(ANTV) - Thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng 1 số đối tượng tự xưng là người ở UBND phường, UBND quận gọi điện thoại cho công dân, thông báo về việc sai dữ liệu dân cư, và đề nghị được hỗ trợ online cập nhập thông tin. Tuy nhiên phải nhấn mạnh: đây là hình thức lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, và khai thác thông tin công dân nhằm thực hiện các ý định xấu. Cơ quan Công an khẳng định: dữ liệu dân cư của công dân chỉ được thu thập, cập nhập và chỉnh sửa trực tiếp cơ quan Công an, và không thực hiện bất kỳ 1 hoạt động dữ liệu dân cư nào qua hình thức online.
Cuộc điện thoại với người gọi tự xưng là làm việc tại UBND phường, khiến chị Hoa khá bất ngờ. Theo đó, người này yêu cầu chị phải đi chỉnh sửa thông tin dữ liệu.
Đưa ra lý do vì bận công việc không đi vào giờ hành chính, chị Hoa tiếp tục được các đối tượng dẫn nối, kết bạn zalo với 1 người được giới thiệu là công tác tại UBND quận, hỗ trợ chỉnh sửa thông tin dữ liệu bằng hình thức online.
Lỗi sai chính tả khiến chị Hoa lập tức nghi ngờ, cảnh giác.
Chị Hà Thị Thanh Hoa, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội: "Gọi nhắn tin, yêu cầu phối hợp, thì mình có nói là hỗ trợ buổi tối, thì đồng chí đấy có cười và nói là ai hỗ trợ chị hành chính. Mình thấy sai sai và cương quyết nói rằng tội phạm lừa đảo, và dọa nạt là nếu chị không phối hợp thì sau này có vấn đề gì thì chị phải chịu trách nhiệm và nói là gạch tên chị Hoa, không hỗ trợ online nữa."
Với tinh thần cảnh giác cao, chị Hoa đã không bị các đối tượng đạt được mục đích lừa đảo.
Thế nhưng, với anh Lợi, lại không được may mắn như vậy.
Cũng với thủ đoạn tự xưng người bên UBND phường, gọi điện thông báo về việc dữ liệu dân cư của anh cần phải đính chính, chỉnh sửa. Dù đã rất cẩn thận, tuy nhiên khi các đối tượng đọc các thông tin đúng về nguyên quán, hộ khẩu cũng như các sai sót về dữ liệu thông tin của mình, anh Lợi đã hoàn toàn tin tưởng, và làm theo các hướng dẫn của các đối tượng.
Anh Nguyễn Văn Lợi, Quận Long Biên, TP Hà Nội: "Khi đối tượng bảo anh tải app, cũng làm theo vì app hiện quốc huy VN, rồi ghi dịch vụ công thì mình nghĩ cũng là thật. Người ta báo là đọc lại cập nhập CC, thì app đó hoàn thiện, cứ 1-2% chạy chậm, đối tượng bảo do mạng, wifi chậm nên đợi. Thì mình cũng đợi và vui lòng chuyển khoản 12.000, thì mình cũng không phòng bị, cũng chuyển khoản, dùng vân tay chuyển 1 lần, thì bị treo, vui lòng chuyển lại, và chuyển 2 ngân hàng."
Sau khi hoàn thiện chuyển 24.000 thì máy đang loading, mình cũng không để ý. Tầm khoảng hơn 1 giờ phát hiện ra, mới bất ngờ điện thoại bị hack, thì đối tượng lấy đi hơn 440 triệu đồng.
Với thủ đoạn đánh vào tâm lý cùng ra những thông tin dữ liệu dân cư được đưa ra là khá chính xác, các đối tượng đã dễ dàng gây dựng được lòng tin của nhiều người dân.
Chị Hà Thị Thanh Hoa, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội: "Khi thấy bên phường thì cũng tâm lý nhắc nhở, phối hợp. Họ cũng nói là cập nhập dữ liệu sâu hơn, thì mình cũng thấy đáng tin, mà dealine ép là hoàn thành chỉ tiêu thì mình cũng vui vẻ phối hợp, dễ có lòng tin. Tiếp tục giới thiệu bên quận, khá uy tín. Nếu những người không tỉnh táo thì dễ mắc lừa."
Bộ Công an cho biết, hiện nay, tất cả thông tin về công dân khi có nhu cầu chỉnh sửa, cập nhập vào hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư, phải do chính công dân đề xuất nguyện vọng. Không xuất phát từ bất kỳ 1 tổ chức, đơn vị, cá nhân nào. Việc chỉnh sửa thông tin chỉ được duy nhất làm bằng hình thức trực tiếp.
Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về Dân cư: "Việc cập nhập chỉnh sửa hiện nay đang phân cấp ở công an cấp xã phường, thị trấn có thể, cập nhập, chỉnh sửa thì người dân phải đến thay đổi, xác nhận công an cơ sở thì mới được cập nhập."
Bộ Công an cũng đưa ra khuyến cáo, người dân khi nhận được cuộc gọi lạ về thu thập chỉnh sửa thông tin dữ liệu dân cư, phải đề cao cảnh giác; liên hệ đến cơ quan chức năng ở phường xã nơi cư trú để được hỗ trợ. Tuyệt đối không