(ANTV) - Học sinh phổ thông cả nước đã tựu trường, chuẩn bị bước vào năm học mới. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn chạy đôn chạy đáo tìm kiếm, chọn lựa từng quyển trong các bộ sách giáo khoa khác nhau. Vấn đề một hay nhiều bộ sách giáo khoa vẫn đang được dư luận đặt ra với nhiều ý kiến trái chiều, nhưng tựu trung vẫn làm sao đảm bảo được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Bao cấp là cơ chế ở một giai đoạn nhất định. Ở đó có nền kinh tế tập trung, Nhà nước cung cấp mọi nhu cầu về đời sống con người theo một cơ chế phân phối. Ngược lại là cơ chế thị trường, xã hội chấp nhận đồng thời nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên, thực tế ở một số lĩnh vực, khái niệm “bao cấp” ngày nay được dùng để chỉ sự bao biện, làm thay, không phát huy năng lực bản thân con người và của từng địa phương. Nhận thức và cơ chế phát hành sách giáo khoa (SGK) hiện nay là một thực tế minh họa khá sinh động về tư tưởng bao cấp ấy.
Tôi còn nhớ vào năm 1962-1963, bản thân thi đậu vào lớp đệ thất trường công lập của tỉnh (lớp 6 bây giờ). Công việc đầu tiên của cậu bé 11 tuổi từ huyện lên tỉnh chuẩn bị học liệu cho mình là đi mua SGK. Câu chuyện tưởng đâu là phức tạp, nhưng thực tế đã diễn ra rất nhẹ nhàng, trở thành một kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu khi được tự tay chọn mua quyển sách mình sử dụng tại một cửa hiệu sách lớn mà từ trước đến giờ chưa có dịp đặt chân vào.
Có người hỏi tôi căn cứ vào đâu mà cậu bé 11 tuổi chọn được sách học, câu trả lời của tôi lúc bấy giờ là căn cứ vào sách thầy cô đang sử dụng để dạy mình và căn cứ vào cách trình bày diễn đạt dễ hiểu của sách. Và, có lẽ là nhờ vào suy nghĩ giản đơn, cụ thể và rõ ràng của mình và của xã hội.
Sự phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau về SGK hiện nay, theo tôi là vì nhận thức chưa nắm rõ sự khác biệt giữa quan niệm cũ - mới đang trong quá trình chuyển đổi từ quan niệm SGK là pháp lệnh sang quan niệm SGK là tài liệu học tập, tham khảo. Chủ trương đổi mới từ một bộ SGK sang nhiều bộ sách cũng là vấn đề cần phải được quán triệt, thấm nhuần trong các tầng lớp xã hội và giữa các thế hệ phụ huynh, học sinh về mục đích, ý nghĩa và phương thức triển khai.
Cơ chế phát hành SGK cũng đang thay đổi từ bao cấp, phân phối sang phát hành theo cơ chế thị trường. Đổi mới chương trình dẫn đến tất yếu phải biên soạn và phát hành SGK mới cũng là một vấn đề khiến nhiều người không hài lòng vì thay đổi sách quá nhiều lần; trong khi quá khứ thì anh chị em trong gia đình truyền cho nhau sử dụng mà không cần phải mua sách mới hàng năm.
Những vấn đề nêu trên là một trong những yếu tố cơ bản của công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế), nhưng chúng ta chưa tạo điều kiện đủ để xã hội chia sẻ, đồng tình.
Trong khi đó, chúng ta lại tập trung quá nhiều vào việc tập huấn để giáo viên chọn sách và tham mưu cho các cấp chính quyền ra quyết định chọn sách thay cho học sinh. Đây là cách làm gián tiếp đã giới hạn năng lực chuyên môn cũng như trách nhiệm của giáo viên, và đặc biệt là đã tước đi quyền được lựa chọn sách của học sinh.
Việc để học sinh chọn sách là một việc làm đúng với tinh thần nghị quyết của Quốc hội cho phép phát hành đồng thời nhiều bộ SGK; đúng với quan điểm SGK chỉ là tài liệu tham khảo, không phải là pháp lệnh; và quan trọng nhất là làm cho học sinh thích thú học tập, thể hiện sự trưởng thành trong quá trình học tập của mình. Hơn nữa, SGK được phát hành đều là những bộ sách do cơ quan thẩm quyền của Bộ GD-ĐT thẩm định.
