Thứ Ba, 06/05/2025 11:42 GMT+7
  • ANTV
  • Hotline: 0692324026
  • Email: news@antv.gov.vn

Nhân Văn - Tin Cậy - Kịp Thời - Hấp dẫn

Sự kiện

Kinh tế

Xoay trục thương mại Châu Á – Thái Bình Dương và cơ hội cho Việt Nam

BT

(ANTV) - Tại TPHCM đã diễn ra hội thảo quốc tế năm 2023 với chủ đề “Hiện tượng xoay trục hoạt động thương mại sang Châu Á – Thái Bình Dương - Ảnh hưởng đối với chính sách của các đối tác kinh tế bên trong và bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và môi trường” với sự tham gia chia sẻ từ hơn 40 chuyên gia hàng đầu đến từ 12 quốc gia.

Các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương nắm giữ vị trí địa - chính trị chiến lược. Vì vậy, từ vài thập kỷ nay, khu vực này trở thành điểm đích của chiến lược xoay trục của nhiều quốc gia lớn nhỏ trên thế giới. Các chiến lược này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, mà còn được thiết kế dựa trên những tính toán ở nhiều phương diện khác, trong đó có ngoại giao, chính trị.

Với cơ sở đó, tại hội thảo các chuyên gia quốc cũng đề cập nhiều đến hiệp định thế hệ mới như CPTPP, RCEP. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tăng cường hợp tác với RCEP - Hiệp định Đối tác Khu vực Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, tạo nên sự hòa quyện giữa các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng (RCEP) và các nền kinh tế công nghiệp phát triển (CPTPP).

Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về việc làm thế nào các nước có thể hòa hợp các hiệp định này và tận dụng lợi ích từ chúng, đồng thời đảm bảo rằng quyền và lợi ích của họ được bảo vệ một cách tốt nhất. Điều này đòi hỏi sự đảm bảo pháp lý và quản lý chính sách hiệu quả.

Ông Nicolas Audier, Luật sư điều hành của APFL & Partners: “Những hiệp định thương mại thế hệ mới quan tâm không chỉ lợi ích kinh tế mà còn có nhiều siết chặt về đảm bảo quyền lợi cho lực lượng lao động. Các quốc gia Châu Âu và Mỹ đang quan tâm nhiều đến các yếu tố “phi thương mại” này trong các cam kết. Mà tôi nghĩ Việt Nam đang đón đầu nhiều cơ hội khi các hiệp định thương mại thế hệ mới đang xoay trục ưu tiên khu vực Châu Á- thái Bình Dương. Với lợi thế thuận lợi về địa lý cũng như độ mở của kinh tế thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nằm trong top quốc gia dẫn đầu khi các hiệp định này áp dụng”

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tăng cường hợp tác với RCEP - Hiệp định Đối tác Khu vực Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, tạo nên sự hòa quyện giữa các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng (RCEP) và các nền kinh tế công nghiệp phát triển (CPTPP).

Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về việc làm thế nào các nước có thể hòa hợp các hiệp định này và tận dụng lợi ích từ chúng, đồng thời đảm bảo rằng quyền và lợi ích của họ được bảo vệ một cách tốt nhất. Điều này đòi hỏi sự đảm bảo pháp lý và quản lý chính sách hiệu quả.

Các cam kết về môi trường trong CPTPP cao hơn cả về tính phức tạp và mức độ cam kết, ràng buộc về môi trường. Các cam kết môi trường trong CPTPP mang tính chất bắt buộc các nước thành viên phải thực thi thông qua sử dụng công cụ về kinh tế.

