(ANTV) - Pháp luật hiện hành đã có đầy đủ chế tài đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm "bẩn". Về xử phạt vi phạm hành chính, có Nghị định số 115 năm 2018 của Chính phủ quy định rõ một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt hành chính đến 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức, cùng nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Và nếu vi phạm nghiêm trọng còn có thể bị xử lý hình sự.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp. Không ít doanh nghiệp sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính vẫn tái diễn hành vi buôn bán, kinh doanh thực phẩm "bẩn".
Điều này đòi hỏi sự quyết liệt, mạnh tay hơn trong đấu tranh với thực phẩm "bẩn" để có được môi trường sống an toàn hơn. Trong tiểu mục Vấn đề và Chính sách ngày 17/12, ANTV đã có cuộc trao đổi với Đại tá Bùi Đức An, – Trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an để làm rõ hơn về chế tài xử phạt đối với hành vi này cũng như đưa ra lời khuyên đối với người tiêu dùng.