
(ANTV) - Giá gạo trên toàn cầu đã tăng chạm ngưỡng kỷ lục trong vòng 12 năm qua, đây là thông tin được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đưa ra mới đây. Chỉ số giá gạo của FAO tháng 7/2023 tăng 2,8% lên 129,7 điểm, cao hơn gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từ tháng 9/2021.
Đâu là nguyên nhân dẫn tới tăng giá gạo này và tác động của tình trạng này tới an ninh lương thực thế giới, trong đó có Việt Nam ra sao?
Mời quý vị cùng tìm câu trả lời cho những vấn đề này trong mục Thế giới đa chiều tuần này của ANTV:
Trong bối cảnh điều kiện thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến mùa màng cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được khơi thông, việc giá gạo thế giới tăng lên mức kỷ lục làm dấy lên lo ngại chi phí lương thực sẽ trở nên đắt đỏ hơn nhiều đối với hàng tỷ người có thu nhập thấp tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt tại châu Á và châu Phi.
Nguyên nhân và áp lực với người dân trên thế giới của giá gạo kỷ lục
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc giá gạo tăng cao kỷ lục vừa qua là chỉ trong thời gian ngắn, từ ngày 20/7 tới ngày 29/7, lần lượt Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) rồi Nga cấm xuất khẩu gạo cho đến đầu năm 2024 với lý do đảm bảo an ninh lương thực trong nước, đang khiến thị trường gạo nói riêng, lương thực nói chung trở nên xáo trộn.
Các nước nhập khẩu gạo phải tranh thủ đặt hàng, dẫn đến giá thị trường bị đẩy lên cao. Hiện giá gạo đã tăng từ 10% - 15% so với trước khi có lệnh cấm. Động thái này của các nước, đặc biệt là cường quốc xuất khẩu gạo Ấn Độ, đang tác động mạnh tới tâm lý của người tiêu dùng và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh lương thực toàn cầu về lâu dài.
Bên cạnh đó, tình trạng biến đổi khí hậu và El Nino có thể làm trầm trọng thêm rủi ro đối với các nhà xuất khẩu gạo chính. Một nghiên cứu khoa học cho thấy lúa là loại cây trồng dễ bị tổn thương, cũng như có khả năng mất mùa cao nhất do hiện tượng thời tiết này.
Theo Bloomberg, gạo là lương thực rất quan trọng đối với chế độ ăn của hàng tỷ người châu Á và châu Phi. Gạo đóng góp tới 60% tổng lượng calo cho người dân ở các vùng của Đông Nam Á và châu Phi, và tỷ lệ này chạm ngưỡng 70% ở một vài quốc gia như Bangladesh.
Giá gạo trên đà tăng trong bối cảnh nguồn cung lương thực trên toàn cầu đối mặt nguy cơ thiếu hụt do điều kiện cực đoan ảnh hưởng đến mùa màng, tác động của các cuộc xung đột vũ trang, cũng như việc một số quốc gia, bao gồm Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới 40% thương mại gạo - tháng trước cấm xuất khẩu một số loại gạo để đảm bảo tình hình nội địa. Việc giá gạo tăng làm dấy lên lo ngại chi phí lương thực sẽ đắt đỏ hơn, gây áp lực lên người thu nhập thấp.
Ngay lúc này, tại châu Phi, cuộc khủng hoảng lương thực đang đặt ra ngày càng nhiều thách thức. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết, cứ trung bình 36 giây lại có một người chết đói ở Ethiopia, Kenya và Somalia.
Tại Niger, hạn hán tái diễn và lũ lụt thảm khốc, kết hợp với bối cảnh chính trị bất ổn khiến sản lượng ngũ cốc giảm gần 40%.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo được đưa ra trong bối cảnh an ninh lương thực toàn cầu đang bấp bênh do thời tiết khắc nghiệt và cuộc xung đột Nga - Ukraine. Hơn nữa, lệnh cấm lại xuất hiện sau khi năm 2022, có tới 783 triệu người đói ăn do hậu quả của xung đột, đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.
Do đó, đây mới chỉ là chương đầu cho những khó khăn mà nhóm người nghèo nhất thế giới sắp phải trải qua.
Biến khủng hoảng thành cơ hội với lĩnh vực xuất khẩu gạo tại một số quốc gia
Nhiều quan điểm cho rằng, động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và 1 số nước đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường. Tuy nhiên một số ý kiến khác lại nhận định có thể biến khủng hoảng thành cơ hội.
