(ANTV) - Hiệp ước mới mang tính bước ngoặt giữa Đức và Anh bao gồm cam kết giữa hai quốc gia rằng, mọi mối đe dọa đối với một bên sẽ được coi là đe dọa đối với bên còn lại. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy các nước châu Âu đang tăng cường đoàn kết trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
Thủ tướng Đức Friedrich Merz và Thủ tướng Anh Keir Starmer đã ký hiệp ước phòng thủ mang tính bước ngoặt vào 17/7, bổ sung một mảnh ghép quan trọng cho bức tranh châu Âu đang hợp lực trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Thỏa thuận Anh - Đức, được gọi là Hiệp ước Kensington, cam kết rằng cả hai nước sẽ “hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm bằng biện pháp quân sự, trong trường hợp một bên bị tấn công vũ trang".
Thủ tướng Anh KEIR STARMER cho biết: “Chúng tôi nhận thức rõ quy mô của những thách thức mà châu Âu đang phải đối mặt và chúng tôi quyết tâm đối đầu trực diện với chúng. Nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy quy mô của những cơ hội".
Thủ tướng Đức FRIEDRICH MERZ phát biểu: “Chúng tôi đặc biệt muốn cùng nhau làm nhiều điều hơn nữa trong Liên minh Châu Âu về quốc phòng và an ninh, điều chúng tôi cần thảo luận là quy mô ngân sách và việc tài trợ cho ngân sách”.
Hiệp ước cũng cho thấy rõ hơn cách các lãnh đạo châu Âu đang cùng nhau đối mặt với cục diện địa chính trị đang bị xáo trộn bởi chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cuộc tấn công không ngừng của Nga nhằm vào Ukraine.
Ngoài lĩnh vực quốc phòng và an ninh, hiệp ước còn bao gồm các nội dung về năng lượng, hợp tác kinh tế và di cư. Đây là bước tiếp theo của thỏa thuận được ký hồi tháng 10 năm ngoái, trong đó hai nước đã nhất trí tổ chức các cuộc tập trận chung và cùng phát triển các loại vũ khí tiên tiến.
Cả hai Thủ tướng Anh và Đức đều là các nhà lãnh đạo theo đường lối trung dung, đang nỗ lực điều hành trong các hệ thống chính trị phân cực. Họ cũng đều là những gương mặt mới trên chính trường, đồng nghĩa với khả năng hợp tác lâu dài trong những năm tới.
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/7 đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng với trọng tâm siết chặt nguồn thu từ năng lượng và hạn chế các mối liên kết kinh tế quốc tế của Moskva.
Theo thông báo của EU, gói trừng phạt mới gồm việc hạ trần giá dầu thô xuất khẩu của Nga sang các nước thứ ba xuống còn 47,6 USD/thùng, tương đương mức giảm 15% so với giá thị trường hiện tại. Cơ chế trần giá này, do Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) khởi xướng từ năm 2022, nhằm hạn chế lợi nhuận từ xuất khẩu dầu - nguồn thu ngân sách lớn nhất của Nga. Dự kiến, kế hoạch có thể nhận được sự ủng hộ của các đối tác G7 như Anh và Canada, dù chưa đạt được đồng thuận từ phía Mỹ.
Ngoài ra, EU cũng mở rộng danh sách trừng phạt hơn 100 tàu vốn bị nghi ngờ giúp Nga lách lệnh cấm vận. Các biện pháp mới cũng bao gồm lệnh cấm giao dịch liên quan đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2, vốn đã ngừng hoạt động, nhằm ngăn chặn khả năng tái khởi động trong tương lai.
(ANTV) - Bão nhiệt đới Crising đã mạnh lên và dự kiến đổ bộ vào một số khu vực của Philippines vào chiều tối nay (18/7). Các cơ quan chính phủ và người dân đang được kêu gọi thực hiện các biện pháp phòng ngừa và nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó thảm họa.
(ANTV) - “Đường đi, tác động của bão Wipha có hình dáng của Yagi, do đó các địa phương, người dân cần hết sức lưu ý, có phương án phòng chống với bão mạnh khi đổ bộ ở cấp 10-11, giật cấp 14, 15”. Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp ứng phó với bão Wipha do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức chiều nay (18/7).
(ANTV) - Ngày 18/7, giao tranh ác liệt tiếp tục nổ ra tại tỉnh Sweida, phía Nam Syria, giữa các tay súng bộ lạc Bedouin và cộng động người Druze thiểu số được Israel ủng hộ. Một số báo cáo ban đầu cho biết đã xảy ra thương vong nghiêm trọng trong các cuộc giao tranh, song chưa rõ số lượng cụ thể.
(ANTV) - Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã lần đầu tiên trả lời báo giới tại cuộc họp báo mùa Hè truyền thống vào ngày 18/7, trong đó có nhiều câu hỏi xoay quanh việc bầu thẩm phán Tòa án Hiến pháp Liên bang thất bại, đặc biệt là về tranh cãi liên quan đến ứng cử viên Frauke Brosius-Gersdorf do đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đối tác trong chính phủ liên minh đề cử.
(ANTV) - Bất chấp những tín hiệu phục hồi kinh tế khả quan trong khu vực, nghèo đói vẫn là một vấn đề đáng lo ngại và có xu hướng ngày càng gia tăng ở châu Âu.
(ANTV) - Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 11,6 triệu người tị nạn trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ mất quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo, do các quốc gia tài trợ cắt giảm viện trợ nước ngoài. Con số này tương đương 30% số người tị nạn thường xuyên nhận hỗ trợ từ UNHCR.
(ANTV) - Tại Anh, 8 em bé khỏe mạnh đã chào đời nhờ một phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đặc biệt, sử dụng phôi thai có ADN từ 3 người. Phương pháp này mang lại hy vọng mới trong việc ngăn ngừa các rối loạn di truyền nghiêm trọng liên quan đến ty thể - cấu trúc chịu trách nhiệm sản sinh năng lượng cho tế bào.
(ANTV) - Ngày 17/7 vừa qua, lực lượng Quân đội và Công an lần đầu tiên đã có buổi hợp luyện diễu binh, diễu hành, chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Nhiều khí tài hiện đại của lực lượng quân đội, công an lần đầu xuất hiện trong buổi tổng hợp luyện đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận.
(ANTV) - Một ngôi trường ở thủ đô Colombia đã trở thành nơi trú ẩn bất ngờ cho hàng chục chú chó hoang được giải cứu. Ngôi trường này không chỉ mang đến cho những chú chó cơ hội sống thứ hai mà còn là một mái ấm tràn ngập tình thương.