
(ANTV) - Giấc mơ an cư của hàng triệu người lao động thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp vẫn đang là một bài toán khó. Mặc dù Chính phủ đã triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, nhưng tiến độ thực hiện đến nay vẫn chưa đạt kỳ vọng. Trước thực trạng này, một Tờ dự thảo Nghị quyết mới đang được đề xuất, với những cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí, quy mô 9.737 ha đất làm nhà ở xã hội. Trong giai đoạn 2021-2024, trên địa bàn cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai, với quy mô 593.428 căn. Trong đó, 103 dự án hoàn thành với quy mô 66.755 căn; 137 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô 114.618 căn. Trải qua 4 năm triển khai đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhiều địa phương ghi nhận mức hoàn thành giai đoạn 2021-2024 khá thấp, nhiều tỉnh thành chưa có căn hộ hoàn thành.
Ông Nguyễn Hoàng Nam, thành viên Tổ Công tác nghiên cứu thị trường, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, tất cả những quy trình, thủ tục để làm ra một dự án nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội cũng phải tuân thủ toàn bộ các quy trình đó. Bao gồm từ đấu thầu, đấu chủ đầu tư cho đến là thực hiện các quy hoạch rồi ngay cả vấn đề liên quan đến định giá đất thì chúng ta cũng vẫn phải định giá, sau đó được miễn. Thế thì đó là những cái vướng mắc liên quan đến công tác, thủ tục dẫn đến một dự án nhà xã hội trung bình từ lúc chọn đất cho đến lúc có thể có giấy phép xây dựng để có thể khởi công được, dự án sẽ mất từ 2 cho đến 3 năm, đấy là trung bình còn có những nơi còn lâu hơn nữa. Ngoài ra thì các vấn đề liên quan đến vốn để các chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội tiếp cận được với vốn của các ngân hàng cũng là một quá trình hết sức khó khăn. Mà chúng ta cũng biết là lợi nhuận để mà phát triển dự án nhà xã hội thì rất là nhỏ, bị khống chế là ở mức độ 10 % thôi. Thế cho nên các doanh nghiệp cũng sẽ không thiết tha với cả cái mô hình mà phát triển nhà ở xã hội.
Để tháo gỡ vướng mắc, Chính phủ đã trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội với hàng loạt cơ chế thí điểm mạnh mẽ: Như thành lập Quỹ Nhà ở Quốc gia – là quỹ tài chính ngoài ngân sách, hình thành từ nhiều nguồn hợp pháp trong và ngoài nước, Giao chủ đầu tư không qua đấu thầu – rút ngắn thời gian chờ đợi thủ tục, giảm chi phí đầu tư, Miễn giấy phép xây dựng với dự án áp dụng thiết kế mẫu do cơ quan nhà nước công bố hay chỉ định thầu rút gọn với dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn của doanh nghiệp nhà nước. Những cơ chế này đạt được sự đồng tình cao của các chuyên gia.
Ông Nguyễn Hoàng Nam cho biết, chắc chắn nếu nghị quyết đưa vào cuộc sống các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến nhà ở xã hội sẽ nhiều hơn, bởi vì họ được thông thoáng hơn, quá trình thực hiện sẽ nhanh hơn khi đã có dự án nhà ở xã hội rồi, hoặc là khi quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến với doanh nghiệp nó sẽ nhanh hơn. Cái quá trình này sẽ được rút ngắn đi thay vì 2 - 3 năm như trước thì có thể sẽ rút xuống chỉ còn năm thôi. Hoặc là kỳ vọng của Thủ tướng là trong vòng vài tháng thôi là chúng ta có thể là có được giấy phép xây dựng của dự án nhà xã hội rồi.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam cho biết, câu chuyện cởi mở của thể chế lần này thì chúng tôi cho rằng đó cũng chính là tháo gỡ. Rồi cắt giảm các quy trình, trong đó có việc là quy trình, các bước sau thì phải tôn trọng những kết quả của các bước trước mà không bắt gặp lại. Giống như nhà ở thương mại và có thể hợp nhiều bước mà có thể gộp lại được thì là đề xuất gộp, có những bước không cần thiết có thể cắt. Ví dụ như là dự án tiền khả thi rồi phải lập rồi phải trình duyệt. Trong khi vẫn triển khai một dự án đầu tư để duyệt thì rõ ràng câu chuyện là chúng ta đang tìm cách cắt giảm thì chúng tôi hoàn toàn rất nhất trí cái việc đó.
