
(ANTV) - Để tạo điều kiện giúp người chấp hành xong án phạt tù trở về, xóa bỏ mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm ổn định, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai chương trình cho vay vốn đối với những người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương. Nguồn vốn vay này được kỳ vọng sẽ là điểm tựa vững chắc giúp người hoàn lương vươn lên cải thiện cuộc sống.
Theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, kể từ ngày 10/10/2023, người chấp hành xong án phạt tù; cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.
Theo đó, đối tượng vay vốn là người chấp hành xong án phạt tù đã được cấp Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá đã được cấp Giấy chứng nhận đặc xá; cơ sở sản xuất, kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh) có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.
Về điều kiện vay vốn, người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do công an cấp xã lập và được UBND cấp xã xác nhận; thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm.
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, để thực hiện tốt Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Đồng thời, khẩn trương phối hợp với Công an cấp xã rà soát, nắm bắt nhanh nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của các đối tượng thuộc diện thụ hưởng. Chủ động báo cáo, tham mưu UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, phối hợp với UBND, công an các xã, phường, thị trấn, tổ chức hội nhận uỷ thác và tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, tổ dân phố tiến hành rà soát danh sách các đối tượng thụ hưởng, các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay, hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ vay và giải ngân cho vay theo quy định.
Ngay khi Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu có hiệu lực, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã triển khai cho vay 4 trường hợp với số tiền 380 triệu tại các địa bàn huyện A Lưới, Hương Trà, Phong Điền và Nam Đông (Trong đó các huyện A Lưới, Hương Trà, Phong Điền đã giải ngân cho mỗi khách hàng 100 triệu đồng, huyện Nam Đông giải ngân 80 triệu đồng/1 khách hàng).
Cũng theo ông Tuấn, để triển khai chương trình tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, đợt này Chi nhánh qua rà soát ban đầu đã đăng ký nguồn vốn 1,85 tỷ đồng cho 22 khách hàng vay vốn. Trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ tiếp tục đầu mối với công an tỉnh, huyện, chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp phối hợp để triển khai tốt chương trình, hướng dẫn hồ sơ thủ tục theo quy định tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận vốn vay. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền lan tỏa chính sách này trong cộng đồng.
Ngay trong ngày đầu tiên chính sách này bắt đầu có hiệu lực, tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới, chị Nguyễn Thị Hậu (Thôn Quảng Lộc, xã Sơn Thuỷ) đã được cán bộ NHCSXH tận tình hướng dẫn để hoàn tất thủ tục và nhận về khoản vay 100 triệu đồng từ chính sách này. Chị Hậu cũng là một trong những người đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế được giải ngân nguồn vốn vay này. Chị Hậu xúc động cho biết: “Trải qua khoảng thời gian chồng tôi lầm lỡ của cuộc đời. Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, gia đình chị được NHCSXH xem xét cho vay vốn để làm ăn. Đây là nguồn lực tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi vực dậy trong cuộc sống tương lai”.
Chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội. Điều đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội.
Đây là chương trình tín dụng có tính nhân văn sâu sắc, góp phần tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, gắn liền với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng tái phạm tội, góp phần giữ vững, ổn định trật tự, an toàn xã hội, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Theo: Pháp Luật
Sáng 30/6/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết, quyết định thành lập Thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh. ANTV trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi lễ.
(ANTV) - Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp đấu tranh thành công chuyên án, bắt 1 đối tượng, ngăn chặn kịp thời hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ trên khu vực biên giới biển.
(ANTV) - Theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP, từ mai 1/7, chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đối với một số trường hợp, thay vì phải thông qua UBND cấp huyện như trước.
(ANTV) - Thông tư số 40/2025 của Bộ Công thương quy định về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.
(ANTV) - Từ ngày mai 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Dưới đây là hướng dẫn cập nhật số căn cước công dân (CCCD) thành mã số thuế trên theo tài liệu hướng dẫn của Chi cục Thuế khu vực 1.
(ANTV) - Chỉ cách đây chưa đầy một tháng, nhiều hộ kinh doanh phải đóng cửa vì lo lắng hàng hóa kinh doanh không rõ nguồn gốc xuất xứ hay do chưa nắm bắt được chính sách thuế mới. Tuy nhiên giờ đây, bức tranh đó đã dần thay đổi, nhiều tiểu thương đã mở cửa hàng trở lại, lựa chọn dần thích nghi với điều kiện mới, tiến tới môi trường kinh doanh hiện đại, hiệu quả hơn.
(ANTV) - Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) năm 2024 - sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7, nhiều nhóm lao động phi chính thức cũng sẽ thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể: người làm việc bán thời gian, lao động không theo hợp đồng nhưng có nhận trả công và được giám sát... Thậm chí, các hộ kinh doanh nhỏ như quán nước, tạp hóa nếu có đăng ký kinh doanh, cũng sẽ phải đóng bảo hiểm. Quy định mới được này mở rộng độ bao phủ và góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong khu vực phi chính thức.
(ANTV) - Ngày 29/6 tại Hà Nội, hơn 120 vận động viên là lãnh đạo và chuyên gia công nghệ từ hơn 60 tập đoàn trong và ngoài nước đã cùng nhau tụ hội tại Giải đấu MBIT HiGreen Pickleball 2025. Đây là sự kiện do Khối Công nghệ thông tin (MBIT) – Ngân hàng TMCP Quân đội tổ chức, nhằm gây quỹ để thực hiện mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh phủ xanh tại Quần đảo Trường Sa.
(ANTV) - Cục Hải quan cho biết, trong 6 tháng đầu năm đơn vị đã phối hợp khởi tố, xử lý nhiều vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến mặt hàng thuốc lá với tổng số lượng hơn 1,3 triệu bao, tổng giá trị ước tính trên 65 tỷ đồng.
(ANTV) - Cục Cảnh sát hình sự vừa phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đấu tranh triệt phá thành công ổ nhóm tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức thầu số lô, đề núp bóng các điểm bán xổ số điện toán Vietlott và xổ số kiến thiết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đường dây này do đối tượng Phạm Quốc Anh, trú tại TP Vũng Tàu cầm đầu tổ chức.