.

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2020, 94% ngân hàng Việt Nam đã đầu tư vào chuyển đổi số, 40% ngân hàng đã đưa chuyển đổi số thành tầm nhìn chiến lược trong 5 đến 10 năm tới. Hiện nay, sự kỳ vọng của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ số cũng chính là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh, an toàn và bền vững trong các ngành kinh tế.

Anh Trần Trung Hiếu, Hà Nội bày tỏ: Mình hy vọng về thị trường Fintech của Việt Nam phát triển nhanh bởi vì mình thấy cái này cực kỳ quan trọng. Bây giờ ai cũng sử dụng điện thoại mà đây là công cụ. Mình cũng hy vọng các công ty phát triển Fintech sẽ giúp cho người dân Việt Nam có thể tự giáo dục cho bản thân về tài chính không chỉ giới trẻ mà còn các bậc cha mẹ, ông bà đều có thể tiếp cận với công nghệ mới.

Đối với du lịch, dịch bệnh COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề song cũng đặt ra yêu cầu cho ngành này phải đẩy nhanh việc chuyển đổi số để bắt kịp với thực tiễn. Không chỉ trong quản trị doanh nghiệp, quảng bá dịch vụ du lịch, tự động hóa các quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ, giờ đây, chuyển đổi số còn có thể đem đến cho khách du lịch những trải nghiệm hoàn toàn mới.

TS. Nguyễn Thu Thủy, Khoa Du lịch học, Đại học Khoa học, Xã hội và nhân văn phân tích: Ví dụ như đó là các tour du lịch via, thực tế ảo hoặc những tour du lịch online chẳng hạn như là video call để khách du lịch ở nước ngoài có thể tham gia vào một hoạt động như biểu diễn văn nghệ trong một làng bản. Ở Việt Nam tôi thấy một số doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai cái hình thức đó và họ có thể thông qua đó để hướng dẫn cho khách để nấu ăn rồi làm một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì đấy là một hướng mới.

Một trong những lĩnh vực mấu chốt, tiền đề quan trọng của nền kinh tế số là thương mại điện tử trong năm 2020 vừa qua cũng đã có sự tăng trưởng ấn tượng đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.Có thể thấy, các ngành nghề, lĩnh vực đều đang khai thác triệt để những cơ hội của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế số.

Trong tiến trình chuyển đối số quốc gia, doanh nghiệp công nghệ số được xem là một trong những động lực thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam. Chiến dịch Make in Vietnam do Bộ Thông tin - Truyền thông phát động đã ngay lập tức thổi bùng lên khát vọng, tạo động lực cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vươn lên đi đầu, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác nhưng không phụ thuộc vào các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.

Đến nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đã làm chủ tới 90% các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Không ít giải pháp, sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng do người Việt sáng tạo ra đã được công nhận, đánh giá cao sẵn sàng đáp ứng cho tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Ông Lê Quang Hà, Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel cho biết thêm: Hiện nay đã có rất nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp an toàn thông tin trong nước về việc chủ động nghiên cứu, làm chủ công nghệ và các sản phẩm an toàn thông tin. Hiện nay số lượng doanh nghiệp an toàn thông tin mà đã chủ động về công nghệ hay nghiên cứu, làm chủ các sản phẩm an toàn thông tin đã tăng rất nhanh trong 3 năm vừa qua. Hiện nay theo thống kê của Cục an toàn Thông tin  thì chúng ta làm chủ phần lớn các công nghệ và sản phẩm về CNTT đó là một thông tin đáng mừng.