Trong bối cảnh hiện tại, việc phát triển nhà ở xã hội đang là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo an sinh cho hàng triệu người. Do đó chính sách đặc thù là cần thiết – nhưng điều quan trọng là việc tổ chức thực hiện phải quyết liệt, minh bạch và đặt lợi ích của người lao động lên hàng đầu. Hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội không chỉ là con số, mà là khát vọng của hàng triệu người dân đang mong chờ một mái nhà an cư đúng nghĩa.
Tháng 6 năm 2025 đánh dấu một sự kiện hiếm có trong lịch sử hành chính nước ta: Chính phủ đồng loạt ban hành 28 nghị định về phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.
(ANTV) - Mặc dù lực lượng Công an và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo nhưng tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên và Đắk Nông liên tiếp xảy ra các vụ trẻ em đuối nước thương tâm, để lại những nỗi đau, mất mát to lớn cho gia đình và xã hội.
(ANTV) - Israel và Iran đã phát động các đợt không kích mới nhằm vào đối phương vào rạng sáng 15/6, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn sau khi Israel mở rộng chiến dịch bằng cuộc tấn công mỏ khí đốt lớn nhất thế giới ở Iran. Những đòn đáp trả lẫn nhau giữa hai bên được cảnh báo sẽ gây ra những hệ lụy sâu rộng về quân sự, địa chính trị và kinh tế, đẩy khu vực vào bờ vực chiến tranh toàn diện.
(ANTV) - Tại Nigeria, khoảng 107 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công bằng súng xảy ra từ đêm 14/6 đến rạng sáng 15/6 tại làng Yelewata thuộc khu vực Guma, bang Benue, miền Trung nước này.
(ANTV) - Thăng cấp bậc hàm cấp Tướng đối với 4 đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an; Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác an ninh và thực thi pháp luật; Đề nghị quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng bảo đảm ANTT ở khu vực biên giới, cửa khẩu; Bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế; Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thi hành Luật PCCC & CNCH từ 1/7/2025; Mở rộng khuôn khổ hợp tác tư pháp và thực thi pháp luật giữa Việt Nam và Thụy Điển; Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ,... - là những hoạt động nổi bật của lãnh đạo Bộ Công an tuần qua.
(ANTV) - Để công an cấp xã đi vào hoạt ổn định, không bị gián đoạn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp cũng như ý nghĩa nhân văn của việc tổ chức lại đơn vị hành chính, công an tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tổ tiếp nhận Công an cấp xã và quán triệt một số nội dung công tác công an phục vụ sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.
(ANTV) - Cùng với các địa phương, tỉnh Quảng Bình cũng đã chủ động, tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là tinh thần và tâm thế sẵn sàng cho việc vận hành mô hình xã, phường mới, để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng, mang tính lịch sử một cách thuận lợi, thông suốt nhất.
(ANTV) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025), Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp với các mạnh thường quân vừa tổ chức chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và trao quà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn tại xã Sông Luỹ, huyện Bắc Bình.
(ANTV) - Xác định công tác dân vận là một nội dung công tác trọng tâm, chiến lược của lực lượng Công an, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, Công an tỉnh Tuyên Quang đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp căn bản, xây dựng những mô hình hay, cách làm sáng tạo, sát với thực tiễn của địa phương.
(ANTV) - Đồng hành cùng tỉnh Bạc Liêu trong việc thực hiện Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, Bộ Công an đã hỗ trợ xây dựng 700 căn nhà ở cho bà con nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh, với tổng số tiền 42 tỷ đồng. Những viên gạch của tinh thần đoàn kết, sẻ chia đã dựng lên nền móng vững chắc cho 700 mái ấm, không chỉ là nơi che nắng chắn mưa, đó còn là hành trình của tình người, một nghĩa cử đẹp, một chương trình đầy nhân văn của Bộ Công an.