Thách thức đặt ra cho Việt Nam cũng như các nước thành viên CPTPP phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao về môi trường nhưng theo các chuyên gia cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Là một nền kinh tế mở với quy mô xuất, nhập khẩu cao, việc ký kết CPTPP với các thị trường lớn, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả sản phẩm. CPTPP tạo ra một “sân chơi” công bằng, minh bạch, là cơ sở, nền tảng để các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Việt Dũng, Trưởng khoa Luật quốc tế, Đại học Luật TP HCM: “Thế giới hiện đang thay đổi nhiều, các quan hệ kinh tế quốc tế cũng như quan hệ địa chính trị có nhiều biến động trong các thập kỷ gần đây. Các nền kinh tế đang tìm kiếm đối tác mới mà trong đó thì Châu Á – TBD thành sự quan tâm lớn. Bởi khu vực này có nhiều nền kinh tế mới nổi có độ mở lớn. Do đó, không phải ngẫu nhiên các nền kinh tế lớn tại Bắc Mỹ và Châu Âu tìm kiếm các quốc gia Châu Á và ngược lại các quốc gia Châu Á cũng nhanh chóng đón nhận cơ hội. Cụ thể tại Việt Nam đang dần hiện thực hóa các cam kết của 2 hiệp định EVFTA và CPTPP là 2 hiệp định có nhiều thay đổi mang tính cách mạng, đem lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như cho doanh nghiệp nước ngoài khi đến Châu Á – Thái Bình Dương.”

Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các chuyên gia pháp lý cùng phân tích, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi quy định, nguyên tắc pháp lý, các cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Hội thảo cũng là dịp tạo ra kênh đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các học giả, và các doanh nghiệp, các cố vấn pháp lý của Việt Nam, ASEAN và các đối tác khác đang tham gia vào hoạt động thương mại, kinh doanh, đầu tư quốc tế. Qua đó, gắn kết hoạt động của các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, năng lượng, thương mại dịch vụ, công nghệ, dịch vụ pháp lý… với thực tiễn thương mại quốc tế hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than

Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than

Thế giới 06/05/2025

(ANTV) - Để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào ngày 05/05 đã ban hành thông báo yêu cầu tất cả các cơ quan chính quyền địa phương cùng người dân và doanh nâng cao cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than, sau khi Thái Lan ghi nhận một ổ dịch tại tỉnh Mukdahan.

Đà Lạt: Tài xế taxi vừa lái vừa gác chân lên cửa xe

Đà Lạt: Tài xế taxi vừa lái vừa gác chân lên cửa xe

Xã hội 06/05/2025

(ANTV) - Ngày 5/5, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi cảnh tài xế taxi Lado vừa điều khiển đi từ vòng xoay Kim Cúc vào đường Bà Huyện Thanh Quang để về hồ Xuân Hương (TP Đà Lạt) vừa gác một chân lên cửa sổ phía lái. Vụ việc do một người đi ô tô phía sau ghi hình lại.

Những tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Những tin tức nổi bật trên báo số ra ngày hôm nay

Điểm tin 06/05/2025

(ANTV) - Liên tiếp những đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả vừa bị Bộ Công an triệt phá nhưng dường như đó vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đằng sau những hộp sữa, viên thuốc, thực phẩm chức năng dán mác ngoại được làm giả đã phơi bày cả một hệ thống lỏng lẻo trong kiểm soát, quản lý, một thị trường dễ dãi với sản phẩm giả "đầu độc" sức khỏe người dân. Báo CAND đăng tải bài viết “Quản lý yếu kém, kiểm soát hời hợt là kẽ hở khiến tội phạm lợi dụng”.

Lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp qua ứng dụng VNEID

Lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp qua ứng dụng VNEID

Chính trị 06/05/2025

(ANTV) - Dự kiến trong lần lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tới đây, một phương thức hoàn toàn mới sẽ được áp dụng: sử dụng nền tảng công nghệ thông tin, thông qua ứng dụng VNeID. Cách làm này nhằm đảm bảo việc lấy ý kiến được thực hiện nhanh chóng, đầy đủ, minh bạch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp, đáp ứng yêu cầu về tiến độ trong bối cảnh thời gian triển khai rất gấp rút."

Xem thêm