(ANTV) - Theo kết quả của đoàn giám sát của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, mức chiết khấu bán sách giáo khoa, sách bài tập hiện nay quá cao, tác động không nhỏ đến giá sách. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho một bộ phận người dân, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau khi thực hiện xã hội hóa sách giáo khoa , kết quả kiểm tra của Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội chỉ ra nhiều bất cập trong công tác xuất bản SGK. Trong đó có chỉ ra nghịch lý là, mặc dù có nhiều NXB tham gia biên soạn SGK, có nhiều bộ sách nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng cao, gấp 2- 4 lần so với sách của chương trình cũ. Chi phí chiết khấu SGK cao, chưa hợp lý.
Cụ thể, mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) sách theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành của Nhà xuất bản giáo dục phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022 đối với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%; năm học 2022-2023, đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.
Mặc dù, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội điều chỉnh Luật Giá, quy định SGK là hàng hóa do Nhà nước định giá, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa SGK. Tuy nhiên, điều này cũng không giúp hạ giá thành SGK do các chi phí đầu vào trong đó có mức chiết khấu cao?
Để cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên ANTV có buổi trao đổi với PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
Xem clip: