
(ANTV) - Sau khi chính quyền Taliban ban hành lệnh cấm đến trường đối với nữ sinh các cấp, các em học sinh và sinh viên nữ ở Afghanistan hầu như cảm thấy bế tắc trước một tương lai tăm tối. Tuy nhiên, nhiều em trong số họ vẫn chưa có ý định từ bỏ nỗ lực học tập và ước mơ được đến trường.
Hiện tại, giáo dục trực tuyến đang trở thành cơ hội cuối cùng đối với các nữ sinh Afghanistan để các em được tiếp cận với nguồn tri thức, song con đường đó cũng chưa bao giờ là dễ dàng và còn rất nhiều chông gai phía trước.
Tại một căn nhà nhỏ ở thủ đô Kabul, Sofia đăng nhập vào nền tảng trực tuyến để tham gia khóa học tiếng Anh, do một viện giáo dục phát triển tổ chức nhằm hỗ trợ nữ giới Afghanistan. Cô là một trong số những nữ sinh Afghanistan tìm đến giáo dục trực tuyến sau khi bị Taliban cấm đến trường.
Chị Sofia, 22 tuổi, chia sẻ: Trong hoàn cảnh bị cấm đoán hiện nay, học trực tuyến là cơ hội duy nhất để phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan được tiếp tục học hành. Đây là ước mơ của tôi. Mục tiêu của tôi là hoàn thành việc học dù có chuyện gì xảy ra.
Viện dẫn các vấn đề liên quan đến trang phục Hồi giáo, Taliban đã đóng cửa tất cả các trường trung học dành cho nữ sinh, cấm họ vào các trường đại học và ngăn hầu hết phụ nữ làm việc tại các tổ chức phi chính phủ. Song một trong những thay đổi nổi bật nhất kể từ khi Taliban nắm quyền lần đầu tiên từ năm 1996 đến năm 2001 là sự bùng nổ của Internet.
Chính quyền Taliban đã cho phép các cô gái học riêng tại nhà và không có động thái cấm Internet - thứ mà các quan chức sử dụng để đưa ra những thông báo quan trọng trên mạng xã hội.
Bà Anita Sherzad, Nhà sáng lập Học viện Rumi cho biết: Hiện tại học trực tuyến là lựa chọn duy nhất của các cô gái Afghanistan, điều này có thể rất hữu ích và có giá trị đối với họ. Tôi cảm thấy rất vui khi nhận được hàng chục tin nhắn đánh giá cao từ các cô gái này.
Chị Sana, 24 tuổi, Giáo viên Học viện Rumi cho rằng, khi các cô gái và phụ nữ trẻ ở Afghanistan trải qua thời kỳ khủng khiếp, Học viện Rumi thực sự đã mang đến ánh sáng rực rỡ trong những ngày u ám của họ. Rõ ràng là nếu bạn muốn thực hiện một điều gì đó quan trọng, bạn phải mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Việc dạy học cũng là một sự mạo hiểm và nhiều rủi ro đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn muốn được tiếp tục.
Mặc dù vậy, nhiều người dân, nhất là phụ nữ, vẫn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ cắt điện, đến tốc độ Internet chậm đến mức tê liệt, cùng với chi phí máy tính và wifi ở một quốc gia nơi có 97% người dân sống trong nghèo đói.
Học viện Rumi, nơi Sofia theo học, cho biết số lượng nữ sinh đăng ký các chương trình trực tuyến đã tăng từ 50 lên 500 sau khi Taliban tiếp quản năm 2021. Tuy nhiên, nhà trường đã phải từ chối nhiều ứng viên do không đủ kinh phí để trả thêm cho giáo viên và cung cấp cơ sở hạ tầng đầy đủ để họ có thể giảng dạy trực tuyến.
Bà Anita Sherzad cho biết thêm, mối lo lớn nhất của chúng tôi hiện nay là việc học trực tuyến bị gián đoạn bởi tình trạng mất điện và đường truyền internet không ổn định. Nếu một ngày nào đó, Afghanistan bị mất hoàn toàn điện và internet, đó sẽ là vấn đề lớn với chúng tôi.
Ookla – cơ quan tổng hợp tốc độ Internet toàn cầu, có trụ sở tại Seattle – đã xếp hạng tốc độ Internet di động của Afghanistan ở mức chậm nhất trong số 137 quốc gia và Internet cố định của nước này chậm thứ hai trong số 180 quốc gia. Trong bối cảnh đó, một số người Afghanistan đã kêu gọi Giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk ra mắt dịch vụ Internet vệ tinh Starlink ở Afghanistan, như họ đã thực hiện ở Ukraine và Iran. Họ còn đăng yêu cầu trợ giúp trên trang Twitter do ông sở hữu.
Người phát ngôn của SpaceX hiện chưa trả lời các yêu cầu bình luận về vấn đề trên. Trong khi đó, các trường học trực tuyến đang cố gắng điều chỉnh giờ học để phù hợp với hoàn cảnh của học sinh Afghanistan. Tổ chức phi lợi nhuận Learn Afghanistan - nhóm điều hành một số trường học cộng đồng, trong đó một số giáo viên điều hành các lớp học trực tuyến - cũng cung cấp chương trình giảng dạy miễn phí bằng các ngôn ngữ chính của Afghanistan.
Còn đối với những sinh viên như Sofia, cô cho biết phụ nữ Afghanistan đã quen với các vấn đề tương tự trong nhiều năm chiến tranh và họ sẽ kiên trì dù có chuyện gì xảy ra.
Chị Sofia, 22 tuổi, Nữ sinh Afghanistan chia sẻ: “Chúng tôi phải hy vọng, bởi sau đêm tối sẽ là ánh nắng ngập tràn. Chúng tôi sẽ tiếp tục ước mơ và không bao giờ từ bỏ.”
Khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại Bồ Đào Nha
Đại dịch COVID-19, giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao, cũng như tình hình xung đột tại Ukraine đã giáng một đòn mạnh vào cuộc sống của người dân trên khắp thế giới.
Nhằm giúp người dân giải quyết khủng hoảng chi phí sinh hoạt, Chính phủ Bồ Đào Nha đã đưa ra biện pháp mới đó là loại bỏ thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số các mặt hàng thực phẩm. Tuy nhiên, biện pháp mới được đưa ra được đánh giá là không mấy lạc quan.
Chính phủ Bồ Đào Nha đã công bố danh sách 44 mặt hàng thiết yếu, bao gồm sữa, bánh mì, gạo, cà chua và một số loại thịt, cá có thuế VAT 6% sẽ tạm thời bị loại bỏ. Tuy nhiên, người dân quốc gia này cũng chỉ lựa chọn mua sắm tại một chợ thực phẩm ở khu phố Benfica để tiết kiệm tiền.
Bà Teresa Peres, Người dân Bồ Đào Nha chia sẻ:“Từ tuần này sang tuần khác giá cả tăng lên và mọi thứ thực sự đắt đỏ hơn, rất khó để chúng tôi có được thứ mình cần. Chúng tôi đang mua với số lượng ít hơn.”
Anh Antonio Brito, người bán trái cây cho biết: “Giá cả leo thang đã ảnh hưởng đến chúng tôi rất nhiều, lượng khách hàng giảm vì họ phải cân nhắc từng mặt hàng cần mua với số tiền ít ỏi họ có.”
Ngoài chính sách loại bỏ thuế VAT, chính phủ cũng đã tăng trợ cấp cho các gia đình nghèo để giải quyết khó khăn cho khoảng 10 triệu người.
Lạm phát của Bồ Đào Nha giảm nhẹ xuống 8,2% so với cùng kỳ trong tháng 2, nhưng giá thực phẩm chưa qua chế biến, chẳng hạn như trái cây và rau quả, tăng 20,11%. Chi phí sinh hoạt tăng cao đã gây ra làn sóng phản đối ở Bồ Đào Nha và rộng hơn là ở châu Âu.
(ANTV) - Bộ Công an thông tin về vụ sữa giả và dầu ăn chăn nuôi cho người; Quảng Ngãi: Khởi tố 20 đối tượng vô cớ chém người; Lạng Sơn: Tạm giữ 3 đối tượng, thu lượng lớn ma túy; Khống chế thanh niên mua lượng lớn ma túy về tàng trữ, sử dụng; Đà Nẵng: Bắt nhanh đối tượng đập kính xe ô tô trộm tài sản... Là những tin tức an ninh trật tự nổi bật 24h qua.
(ANTV) - Hơn 54 tấn vải bán hết chỉ trong 6 giờ livestream. Chắc hẳn quý vị đã nghe thấy thông tin này những ngày gần đây. Nhưng điều khiến cư dân mạng xôn xao không chỉ là con số, mà là hình ảnh một Phó Chủ tịch tỉnh đứng giữa vườn vải, trực tiếp giúp dân bán hàng.
(ANTV) - Đường làng, tỉnh lộ, hay thậm chí là quốc lộ, đâu đâu cũng xuất hiện tình trạng phơi thóc lúa ra đường. Điệp khúc này thì vẫn cứ tái diễn mỗi khi vào mùa thu hoạch, bất chấp việc tuyên truyền nhắc nhở, thậm chí là xử phạt từ phía các cơ quan chức năng. Phơi thóc ra đường, tiện cho người phơi, nhưng lại bất tiện, thậm chí là nguy hiểm, trở thành chướng ngại vật cho người tham gia giao thông.
(ANTV) - Nghị định số 117 của Chính phủ quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), nền tảng số của hộ, cá nhân, có hiệu lực từ ngày 1/7.
(ANTV) - Chiều ngày 3/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an thông tin về Tháng cao điểm đấu tranh với các hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng theo Công điện số 5 và Chỉ thị 13 của Chính phủ.
(ANTV) - Ngày 3/7, quân đội Israel tiếp tục tiến hành thêm nhiều cuộc không kích vào Liban. Các đợt tập kích khiến ít nhất 5 người thương vong, làm dấy lên lo ngại Israel có thể đẩy mạnh và mở rộng tấn công vào quốc gia láng giềng như biện pháp gây áp lực để tiến tới bình thường hóa quan hệ.
(ANTV) - Ngày 3/7, truyền thông Mỹ cho biết, nước này có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân vào tuần tới. Nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh tấn công quân sự chưa từng có vào các cơ sở hạt nhân của Iran hồi tháng trước.
(ANTV) - Hạ viện Mỹ vừa bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD - gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ 2 mang tính biểu tượng mà ông gọi là "Dự luật lớn và đẹp", ngay trước thời hạn chót do ông ấn định là Quốc khánh Mỹ 4/7.
(ANTV) - Hôm nay, theo kế hoạch, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tiến hành tuyên án 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn. Tuy nhiên, sáng 4/7 HĐXX thông báo xuất hiện tình tiết mới. Trước một số tình tiết mới, đại diện Viện kiểm sát đánh giá, toàn bộ hậu quả vụ án đã được khắc phục nên đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn.
(ANTV) - Hơn 30.000 hành khách tại châu Âu đã bị ảnh hưởng trong ngày 3/7, khi các nhân viên kiểm soát không lưu tại Pháp bắt đầu cuộc đình công kéo dài 2 ngày nhằm phản đối tình trạng thiếu nhân lực và quản lý yếu kém. Tình hình này diễn ra trong bối cảnh cao điểm mùa nghỉ hè bắt đầu.