
(ANTV) - Tại hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực phòng chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, nhiều ý kiến cho rằng, nếu cứ áp dụng phương thức chống hàng giả kiểu cũ, sẽ mang rủi ro cho người tiêu dùng. Do đó cần có các giải pháp như: đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp; ứng dụng công nghệ số trong việc truy xuất nguồn gốc và chống giả.
Trong những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tăng tốc mạnh mẽ. Nhất là trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid 19, Việt Nam trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý cũng nhận định, hiện nay mặt hàng nào cũng bị làm giả và bán rất nhiều trên sàn thương mại điện tử với giá cực rẻ.
Để không bị "tiền mất, tật mang", trước hết người tiêu dùng cũng phải bảo vệ chính mình bằng cách lựa chọn nhà bán hàng, truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Nếu sản phẩm nào không truy xuất được nguồn gốc có thể hàng hóa đó là giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Nguyễn Viết Hồng, Tổng Giám đốc Vina CHG cho biết, để hàng giả không còn đất sống, nhất là hàng giả trên chợ mạng, , đơn vị đã sản xuất tem chống hàng giả ứng dụng công nghệ cao giúp DN bảo vệ thương hiệu, giúp lực lượng chức năng quản lý tốt hơn. Theo đó, từ tem in thông thường dán lên bao bì đã được chuyển thành tem in trực tiếp lên bao bì, giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm nhân lực và chi phí trong việc phát hiện, xử lý hàng giả.
Với tình hình nạn hàng giả ngày càng gia tăng, tại hội nghị nhiều giải pháp ứng dụng chuyển đổi số để phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được đặt ra. Trong đó có ứng dụng các công nghệ mới như Blockchain để tăng khả năng giám sát cho doanh nghiệp bằng cách tạo ra những mã sản phẩm riêng biệt cho nhà sản xuất.
Ông Trần Quý, Viện trưởng Viện phát triển kinh tế số Việt Nam cho biết, Chính phủ ngày 22/10/2024 đã ra quyết định về chiến lược phát triển Blockchain Việt Nam. Tôi nghĩ đây là quyết định mang tính rất thời sự và đúng thời điểm. Bây giờ đưa công nghệ Blockchain vào, đặc biệt trong lĩnh vực chống hàng nhái hàng giả, vì đặc tính của công nghệ Blockchain là rất minh bạch và khó thay đổi được những thông tin ở trên đấy. Công nghệ này sẽ giúp tuân thủ, phù hợp cho môi trường doanh nghiệp; nền tảng hợp đồng thông minh giúp các bên tin tưởng nhau mà không cần trung gian xác thực, làm chứng. Đây là chìa khóa quan trọng để chống hàng giả và bảo vệ quyền sỡ hữu trí tuệ.
Tuy nhiên theo các chuyên gia vẫn còn nhiều rào cản trong công tác chuyển đổi số để bảo vệ thương hiệu, đặc biệt là khi trí tuệ nhân tạo ra đời khiến môi trường số trở nên phức tạp. Để hàng giả không còn đất sống, đặc biệt là hàng giả trên môi trường số thì không thể thực hiện đơn lẻ, mà đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa ba nhà: Nhà nước, nhà sản xuất và nhà dân, là những người tiêu dùng.
PGS-TS Nguyễn Văn Cường, Phó Cục trưởng Cục Hành Chính Quản Trị II. Văn Phòng Chính Phủ cho biết, xử lý được vấn đề phải có giải pháp tổng thể trước hết là phải nâng cao nhận thức cái thứ 2 là phải đồng bộ cả 1 hệ thống chính trị. Chúng ta phải điều chỉnh, xây dựng các thông tư và quản lý và tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức chuyển đổi số và chống lại vấn nạn hàng giả.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước đã phát hiện hơn 64.000 vụ hàng giả, hàng nhập lậu, trong đó có hơn 3.000 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Hiện lực lượng quản lý thị trường đang đẩy mạnh rà soát, tổ chức các đợt tuần tra truy quét hàng gian hàng giả, đặc biệt là vào dịp cuối năm cận Tết.
(ANTV) - Ngày 10/7, tiếp tục chuỗi hoạt động Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 58 (AMM-58) và các Hội nghị liên quan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+1 với các đối tác Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Mỹ và Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3, và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong – Nhật Bản lần thứ 16. Tại các Hội nghị, các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.
(ANTV) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Anh của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ ngày 8 – 10/7, hai nước đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng, qua đó góp phần củng cố quan hệ đồng minh của hai cường quốc châu Âu này.
(ANTV) - Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo mức thuế đối ứng mới đối với các quốc gia sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8, nhiều nước và đối tác thương mại tiếp tục lên tiếng bày tỏ quan ngại đồng thời tìm cách thích ứng.
(ANTV) - Ngày 10/7, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất, nhưng chỉ khi vùng lãnh thổ này được phi quân sự hóa hoàn toàn.
(ANTV) - Ở Trung Quốc, có những người làm công việc được đặt tên là người đồng hành của bệnh nhân. Tại các bệnh viện đông đúc, những người này đảm nhận công việc xử lý các thủ tục giấy tờ để giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân và người nhà, vốn đã phải gánh chịu nỗi đau của bệnh tật. Theo các chuyên gia, dịch vụ đồng hành trong y tế sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn trong tương lai.
(ANTV) - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Lê Hữu Ngọc để điều tra về hành vi "sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức".
(ANTV) - Một đường dây sản xuất, tiêu thụ pháo hoa nổ liên tỉnh với số lượng gần 1 tấn vừa bị Đội 5, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Thành phố Hà Nội bóc gỡ. Các đối tượng không hoạt động theo quy luật thông thường là buôn bán pháo hoa nổ vào những dịp cuối năm mà thay đổi mua gom, buôn bán số lượng lớn trong năm để bán dần, tránh sự phát hiện của cơ quan Công an. Đặc biệt thủ đoạn và cách thức hoạt động của đường dây này hết sức tinh vi.
(ANTV) - Sáng nay (11/7), Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc); Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 39 đồng phạm.
(ANTV) - Vào chiều tối ngày 10/7, một vụ hỏa hoạn bất ngờ xảy ra tại căn nhà nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Thái Nguyên, phường Tây Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà do bà Phạm Thị Huệ (sinh năm 1940) làm chủ. May mắn, thời điểm xảy ra vụ cháy không có ai ở nhà nên không ghi nhận thiệt hại về người.
(ANTV) - Liên tiếp trong những ngày qua, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước, để lại những hậu quả vô cùng đau lòng, trong đó có cả những trường hợp tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định phần lớn là do tài xế thiếu tỉnh táo, không làm chủ được tốc độ khi điều khiển phương tiện.