Vốn là quốc gia sản xuất gạo hàng đầu, động thái của Ấn Độ đã khiến giá gạo tăng cao trên thị trường khi người mua chuyển sang tìm nguồn cung thay thế từ Việt Nam và Thái Lan.
Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam và Thái Lan tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ trong thời gian gần đây do lo ngại về nguồn cung. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên 550 - 575 USD/tấn vào ngày 27/7, mức cao nhất kể từ năm 2011, từ mức 515 - 525 USD/tấn một tuần trước.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa cho biết, đến hết tháng 7.2023, Việt Nam đã xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỉ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Quyết định cấm xuất khẩu gạo của một số nước được nhận định là thời cơ để Việt Nam đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo, tuy nhiên, cũng đặt ra các thách thức về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Tại Thái Lan, BangkokPost trích dẫn số liệu của Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan thông tin, giá gạo 5% tấm của nước này ngày 9/8 đã lên 648 USD một tấn, đánh dấu mức giá cao nhất từng được ghi nhận kể từ năm 2008.
So với một tháng trước, giá đã tăng khoảng 20%. Giá này được coi là tham chiếu giá gạo trong khu vực châu Á.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo ở một số nước vừa qua có thể dẫn tới tình hình an ninh lương thực thế giới diễn biến xấu đi nếu giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung không được bình ổn, vào thời điểm cuộc xung đột ở Ukraine khiến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc qua ngả biển Đen bị gián đoạn.
Trước thực trạng đáng báo động trên, các tổ chức quốc tế, bao gồm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) gần đây đã và đang liên tục kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để vượt qua cú sốc chưa từng có đối với hệ thống lương thực toàn cầu hiện nay.
(ANTV) - Để xử lý từ sớm tình trạng tài xế đã uống rượu bia vẫn lái xe, trong tối qua, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn. Đặc biệt trong đó chú trọng công tác tuần tra, mật phục tại các khu vực có nhiều quán nhậu.
(ANTV) - Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh vừa bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
(ANTV) - Phát biểu trong cuộc họp tại Tehran với Thiếu tướng Amir Hatami- Tổng tư lệnh quân đội Iran, Thiếu tướng Mohammad Pakpour- Tổng tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuyên bố lực lượng vũ trang nước này đã sẵn sàng chiến đấu sau cuộc xung đột kéo dài 12 ngày với Israel.
(ANTV) - Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ tại Mátxcơva, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, phái đoàn Nga đã sẵn sàng tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia vòng đàm phán thứ ba với Ukraine.
(ANTV) - Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật nhằm thiết lập khuôn khổ quản lý đối với các loại tiền điện tử gắn với đồng USD, còn gọi là stablecoin, và chuyển dự luật lên Tổng thống Mỹ Donald Trump - người được cho là sẽ ký ban hành.
(ANTV) - Tại thủ đô Harare của Zimbabwe, có đến hàng nghìn người đang ngày ngày tìm kiếm tại các bãi rác để thu gom kim loại phế liệu. Công việc này, tưởng chừng thấp kém, lại đang được ca ngợi là một hoạt động bền vững, giúp giữ môi trường trong sạch hơn và góp phần chống biến đổi khí hậu. Đây không chỉ là cách mưu sinh, mà còn là một sứ mệnh thầm lặng.
(ANTV) - Đoàn đại biểu Công an thành phố Hà Nội vừa tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị tại Khu Di tích lịch sử Nha Công an Trung ương, tỉnh Tuyên Quang, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
(ANTV) - Ngày 18/7, Công an tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hội viên hội cựu Công an Nhân dân tỉnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở đối với Đồng chí Phạm Xuân Thọ, trú tại phường Đồng Hới và Ông Nguyễn Đức Cảnh, trú tại xã Tuyên Lâm. Tại buổi lễ Bộ Công an và Công an tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ mỗi gia đình 120 triệu đồng.
(ANTV) - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá vừa bắt giữ thêm 8 đối tượng trong băng nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý "Ẻng", trú phường Hạc Thành) cầm đầu.
(ANTV) - Ngày 18/7, các nhà ngoại giao cấp cao của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác ba bên khi có cuộc hội đàm đầu tiên dưới thời chính quyền mới của cả Mỹ và Hàn Quốc.