Trong năm 2020, Việt Nam đã có trên 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời. Các doanh nghiệp đã chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hướng tới chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế, vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước, vừa nâng cao sức cạnh tranh, xuất khẩu. Dần hướng tới thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số theo hướng: sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc công ty công nghệ thông tin VNPT cho rằng: Chúng ta phát triển dịch vụ cho người Việt, cho xã hội Việt và cho hệ thống của người Việt thì chúng ta sẽ biết được những cái điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống chúng ta chúng ta có biện pháp bảo vệ và phòng về. Đặc biệt là dữ liệu khách hàng thì là một cái điểm mà khách hàng của chúng tôi cũng đưa ra yêu cầu rất cao, vì vậy khi phát triển công nghệ chúng tôi cũng phải tính đến toàn bộ yếu tố này.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vừa diễn ra, vấn đề "phát triển kinh tế số" đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ mới. Từ đây, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tiếp tục có những chủ trương, chính sách, cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp số nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Vũ Lâm Bằng,Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển sản phẩm CMDD, Công ty CMC Cyber Security cho rằng đây là một chủ trương lớn và rất đúng đắn của Chính phủ vì chỉ khi chúng ta trải nghiệm được công nghệ thì chúng ta mới vươn ra được tầm thế giới. CMC đã đưa ra rất nhiều giải pháp và nền tảng do người Việt Nam làm chủ

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Với tiềm lực là trí tuệ của con người Việt Nam thì chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ được công nghệ, việc này một lần nữa như các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nói, đây là cơ hội của chúng ta bắt kịp với các nền kinh tế ở trên Thế giới và với trí tuệ và khả năng con người Việt Nam thì việc chúng ta tự chủ được các công nghệ nền tảng như công nghệ xác thực định danh thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí và bắt kịp với công nghệ, tiến trình, cách thức cung cấp dịch vụ trên Thế giới.

Việc xây dựng nền kinh tế số phát nhanh, bền vững sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, bao trùm là mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Tăng mạnh khách du lịch tàu biển

Đà Nẵng: Tăng mạnh khách du lịch tàu biển

Kinh tế 22/11/2024

(ANTV) - Du lịch tàu biển là 1 trong những trụ cột của khách du lịch quốc tế. Tại TP Đà Nẵng, bên cạnh công tác xúc tiến quảng bá và những lợi thế tiềm năng, năm 2024, đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của dòng khách này.

Đào tạo nghề cho thanh niên lầm lỡ

Đào tạo nghề cho thanh niên lầm lỡ

Xã hội 22/11/2024

(ANTV) - Cùng với việc quản lý, giáo dục, cảm hóa thì công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các em học sinh được Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý Trại giam đặc biệt chú trọng. Những lớp đào tạo nghề như vậy, nhiều học sinh có được việc làm sau khi ra trường, mở ra cơ làm lại cuộc đời cho rất nhiều trẻ em từng vi phạm pháp luật.

Hợp tác an ninh là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước Việt Nam – Malaysia

Hợp tác an ninh là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước Việt Nam – Malaysia

Chính trị 22/11/2024

(ANTV) - Nhân dịp tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, ngày 22/11, tại Thủ đô Kuala Lumper, Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam đã có các cuộc hội đàm với Tổng Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Malaysia Dato Hadiman và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia.

Nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc"

Nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc"

Chính trị 22/11/2024

(ANTV) - Chiều 22/11, Cụm thi đua số 2 – Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an gồm các đơn vị: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Ngoại tuyến, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã tổng kết phong trào thi đua Vì an ninh Tổ quốc năm 2024.

 Cần chính sách thuế ưu đãi đủ mạnh cho cơ quan báo chí

Cần chính sách thuế ưu đãi đủ mạnh cho cơ quan báo chí

Chính trị 22/11/2024

(ANTV) - Trong phiên làm việc sáng 22/11, sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này. Qua thảo luận vấn đề liên đến các cơ chế chính sách ưu đãi thuế cho các cơ quan báo chí đã được nhiều đại biểu quan tâm đề cập.

Hà Nam hoàn thành xây dựng 34 trụ sở Công an xã, thị trấn sớm

Hà Nam hoàn thành xây dựng 34 trụ sở Công an xã, thị trấn sớm

Xã hội 22/11/2024

(ANTV) - Việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng 34 trụ sở làm việc công an các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc, từ đó tạo động lực để lực lượng công an cấp xã nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyên môn, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cơ hội với doanh nghiệp trẻ khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới

Cơ hội với doanh nghiệp trẻ khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới

Kinh tế 22/11/2024

(ANTV) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu mà còn là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam. Những nền tảng nổi tiếng như Amazon, Alibaba đang mở ra cánh cửa giúp sản phẩm Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế, từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.

Xem thêm