Đây là bộ lọc quan trọng để đảm bảo về tính chính trị, đạo đức, văn hóa và học thuật của từng quyển sách được phép in ấn. Với nhận thức như vậy, chúng ta không cần phải lo sợ việc học sinh chọn sách sai lầm. Đây là cách làm tốt nhất để góp phần giải quyết tư tưởng bao cấp trong nhà trường một cách tích cực.
Đổi mới giáo dục nước nhà theo hướng phát triển năng lực cho người học thì việc giao quyền chủ động cho học sinh trong quá trình chọn lựa học liệu của mình là một việc làm phù hợp. Bên cạnh việc tự chọn sách cho học sinh thì quá trình tổ chức giáo dục trong nhà trường ở nhiều lĩnh vực khác cũng cần được vận dụng quan điểm này để phát triển tốt nhất tinh thần tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh thay cho việc bao biện làm thay của thầy, cô giáo.
Nhưng chúng ta biết rằng, việc bao biện làm thay dễ hơn là hướng dẫn, tổ chức cho học sinh chủ động và tự lực học tập rất nhiều, đòi hỏi mỗi thầy, cô giáo phải quán triệt tinh thần đổi mới ấy trong suy nghĩ và trong từng hành động của mình. Năm học mới 2023-2024 đã bắt đầu, chúng ta hy vọng những nhà giáo dục và xã hội sẽ có dịp nghiên cứu, quán triệt một lần nữa về công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.
TS HUỲNH CÔNG MINH - Nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM
(ANTV) - Sáng 19/7 theo giờ địa phương, Chính quyền Syria đã tuyên bố lệnh ngừng bắn ngay lập tức và toàn diện, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng sau các cuộc xung đột tôn giáo đẫm máu ở miền Nam Syria.
(ANTV) - Tổng thư ký Phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Liban, ông Sheikh Na-im Qa-ssem, vừa bác bỏ hoàn toàn khả năng tổ chức vũ trang này sẽ từ bỏ vũ khí, bất chấp sức ép ngày càng gia tăng từ Mỹ và Israel.
(ANTV) - Tỉnh Hải Nam và Quảng Đông, miền nam Trung Quốc đã ban bố tình trạng cảnh báo cao độ khi bão Wipha tiến vào Biển Đông, mang theo gió mạnh và mưa lớn đến hai tỉnh này.
(ANTV) - Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng CAND, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, 79 năm truyền thống lực lượng An ninh nhân dân và chào mừng Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh Khánh Hòa lần thứ 14, sáng ngày 19/7, đoàn công tác các đơn vị nghiệp vụ gồm Phòng An ninh điều tra, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh Khánh Hòa cùng một số đơn vị doanh nghiệp, ngân hàng… tổ chức chuỗi hoạt động trong chương trình “Dân vận khéo trong công tác đảm bảo ANTT và an sinh xã hội” tại xã Tây Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
(ANTV) - Sáng nay 19/7, Công an xã Tân Văn, tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ xã tổ chức hoạt động tình nguyện giúp đỡ hộ dân có hoàn cảnh khó khăn thu hoạch lúa vụ mùa Hè Thu năm 2025.
(ANTV) - Để chủ động ứng phó với bão và mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 112 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
(ANTV) - Chiều ngày 19/7, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết vào đầu giờ chiều cùng ngày tại khu vực gần hang Đầu Gỗ, vịnh Hạ Long một tàu du lịch bị đắm.
(ANTV) - Cập nhật thông tin về cơn bão số 3. Hiện Bão số 3 đang mạnh lên cấp 12, giật cấp 15 khi áp sát vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn diện rộng, ngập sâu tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội và cảnh báo lũ quét, sạt lở tại nhiều tỉnh miền núi. Bão wipha được dự báo là cơn bão mạnh vì vậy, người dân cần nâng cao cảnh giác ứng phó với bão.
(ANTV) - Truyền hình CAND giới thiệu toàn văn Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12 khoá XIII.
(ANTV) - Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, sau hai ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc. Truyền hình CAND trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm bế mạc Hội nghị.